Lê Dụ Tông

Lê Dụ Tông (Tiếng Trung: 黎裕宗 1679 – 27 tháng 2 năm 1731) là vị Hoàng đế thứ 11 của Nhà Lê Trung hưng và thứ 22 của triều Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.

Ông có tên húy là Lê Duy Đường (黎維禟, 黎維禎) – là con trai trưởng của vua Lê Hy Tông.

Lê Dụ Tông
黎裕宗
Vua Việt Nam
Lê Dụ Tông
Ảnh Hoàng Đế Lê Dụ Tông.
Hoàng đế Đại Việt
Trị vì170520 tháng 4 năm 1729
Lê Dụ Tông
Chúa TrịnhTrịnh Căn (1705-1709)
Trịnh Cương (1709-1729)
Trịnh Giang (1729)
Tiền nhiệmLê Hy Tông
Kế nhiệmLê Duy Phường
Thái thượng hoàng Đại Việt
Tại vị20 tháng 4 năm 172927 tháng 2 năm 1731
(1 năm, 313 ngày)
Tiền nhiệmLê Hy Tông
Kế nhiệmLê Ý Tông
Thông tin chung
Sinh1679
Mất27 tháng 2, 1731
An tángCổ Đô lăng (古都陵), sau dời về Kim Thạch lăng (金石陵)
Tên thật
Lê Duy Đường
Niên hiệu
Thụy hiệu
Thuần Chính Huy Nhu Ôn Giản Từ Tường Khoan Huệ Tôn Mẫu Hòa Hoàng đế
Miếu hiệu
Dụ Tông (裕宗)
Triều đạiNhà Lê Trung hưng
Thân phụLê Hy Tông
Thân mẫukhông rõ

Thân Thế Lê Dụ Tông

Lê Dụ Tông là con trưởng vua Lê Hy Tông, mẹ là Nguyễn Thị Ngọc Đệ, người xã Trùng (Xung) Quán, huyện Đông Ngàn.

Cai trị Lê Dụ Tông

Ông được vua cha truyền ngôi vào tháng 4 năm Ất Dậu (1705) dưới tác động của Chúa Trịnh và lấy niên hiệu là Vĩnh Thịnh. Đến năm 1720, nhà vua đổi niên hiệu thành Bảo Thái.

Sách Lịch triều tạp kỷ ghi nhận rất tốt đẹp về triều đại Lê Dụ Tông, mà thực chất là lời khen dành cho Trịnh Cương – người lãnh đạo thực tế của Đại Việt khi đó: Bấy giờ thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy binh đao, trong nước vô sự, triều đình có làm được nhiều việc. Pháp độ được rất đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết. Xứ xa lạ thì dâng lễ vật tỏ lòng thành, thượng quốc (Trung Quốc) thì trả lại đất. Có thể gọi là đường cực thịnh. Nhà vua rủ tay áo, ngồi ở trên, không phải khó nhọc mà mọi việc đâu ra đấy. Khi nói đến cuộc thịnh trị ở thời bấy giờ người ta tất phải kể đến đời vua này.

Năm 1718, sứ Nhà Thanh sang Đại Việt phong cho nhà vua làm An Nam Quốc vương. Do sự tranh nghị của triều đình, các quan Nhà Thanh cho phép nhà vua hành lễ tam khấu ngũ vái thay vì tam quỳ cửu khấu trước chiếu chỉ vua Thanh. Năm 1724, Dụ Tông bị bệnh đau chân, Chúa Trịnh Cương thay quyền ông làm lễ tế Nam giao.

Năm 1727, Trịnh Cương bức Lê Dụ Tông phế bỏ Hoàng trưởng tử Duy Tường, lập con trai của Chính cung Trịnh thị là Duy Phường làm Hoàng thái tử. Từ đó, Dụ Tông cảm thấy oán hận. Theo bản tấu của Bùi Sĩ Tiêm gửi lên Chúa Trịnh Giang thì:

    Tôi thường thấy lúc Tiên đế trị vì, khí sắc bực tức bất bình thổ lộ ra trong câu văn hoặc lời nói.

