Mạch Ba Góc: Loài thực vật

Mạch ba góc hay còn gọi là tam giác mạch, lúa mạch đen, sèo, kiều mạch (danh pháp hai phần: Fagopyrum esculentum) là một loài cây thuộc họ Rau răm được Conrad Moench mô tả khoa học lần đầu vào năm 1794.

Mạch ba góc
Mạch Ba Góc: Lịch sử, Mô tả, Phân bố
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Magnoliophyta
Lớp (class)Magnoliopsida
Bộ (ordo)Caryophyllales
Họ (familia)Polygonaceae
Chi (genus)Fagopyrum
Loài (species)F. esculentum
Danh pháp hai phần
Fagopyrum esculentum
Moench
Danh pháp đồng nghĩa
  • Fagopyrum cereale Raf.
  • Fagopyrum dryandrii Fenzl
  • Fagopyrum emarginatum Moench
  • Fagopyrum emarginatum (Roth) Meisn.
  • Fagopyrum emarginatum var. kunawarense Meisn.
  • Fagopyrum esculentum subsp. ancestralis Ohnishi
  • Fagopyrum sarracenicum Dumort.
  • Fagopyrum vulgare T.Nees
  • Polygonum emarginatum Roth
  • Polygonum fagopyrum L.
Mạch Ba Góc: Lịch sử, Mô tả, Phân bố
Kiều mạch nở hoa

Lịch sử Mạch Ba Góc

Kiều mạch thường được thuần hóa và lần đầu tiên được trồng ở đất liền Đông Nam Á, có thể khoảng 6000 TCN, và từ đó lan sang Trung ÁTây Tạng, và sau đó đến khu vực Trung Đôngchâu Âu. Việc thuần cho hợp phong thổ rất có thể xảy ra ở vùng Vân Nam phía tây của Trung Quốc. Kiều mạch được ghi nhận ở châu Âu ở Phần Lan ít nhất 5300 TCN như là một dấu hiệu đầu tiên của nông nghiệp, và tại Balkan khoảng 4000 TCN ở Trung kỳ thời đồ đá mới. Tiếng Nga gọi kiều mạch là гречка (grechka) có nghĩa là "của Hy Lạp ", do được đưa vào thế kỷ thứ bảy bởi người Hy Lạp Byzantine; cũng là trường hợp ở Latvia, Litva, và Ukraina.

Tàn tích lâu đời nhất cho đến nay được tìm thấy ở Trung Quốc vào khoảng 2600 TCN, trong khi phấn hoa kiều mạch tìm thấy ở Nhật Bản trước 4000 TCN. Được trồng ở Vân Nam trên các cạnh của cao nguyên Tây Tạng cũng là nơi thuần hóa cao nhất thế giới. Kiều mạch là một trong những cây trồng sớm nhất được giới thiệu bởi người châu Âu đến Bắc Mỹ. Sự phân tán trên khắp thế giới đã được hoàn tất vào năm 2006, khi một giống phát triển ở Canada được trồng rộng rãi ở Trung Quốc. Ở Ấn Độ, bột kiều mạch được biết đến như kuttu ka atta và có liên quan đến văn hóa với lễ hội Navratri, vào ngày lễ hội này, nhiều thực phẩm làm từ kiều mạch được tiêu thụ.

Mô tả Mạch Ba Góc

Mạch Ba Góc: Lịch sử, Mô tả, Phân bố 
Hoa
Mạch Ba Góc: Lịch sử, Mô tả, Phân bố 
Dàn hoa tại Bảo tàng Volkskundemuseum Dietenheim ở Nam Tirol.
Mạch Ba Góc: Lịch sử, Mô tả, Phân bố 
Hạt và hoa kiều mạch tàn

