Phủ Lý Nhân

Phủ Lý Nhân (里仁府) ban đầu gọi là phủ Lị Nhân (蒞仁), được lập phủ vào đời Lê Thánh Tông và đổi thành phủ Lý Nhân vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822).

Phủ lỵ ở địa phận hai xã, phường Châu Cầu, Quy Lưu thuộc tổng Phù Đạm huyện Kim Bảng. Xung quanh phủ lỵ đắp thành đất, chu vi 317 trượng, cao 7 thước; mặt thành rộng 2 thước, chân thành dày 2 trượng. Ngoài thành, ba phía có hào, dài cộng 324 trượng, sâu 3 thước 6 tấc, rộng 2 trượng 7 thước. Thành mở 3 cửa, mỗi cửa cao 1 trượng 1 thước, bốn mặt thành xây 6 pháo đài.

Địa giới Phủ Lý Nhân

Phủ hạt phía đông giáp tỉnh Hưng Yên, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía nam giáp tỉnh Nam Định, phía bắc giáp huyện Phú Xuyên.

Lịch sử Phủ Lý Nhân

Đời Hán là đất quận Giao Chỉ. Đời Lý gọi là châu Lị Nhân (蒞仁州). Sử chép các vua Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông từng cho dựng hành cung ở châu Lị Nhân (Toàn thư, BK2-35a). Đời Trần cũng gọi là châu Lị Nhân (bản in Việt sử lược in sót nét thành Vị Nhân 位仁). Thời thuộc Minh là huyện Lị Nhân thuộc phủ Giao Châu. Đời Lê kiêng âm (đọc Lợi Nhân) nhưng vẫn viết Lị 蒞 không phải đổi chữ. Đến đời Lê Thánh Tông thăng làm phủ, thuộc Sơn Nam thừa tuyên. Các vương triều sau vẫn theo thế. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi là phủ Lý Nhân (里仁府), vẫn gồm 5 huyện Kim Bảng, Duy Tiên (trước Lê Trung hưng là Duy Tân), Thanh Liêm, Nam Xương (Nam Xang), Bình Lục như thời Lê sơ. Năm 1831, Minh Mạng cho lập tỉnh Hà Nội và sáp nhập phủ Lý Nhân của trấn Sơn Nam vào tỉnh Hà Nội.

Năm Thành Thái thứ 3 (1890), tách phủ Lý Nhân làm tỉnh Hà Nam.

Hành chính Phủ Lý Nhân

Phủ có 5 huyện: kiêm lý 2 huyện Duy Tiên, Kim Bảng; thống hạt 3 huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Nam Xương (Nam Xang), gồm 33 tổng:

  1. Huyện Duy Tiên, có 6 tổng: 1.Tổng Bạch Sam 2.Tổng Lam Cầu 3.Tổng Tiên Xá 4.Tổng An Khê 5.Tổng Hoàng Đạo 6.Tổng Đội Sơn
  2. Huyện Kim Bảng, có 6 tổng: 1.Tổng Kim Bảng 2.Tổng Hương Đàn 3.Tổng Phù Lưu 4.Tổng Thuỵ Lôi 5.Tổng Phù Khê 6.Tổng Quyển Sơn
  3. Huyện Thanh Liêm, có 8 tổng: 1.Tổng Mễ Trường 2.Tổng Kỷ Cầu 3.Tổng Mai Cầu 4.Tổng Mỹ Xá 5.Tổng Hương Ngải 6.Tổng Động Xá 7.Tổng Cẩm Bối 8.Tổng Điều Hộ
  4. Huyện Bình Lục, có 4 tổng: 1.Tổng Ngô Xá 2.Tổng Yên Đổ 3.Tổng Bồ Xá 4.Tổng Mai Động
  5. Huyện Nam Xương, có 10 tổng: 1.Tổng Vũ Điện 2.Tổng Thổ ốc 3.Tổng An Trạch 4.Tổng Công Xá 5.Tổng Ngô Khê 6.Tổng Trần Xá 7.Tổng Trác Bút 8.Tổng Đồng Thủy 9.Tổng Ngu Nhuế 10. Tổng Cao Đà

Chú thích

Tham khảo

  • Đồng Khánh dư địa chí

Tags:

Địa giới Phủ Lý NhânLịch sử Phủ Lý NhânHành chính Phủ Lý NhânPhủ Lý NhânKim BảngLê Thánh TôngMinh Mạng

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lê Đức AnhNgười ChămMèoNa UyThuốc láGiê-suSư tửĐịch Nhân KiệtNgũ hànhĐịa lý Việt Nam26 tháng 3Chùa Thiên MụTrần Bình TrọngĐỗ MườiDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangChế Bồng NgaNhà Lê sơHệ sinh tháiTô Ân XôDân số thế giớiLê Đại HànhTrần Duệ TôngMéxicoNguyễn Đình ChiểuRVincent van GoghVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁGoogleVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcPhápTập đoàn FPTNhà giả kim (tiểu thuyết)Lý Thái TổCục Cảnh sát giao thông (Việt Nam)Văn hóaSkibidi ToiletTrang ChínhCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Võ Thị SáuQuan hệ tình dụcĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Môi trườngNgô Xuân LịchNguyễn Văn Bảy (A)Đại ViệtNguyễn BínhChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Ô nhiễm môi trườngNguyễn Ngọc TưThanh gươm diệt quỷHoàng thành Thăng LongMinh Lan TruyệnNguyễn Văn NênTử Cấm ThànhGia KhánhMặt trận Tổ quốc Việt NamVõ Minh TrọngQuỹ Đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt NamTrấn ThànhCơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an (Việt Nam)Chùa HươngTranh Đông HồBiển xe cơ giới Việt NamMyanmarNhà MinhMiền Bắc (Việt Nam)Selena GomezPhilippinesTiếng ViệtĐinh Tiên HoàngSamuraiQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn TuânTrương Hòa BìnhSécSeventeen (nhóm nhạc)Vương Đình Huệ🡆 More