Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm

Liên minh thứ năm chỉ gồm có Vương quốc Anh và Áo, chống lại Đế quốc Pháp cùng các đồng minh là Vương quốc Ý, Bayern, Sachsen, Hà Lan, Napoli, Liên bang sông Rhine, Công quốc Warszawa.

Liên minh thứ năm
Một phần của Chiến tranh Napoléon
Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm
Napoléon Bonaparte tại Wagram, tranh của Horace Vernet
Thời gian10 tháng 414 tháng 10 năm 1809
Địa điểm
Kết quả

Pháp chiến thắng

Thay đổi
lãnh thổ

Đế chế Pháp sáp nhập Các tỉnh Illyria
Bavaria sáp nhập Tyrol và Salzburg
Tây Galicia bị sáp nhập vào Công quốc Warsaw

Đế quốc Nga sáp nhập Ternopil
Tham chiến

Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm Áo Đế quốc Áo

Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm Đế chế Pháp
Bản mẫu:Country data Flag of the Duchy of Warsaw.svg Công quốc Warsaw
Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm [[|]] Liên bang sông Rhine

Vương quốc Ý (Napoléon) Vương quốc Ý
Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm Vương quốc Napoli
Thụy Sĩ Liên bang Thụy Sĩ

Hà Lan Holland
Chỉ huy và lãnh đạo

Đế quốc Áo (1804–1867) Archduke Charles Đế quốc Áo (1804–1867) Archduke John
Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm Công tước Frederick William
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Lord Chatham

Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm Andreas Hofer

Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm Napoléon I
Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm Maximilian I
Vương quốc Ý (Napoléon) Hoàng tử Eugène
Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm Józef Poniatowski

Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm Frederick Augustus I
Lực lượng
340.000 người Áo,
40.000 người Anh
275.000
Thương vong và tổn thất
100.000+ 100.000+

Cuộc chiến giữa 2 phe diễn ra ở Trung Âu, Hà Lan, Ý và chỉ kéo dài từ 14 tháng 4 tới 14 tháng 10 năm 1809.

Bối cảnh Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm

Ngày 2.5.1808, dân Tây Ban Nha nổi dậy chống sự chiếm đóng của Đế quốc Pháp với sự hỗ trợ của Vương quốc Anh, và Bồ Đào Nha tiếp tục buôn bán với Vương quốc Anh, bất chấp lệnh phong tỏa lục địa (Blocus continental) của Pháp. Quân Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Pierre Dupont de l'Étang bị thua trận Bailén (1) (Tây Ban Nha) từ 18 tới 22.7.1808, khiến hoàng đế Napoléon Bonaparte phải chuyển quân sang Tây Ban Nha. Quân Pháp dễ dàng đánh bại quân Tây Ban Nha và quân Anh. Tuy nhiên cuộc kháng chiến của dân Tây Ban Nha tiếp tục kéo dài tới khi toàn thắng quân Pháp năm 1814, đuổi Joseph Bonaparte (anh của Napoléon Bonaparte) về nước và Fernando VII lên làm vua.

Nước Áo - lần trước không tham gia Liên minh thứ tư - nay thấy có cơ hội lấy lại quyền lực của mình sau khi bị thua trận Austerlitz (2) nên liên minh với Anh để chống Pháp.

Diễn tiến các trận chiến Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm

Lúc đầu, Áo thắng vài trận vì quân Pháp dưới quyền chỉ huy của thống chế Davout ít và quá yếu. Áo cũng tấn công Công quốc Warszawa, nhưng bị quân Ba Lan đánh bại trong trận Raszyn (3) (Ba Lan) ngày 19.4.1809.

Napoléon chỉ huy quân Pháp phản công Áo và thắng vài trận nhỏ, tới trận Aspern-Essling (4) (Áo) từ 20 tới 22.5.1809 thì Napoléon bị thua chiến thuật. Tuy nhiên Đại quận công Karl chỉ huy quân Áo đã mắc sai lầm khi không truy kích quân Pháp. Sau đó Napoléon vây hãm Viên từ tháng 7 năm 1809 và chiến thắng quyết định trong trận Wagram (5) ngày 5 - 6.7.1809, buộc Áo phải xin đình chiến và ký Hòa ước Schönbrunn (6) ngày 14.10.1809.

Vương quốc Anh vẫn chống Pháp và có vài trận thắng trên biển. Trên lục địa châu Âu, Anh chỉ hỗ trợ cuộc chiến trên bán đảo Iberia và gửi một đoàn quân viễn chinh tới Walcheren gồm 40.000 người (7) (vùng Zeeland, Hà Lan) từ 30.7 tới 10.12.1809 để tấn công căn cứ hải quân Antwerpen của Pháp và để chia cắt lực lượng Pháp nhằm giúp Áo (mới thua trận Wagram), nhưng cuối cùng Anh phải rút lui.

Hậu quả của cuộc chiến Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm

Khi ký Hòa ước Schönbrunn, Áo chịu nhiều thiệt thòi, phải nhường vùng Tyrol và Salsburg cho Vương quốc Bayern, một phần Ba Lan cho Công quốc Warszawa, vùng Trieste (Ý) và Dalmatia (nay thuộc Croatia) cho Pháp và phải bồi thường một số tiền lớn chiến phí cho Pháp.

