Kiều Công Tiễn

Kiều Công Tiễn (Tiếng Trung: 矯公羨 hoặc 皎公羨; 870 - 938) là người Phong Châu (Phú Thọ, Việt Nam), là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ (một chức quan đời nhà Đường) cuối cùng cai trị lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ Tự chủ từ năm 937 đến năm 938.

Hậu duệ của ông sau này trở thành 2 trong số 12 sứ quân ở khu vực Phong Châu là Kiều Công HãnKiều Thuận.

Kiều Công Tiễn
Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ
Tại vị937–938
Tiền nhiệmDương Đình Nghệ
Kế nhiệmNgô Quyền
Thông tin chung
Sinh?
Phong Châu, Phú Thọ
Mất938
Đại La
Tên đầy đủ
Kiều Công Tiễn (矯公羨)

Theo họ Dương Kiều Công Tiễn

Kiều Công Tiễn vốn là hào trưởng Phong Châu (Phú Thọ) từ thời họ Khúc tự chủ. Khi vua Nam Hán xâm chiếm Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam lúc đó), bắt Khúc Thừa Mỹ, tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng ở Ái châu để chống Hán.

Kiều Công Tiễn đến theo Dương Đình Nghệ và được Dương Đình Nghệ dùng làm gia tướng. Một số tài liệu nói rằng Dương Đình Nghệ nhận tất cả 3.000 tráng sĩ đến đầu quân làm "con nuôi" (nghĩa tử) và Kiều Công Tiễn cũng ở trong số đó.

Năm 931, Kiều Công Tiễn theo Dương Đình Nghệ tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán về nước. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, Tiễn được sai giữ Phong Châu.

Phản họ Dương Kiều Công Tiễn

Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ, nắm lấy quyền bính, tự xưng là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ. Theo các thần phả, ngay trong hàng ngũ họ Kiều đã có chia rẽ. Con Kiều Công Tiễn là Kiều Công Chuẩn và cháu nội là Kiều Công Hãn không theo Tiễn. Kiều Công Chuẩn mang con nhỏ là Kiều Công Đĩnh về Phong Châu, Kiều Công Hãn mang quân vào Ái châu theo Ngô Quyền. Chỉ có một người con khác của Kiều Công Chuẩn là Kiều Thuận theo giúp ông nội.

Sát hại Kiều Công Tiễn

Một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ mà tiêu biểu là Ngô Quyền - con rể Dương Đình Nghệ - quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Ngô Quyền đang trấn thủ Ái châu, tập hợp lực lượng ở đó và phát lời kêu gọi mọi người chống Công Tiễn. Các hào trưởng, hào kiệt nhiều nơi như Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ, Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc... về theo. Công Tiễn bị cô lập, sợ hãi cầu cứu vua Nam Hán, Nam Hán Cao Tổ lập tức phái con trai là Lưu Hoằng Tháo đem binh sang Tĩnh Hải quân.

Tháng 4 năm 938, Ngô Quyền mang quân ra Bắc. Theo thần phả thì đạo quân tiên phong do Dương Tam Kha và con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chỉ huy. Đạo quân này nhanh chóng hạ thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn, khi đó quân Hán chưa kịp đến cứu giúp Tiễn, Công Tiễn xưng Tiết độ sứ chưa đầy 1 năm.

Kiều Công Tiễn 
Tranh ghép đá mô phỏng trận Bạch Đằng 938

Khi quân Nam Hán kéo đến nơi, Ngô Quyền theo kế của Kiều Công Hãn bày sẵn trận địa cọc trên sông Bạch Đằng chờ đợi và đánh bại giết chết Lưu Hoằng Tháo, đó là trận Bạch Đằng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, qua đó đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Theo thần phả, người cháu nội duy nhất ủng hộ ông là Kiều Thuận thoát chết khi thành Đại La bị hạ, bỏ trốn về ẩn náu ở Hồi Hồ (Phú Thọ). Ngô Quyền nể tình anh Kiều ThuậnKiều Công Hãn có công theo giúp nên không hỏi tới. Sau này khi nhà Ngô suy yếu, Kiều Thuận lại nổi dậy trở thành một sứ quân trong loạn 12 sứ quân và bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan.

Tham khảo

  • Đại Việt Sử ký Toàn thư.
  • Nhà Đinh dẹp loạn và giữ nước - Nguyễn Danh Phiệt, Nhà Xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1991.
  • Các nhân vật lịch sử Việt Nam thế kỷ X.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Dương Đình Nghệ
Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ
937-938
Kế nhiệm:
Lưu Hoằng Tháo (chưa nhận chức)

Tags:

Theo họ Dương Kiều Công TiễnPhản họ Dương Kiều Công TiễnSát hại Kiều Công TiễnKiều Công Tiễn12 sứ quân870937938Chữ HánKiều Công HãnKiều ThuậnNhà ĐườngPhú ThọThời kỳ tự chủ Việt NamTiết độ sứViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cậu bé mất tíchTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Sông HồngBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLê DuẩnTrần Thanh MẫnBà TriệuTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamHybe CorporationDanh sách di sản thế giới tại Việt NamTom và JerryAcetonPhong trào Đồng khởiDanh sách quốc gia theo dân sốGiải vô địch bóng đá thế giớiPhạm Nhật VượngHoaCảm tình viên (phim truyền hình)Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtNam BộTử Cấm ThànhSự kiện Tết Mậu ThânB-52 trong Chiến tranh Việt NamSinh sản vô tínhViêm da cơ địaTô Ân XôChân Hoàn truyệnQuần thể di tích Cố đô HuếHà LanVũ Đức ĐamHạ LongThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Thái HọcTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHồ Dầu TiếngFC BarcelonaNguyễn Xuân PhúcTô LâmNinh ThuậnCúp bóng đá châu ÁLê Đức ThọLiên minh châu ÂuĐiện BiênThừa Thiên HuếKim Bình Mai (phim 2008)GallonVũng TàuNam quốc sơn hàCúp FADanh sách thủy điện tại Việt NamNgười Hoa (Việt Nam)Trần Văn Minh (Đà Nẵng)Abraham LincolnOne PieceDuyên hải Nam Trung BộĐại học Quốc gia Hà NộiTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamTruyện KiềuTrịnh Nãi HinhBố già (phim 2021)Rừng mưa AmazonCàn LongGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcBình DươngDương Văn MinhDanh từChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Massage kích dụcDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiDanh sách trại giam ở Việt NamBến TreTập đoàn VingroupNhà Hậu LêLoạn luânBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACông an nhân dân Việt NamCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam🡆 More