Mạc Kính Quang

Mạc Kính Quang (莫敬光) hay Mạc Kính Tiêu (莫敬蕭) hoặc Mạc Kính Hoảng (莫敬晃), là vị vua cuối cùng của Nhà Mạc thời hậu kỳ.

Nguyên quán Mạc Kính Quang là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Tuy nhiên, ông không được nhắc đến trong sử sách Việt Nam.

Mạc Đức Tông
莫徳宗
Vua Việt Nam
Hoàng đế Đại Việt (nhà Mạc thời hậu kỳ)
Tại vị1681 - 1683
Tiền nhiệmMạc Kính Hẻ
Kế nhiệmTriều đại sụp đổ
Thông tin chung
Sinh?
Mất1683
Hậu duệkhông rõ
Tên đầy đủ
Mạc Kính Quang
Mạc Kính Tiêu
Mạc Kính Hoảng
Thụy hiệu
Thiên Địa Đại Bảo Văn Vũ Độ Đại vương
Miếu hiệu
Đức Tông (德宗)

Thân thế Mạc Kính Quang

Các tài liệu Việt Nam không nói đến nhân vật này, theo sử nhà Thanh ghi chép thì Mạc Kính Quang là em Mạc Nguyên Thanh (Mạc Kính Hẻ) và là con Mạc Kính Diệu (Các sử gia Việt Nam - Trung Quốc đều thống nhất Mạc Kính Vũ chính là Mạc Kính Diệu). Tháng 6 năm 1661, Thanh Thánh Tổ phong Mạc Kính Diệu chức Quy Hoá tướng quân, đến tháng 12 cùng năm thì phong Mạc Nguyên Thanh chức An Nam đô thống sứ. Cổ sử Việt Nam có nhắc đến việc năm 1683 nhà Thanh trao trả tộc thuộc họ Mạc đứng đầu là Mạc Kính Liêu, sau đó tất cả những người này đều được tha tội, cuối năm đó sứ thần nhà Thanh mang chiếu chỉ sắc phong cho vua Lê Hy Tông làm An Nam quốc vương.

Vua vô danh Mạc Kính Quang

Sau khi Mạc Kính Hẻ (tức Mạc Quý Tông) bị quân - Trịnh đánh bại, các dư đảng nhà Mạc tôn em trai là Mạc Kính Quang lên làm vua. Ông sai sứ sang nhà Thanh cầu phong, được Hoàng đế Khang Hy phong làm An Nam Đô thống sứ.

Mất nước Mạc Kính Quang

Tuy nhiên Kính Quang lại không đặt niên hiệu cho thời kỳ cai trị của mình. Vào thời kỳ này, quân Lê - Trịnh liên tục đánh lên Cao Bằng với quyết tâm "diệt Mạc". Nhưng lúc ấy (1682), chính sự Lê - Trịnh thay đổi. Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn lên thay. Vừa lên ngôi chúa, Trịnh Căn đã đem đại quân đánh mạnh vào quân Mạc. Quân Mạc đại bại, Mạc Kính Quang phải chạy sang Miến Điện lưu vong.

Sau đó, Kính Quang uống thuốc độc tự sát, chết năm 1683. Nhà Mạc, nếu tính thời hậu kỳ đã tồn tại được 156 năm.

Có thuyết cho rằng Mạc Kính Quang đã thay tên đổi họ thành Nguyễn Hữu Pháp, tự Đạo Thái hiệu Huyền Ân. Do phải che giấu thân phận mà Nguyễn Hữu Pháp đã trốn đi nhiều nơi. Năm 1683 ông đã về ở thôn Chùa, xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Nếu như vậy thì Mạc Kính Quang không tuẫn tiết ở Trung Quốc mà về ở Vĩnh Phúc rồi qua đời ở đó.

Chú thích

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Thân thế Mạc Kính QuangVua vô danh Mạc Kính QuangMất nước Mạc Kính QuangMạc Kính QuangHải DươngNam SáchNam Tân, Nam SáchNhà MạcViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Triệu Lộ TưThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamCúp FAHội AnBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)Hoàng Văn HoanVườn quốc gia Cát TiênMạch nối tiếp và song songNgô Đình DiệmChâu ÁUzbekistanMưa đáĐiêu khắcXuân QuỳnhCôn ĐảoAn GiangCạnh tranh giữa Arsenal F.C. và Chelsea F.C.Thừa Thiên HuếCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtKim Soo-hyunTiến quân caLê Thánh TôngĐảng Cộng sản Việt NamNepalGia LongKhởi nghĩa Hai Bà TrưngNguyễn Duy NgọcThiếu nữ bên hoa huệChiến dịch Mùa Xuân 1975Tân Hiệp PhátBến Nhà RồngMã QRCleopatra VIIBạc LiêuQuân đội nhân dân Việt NamGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2016H'MôngCù Huy Hà VũNguyễn Phú TrọngAi là triệu phúQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamBảo toàn năng lượngMôi trườngHà TĩnhChuột lang nướcTôn giáoNguyễn TrãiDanh sách ngân hàng tại Việt NamSaigon PhantomAlbert EinsteinCầu vồngNguyễn Chí ThanhGấu trúc lớnSuni Hạ LinhPhạm Mạnh HùngHọ người Việt NamChủ nghĩa xã hộiHồ Quý LyNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiCà MauĐịnh luật OhmVõ Tắc ThiênAcetonĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Công an nhân dân Việt NamTình yêuMắt biếc (tiểu thuyết)Kon TumNguyễn Hòa BìnhDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangPiThú mỏ vịtCúp bóng đá châu Á 2023Mười hai con giápChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Thụy SĩChí PhèoToán học🡆 More