Ngày 20 tháng 4 nǎm Kỷ Dậu (1729), ông bị An Đô vương Trịnh Cương ép nhường ngôi cho Thái tử Lê Duy Phường (sau bị phế làm Hôn Đức công) rồi ra ở cung Kiền Thọ, xưng là Thuận Thiên thừa vận Hoàng thượng. Cương mục cho biết rằng, từ khi bị ra ở điện Kiền Thọ, Thượng hoàng u uất, không vui. Đến tháng Giêng nǎm Tân Hợi (1731) thì ông qua đời, hưởng dương 53 tuổi, truy tôn là Hòa Hoàng đế, miếu hiệu Dụ Tông. Người con thứ của ông là Lê Duy Mật sau này khởi nghĩa chống lại họ Trịnh hơn 30 năm.

Gia quyến Lê Dụ Tông

Thân phụ: Lê Hy Tông

Thân mẫu: Nguyễn Thị Ngọc Đệ, sau này Ôn Từ Hoàng thái hậu.

Hậu phi

Phi tần
STT Danh hiệu Tên Sinh mất Cha Ghi chú
1 Thuần Chính Hòa Hoàng hậu

(正宫皇后)

Trịnh Thị Ngọc Trang

(郑氏玉欉)

Trịnh Nhuận Bà là con gái trưởng của Thái phó Thì quận công Trịnh Nhuận, cháu gái của Định Nam vương Trịnh Căn. Bà là sinh mẫu của vua Lê Phế Đế.

Sau bị phế vị làm Quận quân.

2 Trần Thị

(陈氏)

Truy tôn làm Trang Từ Hoàng thái hậu. Bà là sinh mẫu của vua Lê Thuần Tông.
3 Nguyễn Thị

(阮氏)

Truy tôn làm Hiến Từ Hoàng thái hậu. Bà là sinh mẫu của vua Lê Ý Tông.

Hậu duệ

Hoàng tử
STT Danh hiệu Tên Sinh mất Mẹ Ghi chú
1 Lê Thuần Tông

(黎纯宗)

Lê Duy Tường

(黎维祥)

1699 - 1735 Trần Thị

(陈氏)

2 Lê Phế Đế

(黎廢帝)

Lê Duy Phường

(黎维祊)

1709 - 1735 Thuần Chính Hòa Hoàng hậu

(正宫皇后)

3 Thiên Nam Đế Tử Lê Duy Mật

(黎維樒)

1710 - 1770 Thủ lĩnh phong trào nông dân đàng ngoài trong suốt 30 năm chống lại họ Trịnh.
4 Hoàng tử thứ 4 Chết yểu.
5 Chiêu Dương vương Lê Duy Quý

(黎維貴)

6 Hoài Dương vương Lê Duy Hợp

(黎維祫)

7 Hoàng tử thứ 7 Chết yểu
8 Hoàng tử thứ 8 Chết yểu
9 Hoàng tử thứ 9 Chết yểu
10 Hoàng tử thứ 10 Chết yểu
11 Lê Ý Tông

(黎懿宗)

Lê Duy Thận

(黎維祳)

1719 - 1759 Nguyễn Thị

(阮氏)

12 Hoàng tử thứ 12 Chết yểu
13 Hoàng tử thứ 13 Chết yểu

Và 6 người con trai khác.

Di hài Lê Dụ Tông

Trong nhiều tài liệu lịch sử và cả "Lê triều ngọc phả" có ghi, sau khi qua đời, vua Lê Dụ Tông được chôn cất tại làng Cổ Đô, huyện Đông Sơn (nay là Thị trấn Thiệu Hoá, huyện Thiệu Hóa) và sau đó mới di táng đến lăng Kim Thạch, trấn Lôi Dương. Còn theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thì vua Lê Dụ Tông được táng ở lăng Cổ Đô, Đông Sơn, Thanh Hóa, sau dời đi táng ở lăng Kim Thạch, huyện Lôi Dương (nay thuộc Thọ Xuân và Thường Xuân).

Phát hiện

Tháng 2 năm 1958, một nông dân ở làng Bái Trạch (Trang Bàn Thạch xưa) trong lúc đào vườn đã phát hiện một chiếc quách. Phá vỡ ra một mảng thì thấy bên trong có quan tài sơn son, thiếp vàng. Sau khi nhận được thông tin, các cơ quan chức năng đã về xử lý bằng cách dùng xi măng vá kín chỗ bị vỡ, sau đó giao cho chính quyền địa phương quản lý.

