Lạc Thủy: Huyện thuộc tỉnh Hòa Bình

Lạc Thủy là một huyện trung du nằm ở phía đông nam tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.

Lạc Thủy
Huyện
Huyện Lạc Thủy
Lạc Thủy: Địa lý, Hành chính, Lịch sử
Không ảnh huyện Lạc Thủy
Hành chính Lạc Thủy
Quốc giaLạc Thủy: Địa lý, Hành chính, Lịch sử Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhHòa Bình
Huyện lỵthị trấn Chi Nê
Phân chia hành chính2 thị trấn, 8 xã
Thành lập18/3/1891
Địa lý Lạc Thủy
Tọa độ: 20°29′28″B 105°46′38″Đ / 20,491231°B 105,777336°Đ / 20.491231; 105.777336
Bản đồ huyện Lạc Thủy
Lạc Thủy trên bản đồ Việt Nam
Lạc Thủy
Lạc Thủy
Vị trí huyện Lạc Thủy trên bản đồ Việt Nam
Diện tích315 km²
Dân số (2018)
Tổng cộng65.820 người
Dân tộcKinh, Mường, Dao
Khác
Mã hành chính159
Biển số xe28-L1
Websitelacthuy.hoabinh.gov.vn

Địa lý Lạc Thủy

Huyện Lạc Thủy nằm ở phía đông nam của tỉnh Hòa Bình, có vị trí địa lý:

Huyện có địa hình đồi gò lượn sóng, nhiều núi đá vôi. Lạc Thủy có 60.624 người (7/2009), gồm các dân tộc: Mường, Dao, Kinh.

Hành chính Lạc Thủy

Huyện Lạc Thủy có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Chi Nê (huyện lỵ), Ba Hàng Đồi và 8 xã: An Bình, Đồng Tâm, Hưng Thi, Khoan Dụ, Phú Nghĩa, Phú Thành, Thống Nhất, Yên Bồng.

Lịch sử Lạc Thủy

Lạc Thủy: Địa lý, Hành chính, Lịch sử 
Bản đồ đạo Mỹ Đức năm 1891

Ngày 18 tháng 3 năm 1891, địa bàn huyện Lạc Thủy ngày nay thuộc châu Lạc Thủy, ban đầu thuộc tỉnh Mường (Hòa Bình ngày nay), sau đó thuộc các tỉnh Chợ Bờ, Phương Lâm (do đổi tên từ tỉnh Mường).

Ngày 24 tháng 10 năm 1908, châu Lạc Thủy chuyển sang tỉnh Hà Nam.

Ngày 1 tháng 12 năm 1924, một số xã của châu Lạc Thủy được nhập vào phủ Nho Quan của tỉnh Ninh Bình.

Trong kháng chiến chống Pháp, huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Hà Nam, đến năm 1953 mới trở lại trực thuộc tỉnh Hòa Bình.

Đến năm 1964, huyện Lạc Thủy có 23 xã: An Bình, An Lạc, Bảo Hiệu, Cố Nghĩa, Đoàn Kết, Đồng Môn, Đồng Tâm, Hưng Thi, Hữu Lợi, Khoan Dụ, Lạc Hưng, Lạc Long, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Thịnh, Liên Hòa, Ngọc Lương, Phú Lai, Phú Lão, Phú Thành, Yên Bồng, Yên Lạc và Yên Trị.

Ngày 17 tháng 8 năm 1964, tách 11 xã: Bảo Hiệu, Đoàn Kết, Hữu Lợi, Lạc Hưng, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Thịnh, Ngọc Lương, Phú Lai, Yên Lạc và Yên Trị để thành lập huyện Yên Thủy.

Huyện Lạc Thủy còn lại 12 xã: An Bình, An Lạc, Cố Nghĩa, Đồng Môn, Đồng Tâm, Hưng Thi, Khoan Dụ, Lạc Long, Liên Hòa, Phú Lão, Phú Thành và Yên Bồng.

Ngày 13 tháng 7 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Sông Bôi.

Năm 1975, hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 26 tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn Chi Nê, thị trấn huyện lỵ huyện Lạc Thủy trên cơ sơ điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Lạc Long và Đồng Tâm.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Hòa Bình vừa tái lập.

