Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ Hai

Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ hai tồn tại trong giai đoạn giữa thập niên 1950 tới nửa đầu thập niên 1960.

Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ Hai
Máy bay Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ Hai tiêm kích đánh chặn MiG-21F
Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ Hai
English Electric Lightning
Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ Hai
Dassault Mirage III

Phát triển Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ Hai

Sự phát triển của máy bay tiêm kích thế hệ thứ hai được định hình nhờ những đột phá về công nghệ, các bài học kinh nghiệm từ các trận chiến trên không trong Chiến tranh Triều Tiên, và yêu cầu máy bay hoạt động được trong môi trường chiến tranh hạt nhân. Tiến bộ công nghệ trong khí động học, động cơ và vật liệu chế tạo hàng không (chủ yếu là hợp kim nhôm) cho phép các kỹ sư, nhà thiết kế thử nghiệm các sáng kiến hàng không, chẳng hạn như cánh xuôi sau, cánh tam giác, khung thân theo luật diện tích. Động cơ tuabin đốt tăng lực được sử dụng rộng rãi cho phép các máy bay có thể vượt vận tốc âm thanh, và có khả năng duy trì vận tốc siêu âm khi bay đã trở thành một khả năng phổ biến trong số các máy bay tiêm kích thuộc thế hệ này.

Hệ thống điện tử Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ Hai

Thiết kế máy bay tiêm kích cũng sử dụng các công nghệ điện tử mới, các công nghệ này giúp radar đủ nhỏ để có thể trang bị cho các máy bay tiêm kích nhỏ. Việc lắp radar trên máy bay giúp máy bay có thể phát hiện máy bay đối phương từ ngoài tầm nhìn. Tương tự, những tiến bộ trong phát triển tên lửa có điều khiển cho phép trang bị tên lửa không đối không làm vũ khí chính cho máy bay tiêm kích lần đầu tiên trong lịch sử máy bay tiêm kích. Trong thời kỳ này, các tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại đã trở nên phổ biến, nhưng cảm biến tên lửa hồng ngoại còn kém nhạy và có tầm quan sát rất hẹp (thường không hơn 30°), nên nó chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong tầm gần. Các tên lửa điều khiển bằng radar (RF) cũng được trang bị vào giai đoạn này, nhưng chỉ mới là các mẫu thử có độ tin cậy chưa cao. Tên lửa radar bán chủ động (SARH) có thể bám và đánh chặn một máy bay đối phương đã bị "khóa" bởi radar trên máy bay phóng tên lửa. Tên lửa không đối không tầm trung và xa hứa hẹn mở ra khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn (BVR), nhiều nỗ lực đã được thực hiện để phát triển hơn nữa công nghệ này.

Vũ khí Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ Hai

Viễn cảnh về một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba tiềm ẩn với các đơn vị cơ giới hóa và tấn công bằng vũ khí hạt nhân đã dẫn tới hai hướng thiết kế chuyên nhiệm cho máy bay tiêm kích, đó là: tiêm kích đánh chặn (như English Electric Lightning và Mikoyan-Gurevich MiG-21F) và tiêm kích-bom (như Republic F-105 Thunderchief và Sukhoi Su-7). Hỗn chiến tầm gần không được nhấn mạnh trong cả hai kiểu thiết kế này. Tiêm kích đánh chặn sử dụng tên lửa điều khiển để chiến đấu ngoài tầm nhìn nên tên lửa hoàn toàn thay thế súng. Do đó, tiêm kích đánh chặn được thiết kế với tải trọng tên lửa lớn và radar mạnh, hy sinh khả năng cơ động để đổi lấy vận tốc cao, trần bay lớn và vận tốc leo cao lớn. Với nhiệm vụ chính là phòng không, nhấn mạnh vào khả năng đánh chặn các máy bay ném bom chiến lược bay ở độ cao lớn. Các máy bay tiêm kích đánh chặn phòng chủ điểm chuyên nhiệm thường có tầm bay nhỏ và khả năng cường kích hạn chế nếu có. Tiêm kích-bom có thể chuyển đổi giữa nhiệm vụ ưu thế đường không (air superiority) và cường kích, chúng được thiết kế với vận tốc cao, khả năng hoạt động ở độ cao thấp tốt. Các tên lửa không đối diện điều khiển bằng hồng ngoại và truyền hình được đưa vào trang bị ngoài bom, đặc biệt một số máy bay tiêm kích-bom còn có thể mang bom hạt nhân.

Máy bay Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ Hai

Dự án hủy bỏ

Xem thêm

Tham khảo

Thư mục

  • David Baker; Fifth Generation Fighters, Mortons, 2018.

Tags:

Phát triển Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ HaiHệ thống điện tử Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ HaiVũ khí Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ HaiMáy bay Máy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ HaiMáy Bay Tiêm Kích Phản Lực Thế Hệ Thứ Hai

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Giờ Trái ĐấtTrần Quốc TỏQuần đảo Cát BàẤm lên toàn cầuHồng BàngCleopatra VIISeventeen (nhóm nhạc)Chiến tranh Đông DươngTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamGia Cát LượngTôn giáoXuất tinhS.S.C. NapoliLê Hồng AnhTạ Đình ĐềGiấy phép Creative CommonsDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Trung ĐôngNhà TrầnJordanĐất rừng phương Nam (phim)Đường Thái TôngCác trận đấu trong Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24Hưng YênPhạm Nhật VượngKinh tế Trung QuốcThái BìnhSố nguyênNhà nước PalestineB-52 trong Chiến tranh Việt NamHà GiangAnhHệ sinh tháiTào TháoPhápChâu PhiNguyễn Văn LongThành VaticanNguyên tố hóa họcBến Nhà RồngAC Milan14 tháng 4Hải PhòngBộ đội Biên phòng Việt NamJason StathamHồn Trương Ba, da hàng thịtMassage kích dụcLê Minh HưngDanh sách nhân vật trong One PieceChợ Bến ThànhHải DươngSơn Tùng M-TPVẻ đẹp đích thựcChovyXuân DiệuNam EmPhổ NghiNguyễn Thị ĐịnhTrần Cẩm TúNhà ChuSông HồngSa PaNguyễn Minh TúVladimir Ilyich LeninBlackpinkThiên thần sa ngãRadio France InternationaleSúng trường tự động KalashnikovTranh Đông HồTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Boeing B-52 StratofortressTrang ChínhDanh sách biện pháp tu từNăm CamThiếu nữ bên hoa huệIranLeonardo da VinciLao động trẻ emCác vị trí trong bóng đáBến Tre🡆 More