Kinh Tế Thái Lan

Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc lớn vào du lịch và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP.

Đây là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia), xếp hạng 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa, xếp thứ 21 thế giới xét theo sức mua tương đương, đứng thứ 28 trên thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (thống kê năm 2020).Mặc dù thị trường lớn, nhu cầu nội địa cao,phát triển nhanh. Tuy nhiên, nền kinh tế Thái Lan rất dễ bị tổn thương trước những tác động bên ngoài, ví dụ như đại dịch Covid-19

Kinh tế Thái Lan
Kinh Tế Thái Lan
Bangkok, thủ đô và trung tâm kinh tế của Thái Lan
Tiền tệBaht (THB)
Năm tài chính1 tháng 10 – 30 tháng 9
Tổ chức kinh tếWTO, APEC, IOR-ARC, ASEAN
Số liệu thống kê
Dân số67.2 triệu (2014)
GDPUS$ 1.054 tỉ (PPP; 2015)
US$ 390.592 tỉ (danh nghĩa; 2016)
Xếp hạng GDP28 (danh nghĩa) / 22 (PPP) (IMF, 2016)
Tăng trưởng GDPGiảm 0.3% (2015)
GDP đầu ngườiUS$17,731 (PPP; 2016)
US$ 5,771 (Danh nghĩa.)
GDP theo lĩnh vựcNông nghiệp (8.4%), Công nghiệp (39.2%), Dịch vụ (52.4%) (2012)
Lạm phát (CPI)3.02% (2012)
2.09% (Cốt lõi) (2012)
Tỷ lệ nghèo13.15% (2011)
Hệ số Gini0.484 (lợi nhuận) (2011)
0.375 (chi) (2011)
Lực lượng lao động39.41 triệu (2012)
Thất nghiệp0.9% (2014)
Các ngành chínhÔ tô xe máy và linh kiện (11%), Dịch vụ tài chính (9%), Thiết bị điện và linh kiện (8%), Du lịch (6%), xi măng, máy tính và linh kiện, đồ gỗ nội thất, chất dẻo, dệt và may, chế biến nông sản, đồ uống, thuốc lá
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh18
Thương mại quốc tế
Xuất khẩuUS$229.1 tỉ (2013)
Mặt hàng XKDệt may, giày dép, thủy sản, gạo, cao su, đồ trang sức, ô tô, máy vi tính và thiết bị điện
Đối tác XKKinh Tế Thái Lan Trung Quốc 11.7%
Kinh Tế Thái Lan Nhật Bản 10.2%
Kinh Tế Thái Lan Hoa Kỳ 9.9%
Kinh Tế Thái Lan Hồng Kông 5.7%
Kinh Tế Thái Lan Malaysia 5.4%
Kinh Tế Thái Lan Indonesia 4.9%
Kinh Tế Thái Lan Singapore 4.7%
Kinh Tế Thái Lan Úc 4.3% (2012 est.)
Nhập khẩuUS$223 tỉ (2013)
Mặt hàng NKHàng hóa công nghiệp và hàng hóa trung gian, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, nhiên liệu
Đối tác NKKinh Tế Thái Lan Nhật Bản 20.0%
Kinh Tế Thái Lan Trung Quốc 14.9%
Kinh Tế Thái Lan UAE 6.3%
Kinh Tế Thái Lan Malaysia 5.3%
Kinh Tế Thái Lan Hoa Kỳ 5.3% (2012 est.)
FDIUS$150,517 triệu (2011)
Tổng nợ nước ngoàiUS$134,180 triệu (JAN 2013)
Tài chính công
Nợ công43.3% của GDP (Q1/Năm tài chính 2013)
ThuTHB2,157.6 triệu (Năm tài chính 2013)
ChiTHB2,402.5 triệu (Năm tài chính 2013)
Viện trợKhông
Dự trữ ngoại hốiUS$168.2 tỉ (18 tháng 7 năm 2014)
Nguồn dữ liệu: CIA.gov
Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích.

Theo các số liệu của UN, IMFNgân hàng Thế giới; tính cho đến hết năm 2019, GDP danh nghĩa của Thái Lan được ước tính vào khoảng 530 tỷ USD hoặc 1,3 nghìn tỷ USD nếu xét theo GDP sức mua tương đương. GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương đạt mức 21,361 nghìn USD/người hoặc 7,800 nghìn USD/người theo danh nghĩa. Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ 2 tại Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, đứng thứ 8 châu Áxếp hạng 22 trên thế giới theo danh nghĩa hoặc thứ 7 châu Á và 20 toàn cầu nếu xét theo sức mua - đây là vị trí mà quốc gia này đã nắm giữ và duy trì trong nhiều năm qua. Sự phục hồi của Thái Lan từ cơn khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98 dựa trên xuất khẩu, phần lớn là do nhu cầu bên ngoài từ Hoa Kỳ và các thị trường nước ngoài khác.