Khai quật

Từ khi phát hiện ngôi mộ, nhiều kẻ xấu thường xuyên dòm ngó, gây bất an cho chính quyền sở tại. Vì vậy, đầu năm 1964, được phép của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) và Bộ Văn hóa, đội khảo cổ thuộc Vụ Bảo tồn - Bảo tàng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Ty Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa đã tổ chức khai quật mộ và mang chiếc quan tài nguyên vẹn làm bằng gỗ Ngọc Am (Pơ mu) về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Ngày 2 tháng 4 năm 1964, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với các giáo sư, bác sĩ của Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Giải phẫu tổ chức mở nắp quan tài trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Ủy ban Khoa học Nhà nước, Viện Sử học Việt Nam.

Cấu trúc

Quan tài có hai đáy, giữa có một lớp gạo rang dày 10 cm, đáy trên lớp gạo rang có một tấm ván mỏng trổ 7 lỗ tròn theo hình Thất tinh. Sau tấm chăn bông vỏ gấm, thi hài được liệm bởi nhiều lớp quần áo, vải liệm, gồm: 8 lớp đại liệm bằng gấm thêu hoa bạc kích thước 1,5m x 5m, buộc bằng 5 đai lụa; tấm tiểu liệm bằng gấm may kép 2 lần vải; áo Hoàng bào kim tuyến thêu một con rồng lớn phía trước, phía sau và tay áo thêu nhiều rồng nhỏ; 2 áo long bào thêu rồng kim tuyến; 3 bộ vóc vàng may kép đính vào nhau thành một bộ; 3 lớp lụa kép; 3 chiếc quần bằng lụa mỏng, khố bằng vải mỏng. Tay chân của thi hài được đi tất lụa, chân có giày gấm thêu, lót một lớp da thuộc mỏng, trên đầu thì gối một chiếc gối bông, hai tai được nút bằng 2 viên bông bọc lụa, mặt phủ một tấm khăn bằng vải gấm có thêu rồng cùng một chữ Thọ ở giữa và 4 chữ Vạn của nhà Phật ở 4 góc.

Ngoài ra trong quan tài còn có sách, bút lông, túi đựng móng tay, răng rụng, quạt giấy, túi đựng cau trầu, một hộp hình quả cau bên trong đựng thứ bột màu trắng... Khi giở tấm khăn phủ mặt, các nhà khảo cổ hết sức ngỡ ngàng khi thấy da mặt của thi hài còn màu xám nhạt, sau vài phút thì ngả màu xám đều như toàn thân. Thi hài có teo nhưng chưa khô, tay chân thân thể vẫn còn mềm mại, các khớp có thể cử động được. Môi của thi hài bị teo để lộ một hàm răng đen đã rụng một vài chiếc, cằm có chòm râu đen đã điểm bạc...

Ý nghĩa

Từ những cứ liệu sử học, cùng với việc xác định các đồ tùy táng, thi hài, các nhà sử học đã khẳng định đây chính là thi hài của vua Lê Dụ Tông. Đây cũng là ngôi "mộ hợp chất" được đánh giá là to nhất, có tư liệu tốt nhất trong số những ngôi "mộ hợp chất" đã được phát hiện ở Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có được những y phục của một đế vương thời Lê

Với táng thức đặc biệt, ngôi mộ này cùng với đồ tùy táng được bảo quản rất tốt. Những di vật này và bản thân di hài vua Lê Dụ Tông là tư liệu rất quý đối với nhiều ngành nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khảo cổ và nhân trắc học.

Hoàn táng

Từ năm 1964 đến nay, di hài vua Lê Dụ Tông được bảo quản trong kho có môi trường ổn định, phù hợp với điều kiện bảo quản hiện vật hữu cơ, nên vẫn được giữ ở tình trạng tốt.

Từ năm 1996, con cháu họ Lê đã có đề nghị Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép đưa di hài nhà vua về hoàn táng tại Thanh Hóa. Nhưng vì nhiều lý do, tâm nguyện này chưa được thực hiện. Tháng 10 năm 2006, Hội đồng họ Lê tiếp tục có văn bản đề nghị với Bộ Văn hóa - Thông tin. Được sự nhất trí của Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, di hài của vua Lê Dụ Tông được đưa về hoàn táng tại Thanh Hóa.

