Lật Đổ Chính Phủ Ukraina 2014: Chiến dịch lật đổ Chính phủ thân Nga vào tháng 2 năm 2014

Cuộc Lật đổ chính phủ Ukraina 2014 còn được gọi là cuộc Cách mạng Euromaidan, hay cuộc cách mạng Nhân phẩm theo cách gọi ở Ukraina (tiếng Ukraina: Революція гідності, Revoliutsiya hidnosti); đã diễn ra tại Ukraina vào tháng 2 năm 2014, khi một loạt các sự kiện bạo lực liên quan đến những người biểu tình Euromaidan, cảnh sát chống bạo loạn, và những tay súng bắn tỉa được khối Liên minh Mới thuê để bắn vào cả hai phía tại thủ đô Kiev nhằm kích động bạo lực .

Nó dẫn đến cuộc lật đổ Tổng thống Ukraina Viktor Fedorovych Yanukovych , và Yanukovych đã bỏ chạy sang Nga. Sau đó là một loạt các thay đổi trong hệ thống chính quyền Ukraina, trong đó có sự hình thành của một chính phủ lâm thời mới, khôi phục hiến pháp trước đây, và một cuộc bầu cử tổng thống trong vòng vài tháng sau đó.

Cách mạng Ukraina 2014
Một phần của Euromaidan
Lật Đổ Chính Phủ Ukraina 2014: Diễn biến
Đám đông tại Kiev vào ngày 21/02 sau khi thỏa hiệp hòa bình được ký
Ngày18 tháng 2 năm 2014 (2014-02-18) – 23 tháng 2 năm 2014 (2014-02-23) (5 ngày)
Địa điểm
Công viên Mariinsky và đường Instytutska, Maidan Nezalezhnosti, Kiev, Ukraine

50°27′0″B 30°31′27″Đ / 50,45°B 30,52417°Đ / 50.45000; 30.52417
Nguyên nhân
  • Đụng độ vũ lực trong lúc những người biểu tình tuần hành về phía tòa nhà quốc hội
Mục tiêu
Hình thứcBiểu tình, bạo loạn, bất tuân dân sự
Kết quả
  • Tổng thống Yanukovych bị lật đổ. Yanukovych bỏ trốn sang Nga.
  • Trở về hiến pháp vào khoảng thời gian 2004 cho tới 2010* Phóng thích Yulia Tymoshenko
  • Bãi bỏ luật về ngôn ngữ địa phương, kết quả là tiếng Ukraina là ngôn ngữ chính thức duy nhất (bị phủ quyết bởi Turchinov)
  • Sa thải các bộ trưởng của chính phủ Azarov
  • 50 viên chức cao cấp bị buộc tội đã tổ chức sát hại người biểu tình.
  • Giải tỏa lực lượng đặc biệt Berkut
  • Biểu tình lớn tại Đông và Nam Ukraina phản đối chính phủ lâm thời ở Kiev
  • Giật sập các biểu tượng Xô Viết tại mọi nơi trong nước
  • Bắt đầu Khủng hoảng Krym 2014 và lính Nga đổ bộ vào Krym
Các phe trong cuộc xung đột dân sự
  • Những người biểu tình Euromaidan
  • Dân quân Euromaidan (Sotnia)
  • Right Sector
  • Lật Đổ Chính Phủ Ukraina 2014: Diễn biến Bộ Nội vụ
    • Lật Đổ Chính Phủ Ukraina 2014: Diễn biến Cảnh sát chống bạo động Berkut
    • Đội đặc nhiệm Tiger
    • Lật Đổ Chính Phủ Ukraina 2014: Diễn biến Interior Troops of Ukraine
  • Tập tin:Security Service of Ukraine.gif Security Service of Ukraine
  • Titushky
  • Lật Đổ Chính Phủ Ukraina 2014: Diễn biến Ukrainian Front
Nhân vật thủ lĩnh
Arseniy Yatsenyuk
Vitali Klitschko
Oleh Tyahnybok
Petro Poroshenko
Yuriy Lutsenko
Oleksandr Turchynov
Yulia Tymoshenko
Andriy Parubiy
Andriy Sadovyi
Arsen Avakov
Dmytro Yarosh
Ruslana
Viktor Yanukovych
Serhiy Arbuzov
Vitaliy Zakharchenko
Oleksandr Yefremov
Andriy Klyuyev
Hennadiy Kernes
Mikhail Dobkin
Viktor Pshonka
Olena Lukash
Yuriy Boyko
Leonid Kozhara
Dmytro Tabachnyk
Số lượng
20,000–100,000+ protesters
7,000+ government forces
Thương vong
Chết: 100
Bị thương: 1,100+
Bị bắt: 77
Chết: 13
Bị thương: 272
Bị bắt: 67
Chết: 102
Bị thương: 1221
Bộ Y tế Ukraina tổng cộng (11 03 @18:00 LST)
Lật đổ chính phủ Ukraina 2014 trên bản đồ Ukraina Kiev
Lật đổ chính phủ Ukraina 2014
Vị trí trong Ukraina Kiev

Cuộc lật đổ dẫn tới những cuộc biểu tình ở miền Đông và miền Nam Ukraina, nơi đa số dân cư là người gốc Nga. Những diễn biến sau đó đưa tới Bất ổn tại Ukraina năm 2014Khủng hoảng Krym 2014.

