Lê Ngọc Bình

Lê Ngọc Bình (Tiếng Trung: 黎玉玶; 22 tháng 1 năm 1785 - 10 tháng 10 năm 1810), thụy hiệu Đức phi (德妃), còn gọi là Lê Đức phi (黎德妃) hoặc Đệ Tam Cung Thận Đức Phi vốn là công chúa nhà Hậu Lê, sau trở thành hậu cung của Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản nhà Tây Sơn, và cuối cùng là phi tần của hoàng đế Gia Long.

Lê Ngọc Bình
黎玉玶
Cảnh Thịnh Đế hoàng hậu
Gia Long Đế phi
Thông tin chung
Sinh22 tháng 1, 1785
Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam
Mất10 tháng 10, 1810(1810-10-10) (25 tuổi)
Phú Xuân, Việt Nam
An tángHuyện Trúc Lâm, Thừa Thiên Huế
Phu quânCảnh Thịnh Đế
Gia Long
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Lê Ngọc Bình (黎玉玶)
Thụy hiệu
Cung Thận Đức phi
(恭慎德妃)
Tước hiệuHoàng hậu (皇后)
Chiêu nghi (昭儀)
Đức phi (德妃)
Hoàng tộcNhà Hậu Lê (thân sinh)
Nhà Tây Sơn (xuất giá)
Nhà Nguyễn (tái giá)
Thân phụLê Hiển Tông
Thân mẫuNguyễn Thị Điều

Lê Ngọc Bình cùng Dương Vân Nga là hai người phụ nữ nổi tiếng vì làm hậu phi của hai vị vua thuộc hai triều đại khác nhau trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt ở đây lại là nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, hai triều đại nổi tiếng đối địch tàn khốc trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế Lê Ngọc Bình

Bà là con gái út của vua Lê Hiển Tông, mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều, sinh ngày 12 tháng 12 năm Cảnh Hưng 45 (tức ngày 22 tháng 1 năm 1785) tại Thăng Long.

Bà là em gái cùng cha khác mẹ của công chúa Lê Ngọc Hân, còn bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều là người cùng làng với bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, mẹ của Lê Ngọc Hân.

Năm Cảnh Thịnh thứ 3 (1795), sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp, Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân tiến cử Ngọc Bình cho Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản. Công chúa Ngọc Bình trở thành hậu cung của Cảnh Thịnh Đế, tuy nhiên theo Quốc sử di biên, có lẽ bà chỉ là phi tần chứ chưa phải là Hoàng hậu như nhiều thông tin, nhưng điều này còn tồn nghi.

Thời Gia Long Lê Ngọc Bình

Trong bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực soạn vào năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852) có đoạn:

Khi Cảnh Thịnh chạy ra Bắc, không hiểu vì lý do gì, Ngọc Bình và một số cung nữ bị kẹt ở Phú Xuân. Gia Long chiếm Phú Xuân, thấy Ngọc Bình trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha nên ông quyết định nạp làm phi. Triều thần của vua Gia Long xúm lại can ngăn, họ nói: "Bệ hạ nay có cả thiên hạ, thiếu gì gái đẹp, việc gì phải lấy vợ của giặc làm vợ mình!". Gia Long cười ha hả mà nói: "Đến đất nước của giặc “tau” còn lấy, huống chi là vợ giặc, “tau” lấy vợ giặc làm vợ “tau” thì có chi mô!"

Mặc dù có lời can ngăn, nhưng sau đó Lê Thị Ngọc Bình vẫn được phong làm Chiêu Nghi (昭儀), và sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân (sinh năm 1809), Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự (sinh năm 1810) và 2 công chúa là Mỹ Khê Công chúa Ngọc Khuê và An Nghĩa Công chúa Ngọc Ngôn.

Sách Đại Nam thực lục chép:

    Canh Ngọ, Gia Long năm thứ 9 [1810], Chiêu Nghi là Lê thị (con gái út của Lê Hiển Tông) mất, tặng Đức phi, an táng ở Trúc Lâm, Hương Trà, Thừa Thiên.
    Lập từ đường ở Kim Long, sau dời qua làng Phú Xuân, nay thờ tại từ đường của Thường Tín Quận Công.

Do phải sinh nở liên tục nên sức khỏe của Ngọc Bình cứ thế yếu dần, cho đến khi qua đời vào năm 1810 khi chỉ vừa bước sang tuổi 25. Bà được Gia Long ban thụy là Cung Thận Đức phi (恭慎德妃) và cho an táng tại làng Trúc Lâm.

Tháng 12 năm 2009, tẩm mộ được cải táng về đồi Mâm Xôi, thuộc khu Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng: Hai bà đều là công chúa con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, lớn lên hai bà đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, cả hai bà đều là Hoàng hậu tại Phú Xuân. Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện truyền tụng về cuộc đời hai bà, gây ra sự lầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình. Từng có người cho rằng người lấy Nguyễn Ánh là Ngọc Hân nhưng trên thực tế Ngọc Hân đã mất từ năm 1799.

Ngọc Bình là con vua Lê Hiển Tông, có 2 đời chồng là vua Quang Toản nhà Tây Sơn và vua Gia Long nhà Nguyễn. Do số phận lạ lùng, dân gian có câu ca dao nói về bà:

      "Số đâu có số lạ lùng
      Con vua lại lấy hai chồng làm vua"

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung (2008), 18 vị công chúa Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  • Đại Nam thực lục

Tags:

Thân thế Lê Ngọc BìnhThời Gia Long Lê Ngọc BìnhLê Ngọc Bình10 tháng 101785181022 tháng 1Chữ HánCông chúaGia LongNguyễn Quang ToảnNhà Lê sơNhà Tây SơnPhi tần

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nhà Hậu LêQuảng ĐôngNhà MạcCậu bé mất tíchVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁThuốc láPháp thuộcTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐại học Quốc gia Hà NộiNgân hàng Nhà nước Việt NamPol PotBạch LộcNgườiCách mạng công nghiệp lần thứ baCục Cảnh sát giao thông (Việt Nam)Kim ĐồngBermudaNguyễn Chí ThanhVũ Đức ĐamMinh Thành TổTiệc trăng máuTrương Mỹ LanThái LanTrần Cẩm TúChữ NômNúi Bà ĐenVĩnh PhúcTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiQuảng NinhIsraelCông ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECTTrung du và miền núi phía BắcTử Cấm ThànhNhà Lê sơNguyệt thựcNgaTạp chí Cộng sảnChế Bồng NgaTrận Bạch Đằng (938)Trần Quốc ToảnNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònDanh sách quốc gia Đông Nam Á theo GDP danh nghĩaLý Tự TrọngQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamSở Kiều truyện (phim)Danh sách biện pháp tu từCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoVelizar PopovTrường ChinhThảm sát Mỹ LaiTitanic (phim 1997)One Day (phim 2011)Arya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaThủy triềuXã hộiBan Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHạ LongĐội tuyển bóng đá quốc gia Nhật BảnLê Trọng TấnCá voi sát thủLê DuẩnDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaVnExpressTô LâmTrấn ThànhTây NguyênChâu MỹCộng hòa Nam PhiBiến đổi khí hậuBình PhướcBộ Quốc phòng (Việt Nam)Hồ Quý LyAi CậpPhan Đình GiótNguyễn Vân ChiAnh túcTrương Tấn Sang🡆 More