Đúng 1 giờ sáng ngày 25 tháng 1 năm 2010 (tức 11 tháng 12 năm Kỷ Sửu), lễ nhập quan và tổ chức đưa di hài vua Lê Dụ Tông về hoàn táng tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng họ Lê Việt Nam và các đơn vị liên quan thực hiện.

Qua nhiều trao đổi giữa Hội đồng họ Lê Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và sự góp ý của nhiều nhà khoa học, địa điểm hoàn táng được thực hiện tại đúng huyệt đạo đã đặt mộ vua ngày trước tại làng Bái Trạch.

Riêng quan tài và các vật tùy táng đã được liệm theo vua ngày xưa, do khi khai quật lên ngày trước đã có phần hư hỏng, tiếp xúc với không khí trong vài chục năm không thể còn nguyên vẹn, nên dòng họ Lê thống nhất các hiện vật gốc sẽ được lưu giữ thành cổ vật tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam về một vị hoàng đế.

Quan tài mới được làm bằng đúng gỗ Ngọc Am, theo đúng kích thước hoa văn cũ, nặng tới 700 kg, 32 bộ áo được may mới theo đúng màu sắc, hoa văn cũ, tuy nhiên không giống được y nguyên như long bào của Vua ngày xưa (vì rất tốn kém).

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cùng Hội đồng họ Lê Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng con đường rải nhựa dài khoảng 600m dẫn từ đường chính vào khu hoàn táng. Toàn bộ khu khuôn viên hoàn táng rộng hơn 5000m² và sẽ được quy hoạch thành khu lăng mộ Vua trong tương lai.

Hành trình đưa di hài vua Lê Dụ Tông về hoàn táng tại Thanh Hóa xuất phát từ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam theo đường Đại lộ Thăng Long - đường Hồ Chí Minh vào Lam Kinh dừng lại mươi phút để làm lễ Yết cáo tổ tiên. Tại làng Bái Trạch, Ban Tổ chức làm lễ hạ huyệt và lấp mộ. Lễ hoàn táng kết thúc vào 11 giờ ngày 25 tháng 1 năm 2010.

Chú thích

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Thân Thế Lê Dụ TôngCai trị Lê Dụ TôngGia quyến Lê Dụ TôngDi hài Lê Dụ TôngLê Dụ TôngChữ HánHoàng đếLê Hy TôngLịch sử Việt NamNhà Lê trung hưngTriều Hậu Lê

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nhà Tiền LêLê Phương (diễn viên)Đài Á Châu Tự DoBố già (phim 2021)Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCJordanVõ Trọng HảiĐông Nam ÁKinh Dương VươngTranh Đông HồSingaporeThành nhà HồBác sĩ xứ lạQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamHồ Mẫu NgoạtNguyễn TuânĐà LạtLê Ngọc HảiBình PhướcÝ thức (triết học)Nguyễn Thị Ánh ViênQuảng BìnhChùa HươngBế Văn ĐànYNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcTư Mã ÝTam quốc diễn nghĩaĐảng Cộng sản Việt NamBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Bao Thanh Thiên (phim truyền hình 1993)Gia đình Hồ Chí MinhChuyến đi cuối cùng của chị PhụngBạch LộcCao BằngTrần Quốc ToảnFacebookNhà TốngKim Hye-yoonFormaldehydeTrần Hồng Hà (chính khách)Kinh tế ÚcChuột lang nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênHentaiLý Hiển LongThanh BùiXử Nữ (chiêm tinh)Tô HoàiVõ Văn Dũng (chính khách)Lương Thế VinhBộ bài TâyQuảng ĐôngDanh mục sách đỏ động vật Việt NamBitcoinByeon Woo-seokUEFA Europa LeagueDinh Độc LậpTam QuốcMinh MạngNhà NguyễnPeanut (game thủ)Trần Quốc VượngNguyễn Duy NgọcNhà MinhĐường Trường SơnBộ Công an (Việt Nam)ChóXVideosCửa khẩu Mộc BàiNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamNgườiBà TriệuNhã Nam (công ty)Chu Văn AnKhổng TửTháp RùaQuảng TâyNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam🡆 More