Tinh Vân Omega

Tinh vân Omega, còn gọi là tinh vân Thiên Nga, tinh vân Móng Ngựa, Messier 17 hay M17 và NGC 6618, là một vùng H II trong chòm sao Nhân Mã (Sagittarius).

Nó được Philippe Loys de Chéseaux phát hiện năm 1745. Charles Messier lập danh lục năm 1764. Nó nằm trong vùng nhiều sao của khu vực Nhân Mã trong dải Ngân Hà.

Tinh vân Omega
Tinh Vân Omega
Tinh vân Omega nhìn từ kính viễn vọng không gian Hubble
Ảnh của: NASA/ESA/STScI
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000
KiểuPhát xạ
Xích kinh18h 20m 26s
Xích vĩ−16° 10′ 36″
Khoảng cách5.000-6.000 ly
Cấp sao biểu kiến (V)+6,0
Kích thước biểu kiến (V)11 phút cung
Chòm saoNhân Mã
Đặc trưng vật lý
Bán kính-
Cấp sao tuyệt đối (V)-
Đặc trưng đáng chú ý-
Tên gọi khácM17, NGC 6618,
Tinh vân Thiên Nga, Sharpless 45, RCW 160, Gum 81
Xem thêm: Tinh vân khuếch tán, Danh sách tinh vân

Tinh vân Omega nằm cách Trái Đất khoảng 5.000 tới 6.000 năm ánh sáng và trải rộng khoảng 15 năm ánh sáng. Đám mây của vật chất liên sao trong đó có chứa tinh vân này có đường kính khoảng 40 năm ánh sáng. Tổng khối lượng của tinh vân Omega ước khoảng 800 khối lượng Mặt Trời.

Một cụm sao phân tán gồm 35 sao nằm trong phần mây mù và làm cho các khí của tinh vân tỏa sáng do bức xạ từ các ngôi sao trẻ và nóng này.

Nghiên cứu ban đầu Tinh Vân Omega

Ý định đầu tiên nhằm vẽ ra chính xác tinh vân (như một phần của loạt các phác họa về các tinh vân) đã được John Herschel thực hiện năm 1833 và công bố năm 1836. Ông miêu tả tinh vân này như là chữ cái Hy Lạp omega (Ω) hoa, hơi bị biến dạng và có độ sáng không đều.

Phác họa thứ hai và chi tiết hơn được thực hiện trong chuyến đi tới Nam Phi năm 1837 của ông. Tinh vân này cũng được Johann von Lamont và người khi đó còn là sinh viên tại Học viện Yale là Mason nghiên cứu tách biệt, bắt đầu từ khoảng năm 1836. Khi Herschel công bố phác thảo năm 1837 của mình, ông đã viết về nó như một cung hình móng ngựa lớn và khuếch tán mây ở đầu phía tây của cung này tạo thành góc phía tây và đường cơ sở của chữ cái Hy Lạp omega (Ω) hoa.

Các phác thảo cũng được William Lassell vẽ ra năm 1862 sử dụng kính viễn vọng 4 chân của ông tại Malta và được M. Trouvelot từ Cambridge, Massachusetts và Edward Singleton Holden vẽ ra năm 1875, sử dụng kính nhìn xa khúc xạ Clark 26 inch tại Đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ.

Hình ảnh Tinh Vân Omega

Xem thêm

Ghi chú

Liên kết ngoài

18h 20m 26s, −16° 10′ 36″

Tags:

Nghiên cứu ban đầu Tinh Vân OmegaHình ảnh Tinh Vân OmegaTinh Vân OmegaCharles MessierNgân HàNhân Mã (chòm sao)Vùng H II

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Diều hoa Miến ĐiệnNguyễn Thị BìnhVăn LangHoàng Thị Thúy LanTình yêuĐồng NaiBlackpinkMôi trườngY Phương (nhà văn)Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 (vòng play-off)Huy CậnPhim khiêu dâmNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònKim Go-eunAnhCục Cảnh sát hình sự (Việt Nam)Google DịchThái BìnhVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Hàm NghiChiến tranh Việt NamThái LanNguyễn Ngọc LâmMê KôngBảy mối tội đầuKhu rừng đen tốiTrương Mỹ HoaPhan Văn MãiHiệp định Genève 1954Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCQuần thể di tích Cố đô Hoa LưKim Soo-hyunIndonesiaNguyễn Quang SángGruziaChùa Thiên MụAbe ShinzōKung Fu Panda 4Adolf HitlerTập đoàn EgroupCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuGiải bóng rổ Nhà nghề MỹChiến tranh Pháp – Đại NamNha TrangNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamTiếng AnhLý Nam Đế26 tháng 3Hà LanTrịnh Đình DũngCục Cảnh sát giao thông (Việt Nam)Đoàn Văn HậuVnExpressThiên hàGiỗ Tổ Hùng VươngThừa Thiên HuếHiệu ứng nhà kínhKhủng longNguyễn TrãiĐịa đạo Củ ChiQuan VũTriết họcQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpVĩnh PhúcHồ Hoàn KiếmSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Danh sách quan chức Việt Nam bị kỷ luậtÂm đạoHội AnAnh hùng dân tộc Việt NamNhà nước Hồi giáo Iraq và LevantChùa HươngHà NamChu Văn AnBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Hương TràmQuan hệ tình dụcQuần đảo Cát BàNguyễn Xuân Phúc🡆 More