Cây thân thảo hàng năm, có thể cao từ 0,4m tới 1,7m. Thân hình trụ, có thể phân nhánh, màu xanh hoặc đỏ. Lá đơn nguyên mọc cách, phiến lá hình tim hoặc mũi giáo, mép lá nguyên. Lá mọc bên dưới thân thường có phiến hình tim, có cuống lá, bẹ lá. Lá mọc phía trên ngọn cây thường có hình mũi giáo và không có cuống. Hoa tự chùm mọc ở đầu nhánh hoặc nách lá, hoa đơn tính, vòng bao hoa màu trắng hoặc đỏ phớt hồng. Quả dạng quả bế có 2 lớp vỏ, hình dạng 3 cạnh, màu nâu đen hoặc xám. Hạt có nội nhũ bột.

Mùa hoa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 11, ở một số khu vực mùa hoa quả có thể muộn hơn.

Phân bố Mạch Ba Góc

Mạch Ba Góc: Lịch sử, Mô tả, Phân bố 
cánh đồng tam giác mạch tại Frauenstein, Áo

Mạch ba góc có thể phân bổ ở độ cao lên tới 2200m. Cây được trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu từ thế kỷ 15. Ở Việt Nam, mạch ba góc được trồng ở vùng núi cao phía bắc. Cây sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu ẩm và mát với nhiệt độ 15-22 độ C, sức chịu lạnh yếu.

Mạch ba góc được thuần hóa lần đầu từ vùng Đông Nam Á lục địa (khu vực phía tây tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) khoảng 6.000 năm trước công nguyên, từ đó lan ra Trung Á và Tây Tạng sau đó đến Trung Đông và châu Âu..

Thành phần hóa học Mạch Ba Góc

Các bộ phận đều chứa một loại glucosid là rutosid, đặc biệt là ở lá (1,78%), ở hoa (0,71%) và ở thân (0,09%); Hạt không có chất độc; Rễ chứa oxymethyl anthraquinon. Bột quả chứa protein (10-11%), đường khử 2%, tinh bột 65%.

Hạt Tinh bột 71–78% trong bột groat

70–91% trong các loại bột khác.
Tinh bột gồm 25% amyloza và 75% amylopectin.
Tùy theo chế độ xử lý nước nhiệt, bột groat chứa 7–37% tinh bột chịu nhiệt.

Protein 18%, với giá trị sinh học khoảng 90%.

Điều này là do hàm lượng cao các amino acid thiết yếu đặc biệt là lysin, threonin, tryptophan, và các amino acid chứa lưu huỳnh

Chất khoáng Giàu sắt (60–100 ppm), kẽm (20–30 ppm) và selen (20–50 ppb).
Chất chống oxy hóa 10–200 ppm rutin và 0,1–2% tananh
Các hợp chất thơm Salicylaldehyd (2-hydroxybenzaldehyde) là thành phần tạo hương đặc trưng. 2,5-dimethyl-4-hydroxy-3(2H)-furanon, (E,E)-2,4-decadienal, phenylacetaldehyd, 2-methoxy-4-vinylphenol, (E)-2-nonenal, decanalhexanal cũng tham gia tạo hương. Tất cả chúng có trị số hoạt hóa mùi lớn hơn 50.
Các dẫn xuất của inositol fagopyritol A1 và fagopyritol B1 (các đồng phân mono-galactosyl D-chiro-inositol), fagopyritol A2 và fagopyritol B2 (các đồng phân di-galactosyl D-chiro-inositol), và fagopyritol B3 (tri-galactosyl D-chiro-inositol)
Thảo mộc Chất chống oxy hóa 1–10% rutin and 1–10% các tannin
Fagopyrin 0,4 đến 0,6 mg/g fagopyrin (gồm ít nhất 3 chất tương tự nhau)

Sử dụng Mạch Ba Góc

Mạch Ba Góc: Lịch sử, Mô tả, Phân bố 
Một món ăn từ kiều mạch

Mạch ba góc có thể nấu cháo, làm bánh dùng làm thức ăn cho gia súc và người. Ngoài ra, lá cũng có thể sử dụng chế biến nấu thành canh ăn cho sáng mắt thính tai. Theo Đông y, kiều mạch có vị chát, hơi the, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thủng.

