Mặt Nón

Trong không gian ba chiều, mặt nón là mặt tạo bởi một đường thẳng l chuyển động tựa trên một đường cong ω và luôn luôn đi qua một điểm cố định P.

Đường ω gọi là đường tựa, đường thẳng l gọi là đường sinh, điểm P gọi là đỉnh của mặt nón. Nếu ω là đường cong phẳng và kín thì phần mặt phẳng giới hạn bởi ω (được gọi là đáy) sẽ có trọng tâm, và đường thẳng nối đỉnh P với tâm của đường ω là trục của mặt trụ.

Cho đỉnh P chạy ra xa vô cùng, mặt nón sẽ suy biến thành mặt trụ.

Các loại Mặt Nón

Tùy theo bậc của đường cong ω mà người ta gọi bậc của mặt nón. Với ω là đường cong bậc hai thì ta có mặt nón bậc hai. Xem thêm mặt bậc hai.

Mặt nón bậc hai elliptic là quỹ tích những điểm trong không gian có tọa độ Đề các thỏa mãn phương trình sau:

Mặt Nón  Mặt Nón 

Khi đường tựa ω là hình đa giác, ta có mặt nón kim tự tháp. Khi đường tựa ω là một đường thẳng, hoặc là một đường cong phẳng và đồng phẳng với đỉnh P, mặt nón suy biến thành mặt phẳng.

Mặt nón còn được mở rộng từ mặt nón thực sang mặt nón ảo.

Đường cong bậc hai Mặt Nón

Trường hợp đường tựa là một đường tròn và có điểm chiếu của đỉnh P trùng với tâm đường tròn, ta có mặt nón tròn xoay.

Khi cho một mặt phẳng cắt mặt nón tròn xoay, nếu đỉnh của mặt nón tròn xoay không nằm trên mặt phẳng cắt thì giao tuyến thu được sẽ là một đường cong bậc hai, thường được gọi là đường conic theo tên tiếng Anh của mặt nón là cone:

  • Mặt phẳng vuông góc với trục của mặt nón: thu được đường tròn.
  • Mặt phẳng đi qua trục mặt nón và cắt đường sinh, hay mặt phẳng cắt mọi đường sinh của mặt nón: thu được đường elip.
  • Mặt phẳng song song với chỉ một đường sinh: thu được đường parabol.
  • Mặt phẳng song song với hai đường sinh của mặt nón: thu được đường hyperbol.

Hình nón Mặt Nón

Nếu ta thay đường thẳng l bằng một đoạn thẳng SK trong đó điểm S là cố định và điểm K di chuyển trên ω thì khối hình giới hạn trong phần mặt nón quét bởi SK và hình ω được gọi là hình nón. Ở đây SK cũng được gọi là đường sinh. S là đỉnh của hình nón, và hình phẳng giới hạn bởi ω là mặt đáy.

Chiều cao của hình nón là khoảng cách từ đỉnh đến mặt đáy.

Diện tích xung quanh hình nón

Diện tích xung quanh hình nón tròn xoay bằng nửa tích độ dài đường tròn đáy và độ dài đường sinh

Mặt Nón 

Thể tích

Thể tích của hình nón được tính bởi một phần ba tích của chiều cao (h) và diện tích mặt đáy (Mặt Nón ):

    Mặt Nón 

Hình nón Mặt Nón thường gặp nhất có mặt đáy là hình tròn. Khi đó nếu r là bán kính hình tròn đáy thì thể tích hình nón bằng:

    Mặt Nón 

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Các loại Mặt NónĐường cong bậc hai Mặt NónHình nón Mặt NónMặt NónChuyển độngKhông gian ba chiềuMặtĐiểmĐường congĐường thẳng

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPiNguyễn Văn LongNguyễn Tấn DũngTiếng ViệtĐội tuyển bóng đá quốc gia Thái LanTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Cộng hòa SípVinamilkVăn LangChiến dịch Việt BắcTrịnh Công SơnĐội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào NhaNgaQuần đảo Hoàng SaChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Đại học Bách khoa Hà NộiKim Bình Mai (phim 2008)Giải vô địch bóng đá châu ÂuGia LaiLê Thái TổH'MôngLý Thái TổNam CaoTrận SekigaharaPhạm Văn ĐồngHải DươngUEFA Champions LeaguePhi nhị nguyên giớiHọc viện Kỹ thuật Quân sựLưu Quang VũT1 (thể thao điện tử)Nguyễn Cao KỳTam ThểNguyễn Chí ThanhKim LânQuốc kỳ Việt NamBa LanCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Hoàng Phủ Ngọc TườngĐỗ MườiCộng hòa Nam PhiViệt MinhNguyễn Nhật ÁnhNinh BìnhLee Do-hyunCho tôi xin một vé đi tuổi thơChủ nghĩa cộng sảnSân bay quốc tế Long ThànhThánh địa Mỹ SơnNgười ViệtGiải vô địch bóng đá ASEANCục An ninh điều tra (Việt Nam)Nguyễn TrãiQuảng NgãiTrần Hưng ĐạoVTV5Thích-ca Mâu-niĐào, phở và pianoSóc TrăngPakistanCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Hàn QuốcBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTrung QuốcDoraemonNguyên tố hóa họcLiên XôĐài Truyền hình Việt NamChâu PhiNelson MandelaPhan Văn MãiBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTình yêuĐồng bằng sông Cửu LongMáy tính cá nhân IBM🡆 More