Kinh Dịch: Bộ sách hệ thống tư tưởng Trung Hoa cổ đại.

Kinh Dịch (Tiếng Trung: 易经; phồn thể: 易經, pinyin: Yì Jīng; IPA Quảng Đông: jɪk gɪŋ; Việt bính Quảng Đông: jik ging; các kiểu Latinh hóa khác: Yi Jing, I Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển của nước Trung Hoa và văn hóa của quốc gia này, là một trong Ngũ Kinh của Trung Hoa, là một hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Quốc cổ đại.

Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh..

Kinh Dịch
Kinh Dịch: Lịch sử ra đời
Kinh Dịch
Thông tin sách
Quốc giaTrung Quốc
Yi Ching
易經
Kinh Dịch: Lịch sử ra đời
Trang tiêu đề của một ấn bản triều đại nhà Tống của sách Kinh Dịch
Thông tin sách
Quốc giaNhà Chu
Thể loạiBói toán, vũ trụ học
I Ching
Phồn thể易經
Giản thể易经
Bính âm Hán ngữYìjīng

Lịch sử ra đời Kinh Dịch

Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy (伏羲 Fú Xī). Theo nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN, theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra bát quái (八卦 bā gùa) là tổ hợp của ba hào. Mục đích ban đầu của Phục Hy là tạo ra hệ thống chữ viết sau này dưới triều vua Vũ (禹 ) nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ (六十四卦 lìu shí­ sì gùa), được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 Lián Shān) còn gọi là Liên Sơn Dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 gèn) (núi), với nội quáingoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên Thiên Bát Quái.

Sau khi nhà Hạ bị nhà Thương thay thế, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy Tàng (歸藏 Gūi Cáng; còn gọi là Quy Tàng Dịch), và quẻ Thuần Khôn (坤 kūn) trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn (乾 qián) (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ (卦辭 guà cí) và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên Bát Quái ra đời.

Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ (爻辭 yáo cí), để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu (khoảng 1122-256 TCN).

Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập Dực (十翼 shí yì), để chú giải Kinh Dịch. Ông nói "Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch. Năm mươi tuổi mới học Kinh Dịch cũng có thể không mắc phải sai lầm lớn.". Vào thời Hán Vũ Đế (漢武帝 Hàn Wǔ Dì) của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập Dực được gọi là Dịch truyện (易傳 yì zhùan), và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch (周易 zhōu yì).

Trong hơn 50 năm qua, lịch sử "hiện đại" của Kinh Dịch đã trỗi dậy, dựa trên cơ sở các phê phán và tìm kiếm bản khắc mai rùa thời Thương và Chu cũng như bản khắc trên đồ đồng thời Chu và các nguồn khác (xem dưới đây). Việc xây dựng lại nguồn gốc của Kinh Dịch này có quan hệ với một loạt các cuốn sách như The Mandate of Heaven: Hidden History in the I Ching của tác giả: S. J. Marshall và Zhouyi: The Book of Changes của Richard Rutt, (xem Tham khảo dưới đây). Các nghiên cứu khoa học có liên quan đến cách hiểu mới về Kinh Dịch bao gồm các luận án tiến sĩ của Richard Kunst và Edward Shaughnessy. Các công trình khoa học này được giúp đỡ rất nhiều bởi phát hiện trong những năm 1970 của các nhà khảo cổ học Trung Quốc về các ngôi mộ cổ còn gần như nguyên vẹn từ thời nhà Hán ở Mã Vương Đôi (馬王堆) gần Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Một trong các ngôi mộ chứa bản Kinh Dịch gần như còn hoàn hảo vào khoảng thế kỷ II TCN, Đạo Đức Kinh và các tác phẩm khác, nói chung rất giống với những bản còn tồn tại đến ngày nay tuy có một số sai biệt nhỏ.

Văn bản trong ngôi mộ cổ bao gồm cả những chú giải bổ sung của Kinh Dịch mà trước đây người ta không được biết và có vẻ như được viết ra (như người ta vẫn gán cho) bởi Khổng Tử. Mọi văn bản trong ngôi mộ ở Mã Vương Đôi là sớm hơn vài thế kỷ so với các bản sớm nhất được công nhận. Khi nói về sự tiến hóa của Kinh Dịch các nhà khoa học nghiêng về xu hướng hiện đại cho rằng đây là điều quan trọng để phân biệt giữa văn bản của Kinh Dịch truyền thống và văn bản giống như Kinh Dịch (mà theo họ là sai niên đại), nằm trong những chú giải được thần thánh hóa suốt hàng thế kỷ cùng với chủ thể của chúng, và các nghiên cứu lịch sử gần đây nhất còn nhận được hỗ trợ bởi các phê phán của các nhà ngôn ngữ học hiện đại và khảo cổ học. Nhiều người cho rằng các văn bản này không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau.