Ngày 31 tháng 8 năm 1999, giải thể thị trấn nông trường Sông Bôi.

Đầu năm 2009, huyện Lạc Thủy có thị trấn Chi Nê và 12 xã: An Bình, An Lạc, Cố Nghĩa, Đồng Môn, Đồng Tâm, Hưng Thi, Khoan Dụ, Lạc Long, Liên Hòa, Phú Lão, Phú Thành, Yên Bồng.

Ngày 14 tháng 7 năm 2009, chuyển thị trấn Thanh Hà và xã Thanh Nông thuộc huyện Kim Bôi về huyện Lạc Thủy.

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:

  • Sáp nhập thị trấn Thanh Hà và xã Thanh Nông thành thị trấn Ba Hàng Đồi
  • Sáp nhập 3 xã: An Lạc, Đồng Môn, Liên Hòa thành xã Thống Nhất
  • Sáp nhập xã Lạc Long vào thị trấn Chi Nê
  • Sáp nhập 2 xã: Phú Lão, Cố Nghĩa thành xã Phú Nghĩa.

Huyện Lạc Thủy có 2 thị trấn và 8 xã trực thuộc như hiện nay.

Giao thông Lạc Thủy

Du lịch Lạc Thủy

Lạc Thủy có nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như "chùa Tiên" tại xã Phú Lão, "động Thủy Tiên" tại xã Yên Bồng, "Khu du lịch sinh thái đồi Bô" tại xã Đồng Tâm...

Tham khảo

Làng nghề Lạc Thủy

Làng nghề Lạc Thủy và ngành nghề tạo việc làm trong huyện như:

  • Chế tác đá cảnh thôn Sỏi đặc biệt là các sản phẩm bàn ghế đá tự nhiên, chậu rửa mặt bằng đá, tranh đá.
  • Một số ít làm dịch vụ du lịch thời vụ từ Cổ Nghĩa đến Phú Thành. Trồng cây ăn quả, chăn nuôi ở các xã với các sản phẩm như bưởi, cam, na, dê, gà...
  • Chế biến gỗ, giấy, đồ nội thất tại KCN Phú Thành

Xem thêm

Liên kết ngoài

Công ty khai thác & chế biến đá tự nhiên

Cụm KCN Phú Thành II Lưu trữ 2020-09-22 tại Wayback Machine

Cụm KCN Đồng Tâm

Tags:

Địa lý Lạc ThủyHành chính Lạc ThủyLịch sử Lạc ThủyGiao thông Lạc ThủyDu lịch Lạc ThủyLàng nghề Lạc ThủyLạc ThủyHòa BìnhViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

GoogleHọc viện Kỹ thuật Quân sựNATOĐồng ThápĐại học Quốc gia Hà NộiT1 (thể thao điện tử)Nghệ AnNhà LýCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamChiến tranh thế giới thứ haiTrường Đại học Kinh tế Quốc dânTư Mã ÝNgọt (ban nhạc)LàoNam quốc sơn hàĐại Việt sử ký toàn thưNhà ThanhLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhChiến tranh Việt NamQuan hệ tình dụcThích-ca Mâu-niSông HồngTrương Tấn SangChủ nghĩa tư bảnPhan Châu TrinhCông giáo tại Việt NamTô Vĩnh DiệnKim LânHiếp dâmKhủng longXuân QuỳnhĐồng tính luyến áiLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳIsraelChính phủ Việt NamHarry PotterHứa Quang HánKung Fu Panda 4Chuột lang nướcTổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiênĐại ViệtTây NguyênTôn Đức ThắngLạm phátDương Văn MinhNhật BảnĐường Thái TôngCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoJeff BezosNguyễn Văn NênLương CườngNgười ChămĐồng bằng sông Cửu LongChâu ÂuCách mạng Tháng TámGia Cát LượngKim Soo-hyunChú thuật hồi chiếnJennifer PanLê DuẩnCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Người ViệtElon MuskDanh sách quốc gia theo diện tíchHán Vũ ĐếXVideosĐông Nam BộChu vi hình trònGiấy phép Creative CommonsCố đô HuếNgân HàTChiến tranh Pháp – Đại NamHưng YênChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamPhil FodenTrần Thanh MẫnẢ Rập Xê Út🡆 More