Chính quyền của cựu Thủ tướng Thaksin - nhậm chức vào tháng 2 năm 2001 đã thực hiện mục tiêu kích cầu nội địa và giảm sự phụ thuộc của Thái Lan vào ngoại thương và đầu tư. Kể từ đó, chính quyền Thaksin đã tinh lọc thông điệp kinh tế của mình, đi theo chính sách kinh tế "đường đôi" kết hợp kích thích nội địa với xúc tiến các thị trường mở và đầu tư nước ngoài. Loạt chính sách này được biết đến với tên gọi phổ biến là "Học thuyết kinh tế học Thaksin" (Thaksinomics). Cầu về hàng xuất khẩu của Thái Lan yếu đã giữ tăng trưởng GDP năm 2001 còn 1,9%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2002-03, sự kích thích nội địa và phục hồi xuất khẩu đã khiến cho nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn với tốc độ tăng GDP thực 5,3% (2002) và 6,3% (2003).

Người Thái gốc Hoa là thế lực nắm huyết mạch kinh tế của Thái Lan, họ là nhóm người thống trị và kiểm soát nền kinh tế Thái Lan. Tại Thái Lan, người Thái gốc Hoa chỉ chiếm 14% dân số, nhưng nắm giữ tới gần 90% vốn của các doanh nghiệp và trên 50% vốn của ngành ngân hàng. Năm 2000, các ngân hàng và các công ty tài chính của người Thái gốc Hoa ở Thái Lan có tổng tài sản lên tới trên 22,2 tỷ USD, lớn hơn khối tài sản 21,8 tỷ USD của Chính phủ và Hoàng gia Thái Lan cộng lại. Chính vì vậy mà quyền lực và địa vị của người Thái gốc Hoa ở Thái Lan rất cao, nhiều người gốc Hoa từng làm thủ tướng Thái Lan như anh em Thủ tướng nhà Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva,... Người Thái gốc Hoa cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong chính phủ Thái Lan.

Kinh Tế Thái Lan
Các chủ đề Thái Lan
Ẩm thực
Văn hóa
Âm nhạc
Kinh tế
Điện ảnh
Chính trị
Ngày lễ
Tiếng Thái
Hành chính
Lịch sử
Văn hóa
Giáo dục
Du lịch
Dân số
Trang phục
Thể thao
Du lịch
edit box

Xu hướng kinh tế vĩ mô

Bảng dưới đây cho thấy xu hướng tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan theo thời giá thị trường estimated theo Quỹ tiền tệ Quốc tế với số liệu tính bằng Baht Thái.

Năm GDP Tỷ giá hối đoái (USD/baht) Chỉ số lạm phát (2000=100)
1980 662.482 20,47 Baht 41
1985 1.056.496 27,15 Baht 53
1990 2.191.100 25,58 Baht 64
1995 4.186.212 24,91 Baht 81
2000 4.922.731 40,11 Baht 100
2005 6.924.273 41,02 Baht 111

Để so sánh sức mua tương đương, tỷ giá USD/Baht Thái Lan chỉ được tính từ 22→.34.

Trước khủng hoảng tài chính, nền kinh tế Thái Lan đã trải qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh do ngành chế tạo dẫn dắt với tốc độ tăng 9,4% trong một thập kỷ cho đến năm 1996. Các yếu tố mang lại thành công kinh tế trong những năm đến 1997 là nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động dồi dào và rẻ, chủ nghĩa bảo hộ tài chính và các doanh nghiệp trong nước kết hợp các chính sách đầu tư nước ngoài cởi mở và sự khuyến khích mở rộng lĩnh vực tư nhân. Nền kinh tế Thái Lan về bản chất là một hệ thống Free Enterprise. Một số dịch vụ nhất định như phát điện, giao thông vận tải thuộc sở hữu Nhà nước và do Nhà nước vận hành nhưng chính phủ đang xem xét việc tư hữu hóa các lĩnh vực này ngay sau khi thoát khỏi khủng hoảng tài chính.

Chính phủ Hoàng gia Thái Lan hoan nghênh đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư sẵn lòng đáp ứng một số yêu cầu nhất định có thể nộp đơn xin một số đặc quyền đầu tư thông qua Cục Đầu tư. Để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, chính phủ đã sửa đổi các quy định về đầu tư.