Tuy đa phần các văn bản và học giả xưa nay đều cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn hóa Hoa Hạ tại Trung Quốc, gần đây một số tác giả Việt Nam như Kim Định, Nguyễn Thiếu Dũng và Thích Viên Như lại cho rằng Kinh Dịch do người Việt cổ sáng chế, dựa trên việc có một số khái niệm giống như Kinh Dịch được mã hóa trên các họa tiết trống đồng và tranh Đông Hồ. Tuy nhiên, những giả thuyết này mang tính suy diễn chủ quan, vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của truyền thuyết và cũng chưa tìm được các bằng chứng khảo cổ để chứng minh, nên chưa đủ sức thuyết phục ngay cả đối với giới học giả trong nước Việt Nam. Mặt khác, đối chiếu niên đại thì các giả thuyết này thể hiện sự vô lý: trống đồng của người Việt có niên đại cổ nhất là khoảng gần 2.800 năm trước, tranh Đông Hồ thì chỉ mới xuất hiện vài trăm năm trước, trong khi các yếu tố của Kinh Dịch đã được người Trung Quốc ghi lại trên giáp cốt văn từ thời nhà Thương cách đây 3.500 năm rồi, nên càng không có căn cứ để nói rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt.

Tham khảo

Tiếng Việt

  • Kinh Dịch, Ngô Tất Tố dịch và chú giải, Nhà xuất bản Văn học, 2003
  • Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch - Đạo của người quân tử, Nhà xuất bản Văn học 1992.
  • Khổng Tử, Kinh thư, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2002]
  • Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001
  • Phan Bội Châu, Quốc Văn Chu Dịch Diễn Giải, Nhà xuất bản văn học, 2010
  • Kim Định, Dịch Kinh Linh Thể, Nhà xuất bản Ra Khơi, 1970

Tiếng Anh

  • Marshall S. 2001. The Mandate of Heaven: Hidden History in the I Ching. Nhà in Đại học Columbia.
  • Rutt R. 1996. Zhouyi: The Book of Changes. Nhà in Curzon.

Liên kết ngoài

(tiếng Việt)

(tiếng Anh)

Tags:

Lịch sử ra đời Kinh DịchKinh DịchBính âm Hán ngữBảng mẫu tự phiên âm quốc tếChữ Hán giản thểChữ Hán phồn thểLatinh hóaLịch sử Trung QuốcNgũ kinhSáchTiếng Quảng ĐôngTriết họcTrung QuốcViệt bínhVăn hóa Trung Quốc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bộ bài TâyHồn Trương Ba, da hàng thịtChuột lang nướcTết Nguyên ĐánGiỗ Tổ Hùng VươngChiến dịch Linebacker IIPol PotConor GallagherAcid aceticDanh sách thành viên của SNH48Stephen HawkingKim Bình Mai (phim 2008)Tam quốc diễn nghĩaBút hiệu của Hồ Chí MinhMắt biếc (tiểu thuyết)Tố HữuHoa tiêuDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangNguyễn Ngọc LâmTruyện KiềuẤm lên toàn cầuBà Rịa – Vũng TàuTrận Bạch Đằng (938)Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhChủ tịch Quốc hội Việt NamTrương Mỹ LanPhù NamNguyễn Sinh SắcHoàng Hoa ThámNông Đức MạnhBắc KinhRosé (ca sĩ)Thuận TrịLê Hồng AnhHàn QuốcLý Thường KiệtLiên bang Đông DươngHội AnDương Tử (diễn viên)Trương Mỹ HoaChùa Thiên MụDele AlliTừ Hán-ViệtChùa Một CộtMyanmarBình DươngCác dân tộc tại Việt NamHọc viện Kỹ thuật Quân sựTừ Hi Thái hậuFacebookNelson MandelaKiên GiangLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Điện BiênBến Nhà RồngSự kiện Tết Mậu ThânKitô giáoMắt biếc (phim)Nhà nước PalestineNguyễn DuVũng TàuDanh sách tỷ phú thế giớiCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamTỉnh ủy Đắk LắkDanh sách di sản thế giới tại Việt NamCanadaRomeo và JulietVụ đắm tàu RMS TitanicB-52 trong Chiến tranh Việt NamNhà máy thủy điện Hòa BìnhNguyễn TrãiPhan Bội ChâuQuân đội nhân dân Việt NamTưởng Giới ThạchNicolas JacksonChất bán dẫnLịch sử Việt NamRừng mưa nhiệt đới🡆 More