Xem thêm

Chú thích

Đọc thêm

  • E.S. Oplinger, E.A. Oelke, M.A. Brinkman and K.A. Kelling (1989). “Buckwheat”. Alternative Field Crops Manual. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Damania, A.B. (1998). “Diversity of Major Cultivated Plants Domesticated in the Near East”. Proceedings of the Harlan Symposium. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2010.
  • Chun H.N., Chung C.K., Kang I.J., Kim E.R., Kim Y.S. (2003). “Effect of Germination on the Nutritional Value of Buckwheat Seed”. Division of Life Sciences at Hallym University, South Korea. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Mazza, G. (1992). “Buckwheat (Fagopyrum esculentum), the crop and its importance”. Trong MacRae, R. (biên tập). Encyclopedia of food science, food technology and nutrition. London: Academic Press Ltd. tr. 534–9.
  • Mazza, G. (1993). “Storage, Processing, and Quality Aspects of Buckwheat Seed”. Trong Janick J., Simon J.E. (biên tập). New crops. New York: Wiley. tr. 251–5.
  • Marshall, H.G. and Y. Pomeranz. (1982). “Buckwheat description, breeding, production and utilization”. Trong Y. Pomeranz (biên tập). Advances in cereal science and technology. St. Paul, MN.: Amer. Assoc. Cereal Chem. tr. 157–212.
  • McGregor, S.E. (1976). “9 Crop Plants and Exotic Plants — Buckwheat”. Insect Pollination Of Cultivated Crop Plants. U.S. Department of Agriculture. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2010. As found on the website of the Carl Hayden Bee Research Center of the USDA Agricultural Research Service.
  • Clayton G. Campbell (1997). Buckwheat Fagopyrum esculentus Moench. Promoting the conservation and use of underutilized and neglected crops. 19. International Plant Genetic Resources Institute, Rome, Italy.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Mạch Ba GócMô tả Mạch Ba GócPhân bố Mạch Ba GócThành phần hóa học Mạch Ba GócSử dụng Mạch Ba GócMạch Ba GócDanh pháp hai phầnHọ Rau răm

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Dương Chí DũngPhạm Xuân ẨnKim LânTrần Thanh MẫnCristiano RonaldoĐường Trường SơnMajor League SoccerCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátTam giác BermudaGấu trúc lớnÚcHội AnẤn ĐộLiên minh châu ÂuChâu ÂuThánh GióngĐinh Tiên HoàngBiển xe cơ giới Việt NamNguyễn Hòa BìnhFC BarcelonaMikami YuaKhổng TửKylian MbappéTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Long AnTây Ban NhaDấu chấmNhà TrầnCửu Long Trại ThànhSingaporeTết LàoDo Thái giáoKý sinh thúMắt biếc (phim)Nhật thựcDanh sách biện pháp tu từPhạm Ngọc ThảoBồ Đào NhaQuảng TrịXuân DiệuThích Nhất HạnhTrần Thái TôngBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAMáy tínhArya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaTrang ChínhTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐịa lý Việt NamChủ nghĩa cộng sảnNgô QuyềnDanh sách quốc gia theo diện tíchHương TràmChu vi hình trònĐồng ThápTố HữuVũng TàuLê Khánh HảiNguyệt thựcBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamQuân đội nhân dân Việt NamCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Trương Tấn SangBitcoinBenjamin FranklinVang bóng một thờiNhà máy thủy điện Hòa BìnhDanh sách thành viên của SNH48Kim Bình MaiAC MilanMạch nối tiếp và song songVụ án Vạn Thịnh PhátẤm lên toàn cầuSân bay quốc tế Long ThànhMona LisaNgười ViệtXHamsterHồi giáo🡆 More