Năm 1810, Đế quốc Pháp mở rộng tới mức tối đa. Ngoài Pháp, Napoléon cũng là vua Vương quốc Ý, người lãnh đạo Liên bang Thụy Sĩ, Liên bang sông Rhine, viên đại sứ của Napoléon điều khiển không chính thức Công quốc Warszawa (nay là Ba Lan). Các đồng minh của Napoléon là Vương quốc Tây Ban Nha (do người anh Joseph Bonaparte làm vua), Vương quốc Wesphalen (do em út Jérôme Bonaparte cai trị), Vương quốc Napoli (do em rể là thống chế Joachim Murat làm vua), Công quốc Lucca và Piombio (Ý) (do em rể Félix Baciocchi cai trị), cùng các nước cựu thù là Phổ và Áo. Cùng năm, Napoléon kết hôn với công chúa Áo Marie-Louise để liên minh lâu dài với Áo và để có con thừa kế, mà người vợ trước - Joséphine de Beauharnais - không có.

Các trận chiến giữa phe Pháp và Liên minh thứ năm Chiến Tranh Liên Minh Thứ Năm

  • 11 - 12.4.1809: trận hải chiến Basque Roads (île d'Aix, Pháp), Anh thắng Pháp
  • 16.4.1809: trận Sacile (Ý), Áo thắng Pháp-Ý
  • 19.4.1809: trận Teugen-Hausen (Bayern), Pháp thắng Áo
  • 19.4.1809: trận Raszyn (Ba Lan), Ba Lan thắng Áo
  • 19 - 23.4.1809: trận Ratisbon (Đức), Pháp thắng Áo
  • 20.4.1809: trận Abensberg (Bayern), Pháp thắng Áo
  • 21.4.1809: trận Landshut (Bayern), Pháp-Bayern-Württemberg thắng Áo
  • 21 - 22.4.1809: trận Eckmühl (Bayern), Pháp thắng Áo
  • 3.5.1809: trận Ebersberg (Áo), Pháp thắng Áo
  • 7 - 8.5.1809: trận Piave (Ý), Pháp-Ý thắng Áo
  • 21 - 22.5.1809: trận Aspern-Essling (Áo), Áo thắng Pháp
  • 25.5 - 1.11.1809: trận Bergisel (Áo), Pháp-Bayern thắng quân Tyrol (Áo)
  • 14.6.1809: trận Raab (Hungary), Pháp-Ý thắng Áo
  • 5 - 6.7.1809: trận Wagram (Áo), Pháp thắng Áo
  • 8.7.1809: trận Gefrees (Đức), Áo thắng Pháp-Wesphalen-Sachsen
  • 10 - 11.7.1809: trận Znaïm (Cộng hòa Séc), bất phân thắng bại (Áo đề nghị đình chiến)
  • 30.7 - 10.12.1809: Chiến dịch Walcheren (Hà Lan), Pháp-Hà Lan thắng Anh

Chú thích

  • (1) site du bicentenaire de la Bataille de Bailén
  • (2) Trận Austerlitz
  • (3) Bataille de Raszyn Wikipedia tiếng Pháp
  • (4) Battle of Aspern-Essling by David Johnson in Journal Military History, tháng 4 năm 2001
  • (5) Battle of Wagram 1809 - maps, order of battle, detailed account
  • (6) Traité de Schönbrunn Wikipedia tiếng Pháp
  • (7) The British Expeditionary Force to Walcheren: 1809

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Bối cảnh Chiến Tranh Liên Minh Thứ NămDiễn tiến các trận chiến Chiến Tranh Liên Minh Thứ NămHậu quả của cuộc chiến Chiến Tranh Liên Minh Thứ NămCác trận chiến giữa phe Pháp và Liên minh thứ năm Chiến Tranh Liên Minh Thứ NămChiến Tranh Liên Minh Thứ NămBayernCông quốc WarszawaHà LanLiên bang sông RhineNapoliSachsenVương quốc AnhÁoÝĐế quốc PhápĐồng minh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

FakerSự kiện Thiên An MônTrường Đại học Kinh tế Quốc dânĐịa đạo Củ ChiChâu PhiGiải vô địch bóng đá châu ÂuNguyễn Minh Châu (nhà văn)Nghệ AnAdolf HitlerLong AnPhạm Đình ToảnĐền HùngĐại học Quốc gia Hà NộiHình thoiTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamHùng VươngChâu Nam CựcNguyễn Thúc Thùy TiênBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLão HạcChuỗi thức ănQuảng ĐôngTrí tuệ nhân tạoLưu huỳnh dioxidePhan Châu TrinhJennifer PanNam quốc sơn hàBắc GiangChiếc thuyền ngoài xaHai Bà TrưngBáo động khẩn, tình yêu hạ cánhTrần Thanh MẫnNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcHồn Trương Ba, da hàng thịtMinh Thành TổCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátHà TĩnhHà NamPhilippe TroussierĐồng bằng sông Cửu LongCan ChiSaigon PhantomNgô Sĩ LiênBig Hit MusicDanh sách di sản thế giới tại Việt NamTần Chiêu Tương vươngDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangSơn Tùng M-TPĐài Á Châu Tự DoVũ Thanh ChươngHội AnHiệu ứng nhà kínhTrần Hải QuânTrung du và miền núi phía BắcTam ThểNelson MandelaCù Huy Hà VũLưu BịThanh HóaChiến tranh Đông DươngTrương Mỹ HoaDanh sách quốc gia theo dân sốEl NiñoLý Thái TổNam ĐịnhHắc Quản GiaVũ Hồng VănQuan VũHoa hậu Sinh thái Quốc tếQuân đội nhân dân Việt NamĐà LạtThánh địa Mỹ SơnGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Hải DươngDòng điệnQuần thể di tích Cố đô Huế🡆 More