Diễn biến Lật Đổ Chính Phủ Ukraina 2014

Một thời kỳ tương đối yên bình trong các cuộc biểu tình chống chính phủ đã chấm dứt một cách đột ngột vào ngày 18/02/2014, khi những người biểu tình và cảnh sát đụng độ lẫn nhau. Ít nhất 82 người đã chết vào vài ngày sau đó, bao gồm cả 13 người cảnh sát; hơn 1,100 người bị thương.

Lật Đổ Chính Phủ Ukraina 2014: Diễn biến 
Trụ sở chính của nhóm lãnh đạo Euromaidan ở tòa nhà công đoàn thương mãi Kiev.

Những cuộc nổi loạn bắt đầu ngày 18.02.2014 khi khoảng 20.000 người biểu tình Euromaidan ở Kiev tiến tới quốc hội Ukraina đòi khôi phục lại hiến pháp của Ukraina vào năm 2004 mà đã bị hủy bỏ bởi tòa án hiến pháp sau khi Viktor Fedorovych Yanukovych được bầu làm tổng thống vào năm 2010. Cảnh sát ngăn chặn đường tiến của họ. Cuộc đối đầu đã trở thành bạo lực; theo đài BBC, cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau.

Cảnh sát đã nổ súng, ban đầu với đầu đạn bằng nhựa và sau đó cả với đạn thường, cũng như dùng lựu đạn cay, mục đích là để đẩy lùi hàng ngàn người biểu tình, mà chống trả trở lại với vũ khí thô sơ, súng ống và cả thuốc nổ dã chiến. Những người biểu tình đã thành công đột nhập vào tổng hành dinh của đảng Khu vực và đốt cháy tòa nhà này. Cảnh sát đã xông vào khu trại chính của phe biểu tình tại Maidan Nezalezhnosti và tàn phá một phần của công trường. Tòa nhà Công đoàn Thương mãi, tổng hành dinh Euromaidan, đã bị cháy. Các nhà bình luận chính trị cho là Ukraina đang ở trên bờ vực của một cuộc nội chiến. Một vài vùng, trong đó có cả Lviv (tỉnh), tuyên bố độc lập với chính quyền trung ương.

Ứng cử viên Tổng thống Ba Lan Janusz Korwin-Mikke, một nghị sĩ Nghị viện châu Âu (EP) nhưng có quan điểm thân Nga và ủng hộ Vladimir Putin, phát biểu: "Maidan - đó là việc làm của chúng ta. Tại Nghị viện châu Âu, tôi ngồi cạnh Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet. Trong cuộc điện đàm với nhà ngoại giao hàng đầu (của Liên minh châu Âu - EU) Catherine Ashton, ông ta thừa nhận rằng người của chúng ta đã nổ súng tại Maidan, chứ không phải người của Tổng thống Nga Vladimir Putin hay của cựu Tổng thống (Ukraine) Viktor Yanukovych... Chúng tôi làm điều đó để tranh thủ Washington"

Có ý kiến cho rằng những người tham gia biểu tình và tiến hành những hành động quá khích đã được cung cấp tiền bởi những người không rõ danh tính và ngay từ ngày đầu Euromaidan, mỗi trưởng nhóm chống đối tích cực đều nhận được tiền thưởng.

Kết cục là Tổng thống Yanukovych đã phải lưu vong tại Nga để tránh bị truy tố. Cuộc đào tẩu này có sự trợ giúp từ Nga.

Chú thích

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Diễn biến Lật Đổ Chính Phủ Ukraina 2014Lật Đổ Chính Phủ Ukraina 2014EuromaidanNgaTiếng UkrainaViktor Fedorovych YanukovychXạ thủ bắn tỉa

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lịch sửThụy SĩTrái ĐấtĐảng Cộng sản Việt NamPhú QuốcChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtDầu mỏĐồng NaiNorthrop Grumman B-2 SpiritNhà bà NữChuột lang nướcAldehydeXNam quốc sơn hàTrạm cứu hộ trái timTôn giáo tại Việt NamChuỗi thức ănLê Minh HưngDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Hoa xuân caChu vi hình trònTriệu Tuấn HảiHà LanCác ngày lễ ở Việt NamCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamHoàng Văn HoanBạo lực học đườngNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamTrịnh Công SơnChuyện người con gái Nam XươngQuan hệ tình dụcBảy hoàng tử của Địa ngụcĐỗ Hùng ViệtĐồng bằng sông HồngToán họcRunning Man (chương trình truyền hình)HalogenSông HồngThủ dâmNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamSân bay quốc tế Long ThànhDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhChủ nghĩa cộng sảnTừ Hi Thái hậuKazakhstanHồng KôngDinh Độc LậpBảng tuần hoànChí PhèoTiến quân caTrần Cẩm TúBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamKênh đào Phù Nam TechoNam BộIllit (nhóm nhạc)Hoa KỳDương Tử (diễn viên)Quân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt NamDanh từTừ Hán-ViệtQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamHải PhòngTrang ChínhPhan Đình TrạcĐà NẵngĐất rừng phương Nam (phim)Thuật toánQuang TrungTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhĐài Á Châu Tự DoĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamBảo tồn động vật hoang dãChùa Một CộtEntropySố nguyênTượng Nữ thần Tự doNguyễn BínhHữu Thỉnh🡆 More