Phong trào lao động có tổ chức vẫn yếu và chia rẽ ở Thái Lan; chỉ 3% lực lượng lao động vào công đoàn. Năm 200, Luật Quan hệ Lao động Doanh nghiệp Nhà nước đã được thông qua, cho phép những người làm thuê trong lĩnh vực Quốc doanh quyền tương tự những người làm trong lĩnh vực tư nhân, bao gồm cả quyền gia nhập công đoàn.

Khoảng 60% lực lượng lao động của Thái Lan làm trong ngành nông nghiệp.[cần dẫn nguồn] Lúa là loại cây trồng quan trọng nhất của quốc gia này; Thái Lan là một quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp khác có số lượng đáng kể là tôm, cá và các loại thủy sản, sắn, cao su, ngũ cốc, và đường ăn. Kim ngạch xuất khẩu các loại thực phẩm chế biến như cá ngừ, dứa, đóng hộp và tôm đông lạnh đang gia tăng.

Lĩnh vực chế tạo đang ngày càng đa dạng hóa của Thái Lan đã đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế. Các ngành có tốc độ tăng nhanh có: máy tính và đồ điện tử, hàng may mặc và đồ da, đồ gỗ, các sản phẩm từ gỗ, thực phẩm đóng hộp, đồ chơi, các sản phẩm từ chất dẻo, đá quý và đồ trang sức. Các sản phẩm công nghệ cao như: linh kiện và mạch tích hợp, đồ điện, xe cơ giới hiện đang dẫn đầu tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan.

Thương mại

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan và nhà cung cấp lớn thứ hai chỉ sau Nhật Bản. Trong khi các thị trường truyền thống của Thái Lan là Bắc Mỹ, Nhật Bản, và châu Âu. Sự phục hồi của các đối tác thương mại trong khu vực Đông Nam Á cũng góp phần giúp quốc gia này tăng xuất khẩu lên mức 5,8% trong năm 2002. Tuy nhiên, tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính trước đó đã khiến nước này vốn phụ thuộc vào xuất khẩu tới các thị trường truyền thống trên nay buộc phải tìm cách thâm nhập vào phần còn lại của châu Á. Kể từ năm 2005, sự gia tăng mạnh mẽ về xuất khẩu ô tô lắp ráp, chế tạo cho các thương hiệu xe hơi Nhật Bản (như Toyota, Nissan, Isuzu, Honda,...) đã giúp tăng nhanh cán cân thương mại, ước tính quốc gia này sản xuất và xuất khẩu được trung bình hơn 1 triệu chiếc xe hơi mỗi năm, nhờ thành tích này, Thái Lan đã gia nhập vào top 10 quốc gia xuất khẩu ô tô lớn trên thế giới với biệt danh "Detroit của Đông Nam Á".

Tham khảo

Tags:

2020Cán cân thương mạiDu lịch Thái LanGiá trị (kinh tế học)Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁKinh tế IndonesiaKinh tế thị trườngNămNước công nghiệp mớiPhần trămSức mua tương đươngThái LanThương hiệuThống kêTổng sản phẩm nội địaVùngXuất khẩuĐại dịch COVID-19

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamHội họaChuỗi thức ănNúi Bà ĐenDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtKhánh HòaLý Thường KiệtDế Mèn phiêu lưu kýChiến tranh Việt NamTrí tuệ nhân tạoHybe CorporationNhư Ý truyệnHồ Quý LyBitcoinH'MôngDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânBộ bài TâyNguyễn Hữu CảnhQuang TrungThất sơn tâm linhChủ tịch Quốc hội Việt NamMặt TrờiPhạm Nhật VượngChiến dịch Điện Biên PhủMặt TrăngKhởi nghĩa Lam SơnThời bao cấpNguyễn Thị Thúy NgầnNgười Thái (Việt Nam)Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975Cúp bóng đá U-23 châu ÁKhổng TửNguyễn Bỉnh KhiêmTrần Lưu QuangGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Lăng Chủ tịch Hồ Chí MinhMaría ValverdeHKT (nhóm nhạc)Đờn ca tài tử Nam BộHoàng Phủ Ngọc TườngBenjamin FranklinDinh Độc LậpThuốc thử TollensBóng đáHồi giáoĐông Nam BộCleopatra VIINguyễn BínhHàn TínQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamBình PhướcChiến tranh thế giới thứ haiTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamNgười Do TháiDonald TrumpTứ bất tửTây NguyênDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)NgaĐinh La ThăngLâm ĐồngKinh Dương vươngBộ Công Thương (Việt Nam)Landmark 81Chiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtAnhTrần Thái TôngChâu PhiChâu Đại DươngNguyễn Văn LinhCúp bóng đá châu ÁVạn Lý Trường ThànhĐài Á Châu Tự DoTrần Quang ĐứcĐài Tiếng nói Việt NamCà MauDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủKim Đồng🡆 More