Lạt-Ma

Lạt-ma (zh.

喇嘛, bo. བླ་མ་, sa. guru) là hiện thân của giáo pháp, theo Phật giáo Tây Tạng. Danh từ Lạt-ma được dùng gần giống như guru, Đạo sư của Ấn Độ, nhưng tại đây, Lạt-ma mang thêm nhiều ý nghĩa khác. Trong Kim cương thừa, Lạt-ma không phải chỉ là người giảng dạy giáo pháp mà còn là người thực hành các nghi lễ. Vị này thường là người lĩnh đạo các đạo trường và được xem thuộc về các dòng tái sinh Châu-cô (bo. སྤྲུལ་སྐུ་). Vị Lạt-ma uyên thâm, danh tiếng thường được gọi với danh hiệu "Rinpoche" (quý báu phi thường). Ngày nay, danh từ Lạt-ma hay được dùng để gọi các vị cao tăng Tây Tạng, không kể trình độ chứng đạo của các vị đó.

Lạt-Ma
Một vị Lạt-ma tại Mông Cổ

Vì Lạt-ma đóng một vai trò quan trọng như thế nên có khi nền Phật giáo Tây Tạng cũng được gọi là Lạt-ma giáo. Người ta cũng không nên xem Lạt-ma như tăng sĩ bình thường, vì Lạt-ma được xem là hiện thân của Phật trong lúc tăng sĩ chỉ là người tu học trong chùa chiền hay tu viện. Trong Kim cương thừa, muốn theo học, hành giả phải được Quán đỉnh qua một hay nhiều vị Lạt-ma. Trong các giáo pháp cao tột như Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā) hay Đại cứu cánh (bo. རྫོགས་ཆེན་) thì ngay từ đầu, mọi phép thiền quán đã phải tập trung lên một vị Lạt-ma dù cho vị đó không hiện diện. Một khi vị đó có mặt, thì thái độ của học trò lại càng tuân thủ theo nguyên tắc, nhất là sự vâng lời tuyệt đối. Vai trò gạch nối giữa Phật và tín đồ của Lạt-ma cho phép các vị này không những hướng dẫn học trò mà còn giáo hoá Phật pháp cho quần chúng, cũng như giúp Phật tử trừ tà hay cầu an cầu siêu. Các Lạt-ma có những thuật riêng để thực hiện nhiệm vụ đó, mà người ta hay nhắc đến nhất là những điệu múa đặc biệt và tụng niệm Tử thư.

Thời gian tu học của các vị Lạt-ma rất gian nan. Trước hết các vị học tập kinh điển giáo pháp và thực hành thiền định. Sau khi sống viễn li (nhập thất) ít nhất ba năm mới được mang danh hiệu Lạt-ma và bắt đầu giảng dạy.

Xem thêm

Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Tags:

Hóa thânKim cương thừaPhật giáo Tây TạngĐạo sưẤn Độ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Căn bậc haiTừ Hi Thái hậuMặt trận Tổ quốc Việt NamBộ Công Thương (Việt Nam)Đắk LắkNguyễn Văn NênChâu ÁBình Ngô đại cáoLiên minh châu ÂuVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Buôn Ma ThuộtDanh sách nhân vật trong Tây Du KýCoventry City F.C.Chiến tranh thế giới thứ nhấtTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHữu ThỉnhSố nguyênThái LanQHà NộiKim LânKim Bình Mai (phim 2008)Quy NhơnDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủBùi Văn CườngCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Cúp bóng đá châu ÁTô Vĩnh DiệnGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Đồng bằng duyên hải miền TrungBiến đổi khí hậuHoàng Phủ Ngọc TườngQuảng NinhVladimir Vladimirovich PutinLiếm âm hộTrường Đại học Kinh tế Quốc dânLê Ánh DươngChu vi hình trònPhạm Phương Thảo (ca sĩ)Năng lượngAlbert EinsteinNữ hoàng nước mắtChu Văn AnSông HồngPhan Đình TrạcThánh địa Mỹ SơnThư KỳNguyễn Thị BìnhHồ Mẫu NgoạtDanh mục các dân tộc Việt NamPhim khiêu dâmCúp bóng đá trong nhà châu Á 2022Bánh mì Việt NamSố chính phươngNhà máy thủy điện Hòa BìnhĐộ (nhiệt độ)Rừng mưa AmazonHoa hồngHội AnChóVũng TàuLưu Quang VũDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiBiển xe cơ giới Việt NamNguyễn TrãiBình ĐịnhThánh GióngVạn Lý Trường ThànhBạch LộcNam CaoTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhChu Vĩnh KhangHiệp định Genève 1954Quần đảo Hoàng SaVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnCông (vật lý học)🡆 More