Tỉnh Kiến Tường: Tỉnh cũ thuộc Việt Nam Cộng hòa

Kiến Tường là một tỉnh cũ thời Việt Nam Cộng hòa ở Miền tây Nam phần, Việt Nam.

Tỉnh Kiến Tường: Lịch sử, Phân chia hành chính năm 1970
Bản đồ hành chính Việt Nam Cộng hòa năm 1967
Tỉnh Kiến Tường: Lịch sử, Phân chia hành chính năm 1970
Bản đồ hành chính tỉnh Kiến Tường năm 1973

Lịch sử Tỉnh Kiến Tường

Tỉnh Kiến Tường được thành lập vào cuối năm 1956 do đổi tên từ tỉnh Mộc Hóa trước đó và bị mất tên gọi đơn vị hành chính cấp tỉnh từ tháng 2 năm 1976 cho đến nay. Tỉnh lỵ tỉnh Kiến Tường có tên là "Mộc Hóa".

Giai đoạn 1956-1976

Việt Nam Cộng hòa

Tỉnh Kiến Tường được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Ngô Đình Diệm để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Kiến Tường được thành lập trên cơ sở đổi tên tỉnh Mộc Hóa cũ (thành lập ngày 17 tháng 2 năm 1956). Tỉnh lỵ có tên là "Mộc Hóa", về mặt hành chánh thuộc xã Tuyên Thạnh, quận Châu Thành.

Tỉnh Kiến Tường bao gồm 3 quận, 3 tổng, 18 xã (ngày 24 tháng 4 năm 1957):

  • Quận Châu Thành, quận lỵ ở xã Tuyên Thạnh, có một tổng là Thanh Hòa Hạ
  • Quận Tuyên Bình, quận lỵ ở xã Tuyên Bình, có một tổng là Thanh Hòa Thượng
  • Quận Ấp Bắc, quận lỵ ở xã Tân Hòa, có một tổng là Ninh Hòa.

Ngày 7 tháng 6 năm 1958, tỉnh Kiến Tường bao gồm 3 quận, 9 tổng, 23 xã:

  • Quận Châu Thành Mộc Hóa, quận lỵ ở xã Tuyên Thạnh, có hai tổng là Mộc Hóa Hạ và Mộc Hóa Thượng
  • Quận Tuyên Bình, quận lỵ ở xã Tuyên Bình, có ba tổng là Tuyên Bình Hạ, Tuyên Bình Trung và Tuyên Bình Thượng
  • Quận Kiến Bình, quận lỵ ở xã Tân Hòa, có bốn tổng là Kiến Bình Đông, Kiến Bình Tây, Mỹ Bình Hạ, Mỹ Bình Thượng (quận Kiến Bình đổi tên từ quận Ấp Bắc).

Ngày 10 tháng 3 năm 1959, Kiến Tường được lập thêm quận mới là Tuyên Nhơn, do tách từ quận Kiến Bình, quận lỵ ở xã Thủy Đông, gồm hai tổng là Mỹ Bình Hạ, Mỹ Bình Thượng, có sáu xã. Sau năm 1965, các tổng đều bị giải thể. Về sau, quận lỵ quận Tuyên Bình cũng được dời về xã Thái Bình Trung.

Tỉnh Kiến Tường từng có sân bay quốc tế Mộc Hóa, có các tuyến đường bay quốc tế phục vụ hành khách.

Dân số tỉnh Kiến Tường 1967
Quận Dân số
Châu Thành 13.589
Kiên Bình 5925
Tuyên Bình 9829
Tuyên Nhơn 6542
Tổng số 35.885

Chính quyền Cách mạng

Về phía chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, để đối phó kịp thời với âm mưu địch và chỉ đạo sát đúng với thực tế tình hình địa phương, tháng 7 năm 1957 tách Mộc Hóa ra khỏi tỉnh Tân An, lập đơn vị hành chính cấp tỉnh, vẫn lấy tên là tỉnh Kiến Tường như bên chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, bên dưới tỉnh Kiến Tường chính quyền Cách mạng lại chia làm bốn vùng, mỗi vùng tương ứng với một quận của phía Việt Nam Cộng hòa:

    • Vùng 2: tương ứng với quận Châu Thành
    • Vùng 4 (vùng tư): tương ứng với quận Kiến Bình
    • Vùng 6: tương ứng với quận Tuyên Nhơn
    • Vùng 8: tương ứng với quận Tuyên Bình.


Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì tên gọi tỉnh Kiến Tường cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).

Bên cạnh đó, chính quyền Cách mạng cũng tách một phần đất đai xã Tân Bình (thuộc quận Kiến Bình cũ) và một phần đất đai xã Tân Đông (thuộc quận Tuyên Nhơn cũ) cùng thuộc tỉnh Kiến Tường để sáp nhập vào địa bàn tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ (ngày nay là tỉnh Tiền Giang). Hiện nay, vùng đất này tương ứng với các xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân, Thạnh Hòa cùng thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Long Châu Tiền, tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Tường sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.

Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Long An và tỉnh Kiến Tường được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh.

Sau năm 1976

Tháng 2 năm 1976, tỉnh Kiến Tường bị giải thể, sáp nhập vào tỉnh Long An. Ban đầu, toàn bộ đất tỉnh Kiến Tường cũ là huyện Mộc Hóa của tỉnh Long An.

Ngày 30 tháng 3 năm 1978, chia huyện Mộc Hóa thành 2 huyện Mộc Hóa và Vĩnh Hưng.

Ngày 19 tháng 9 năm 1980, chia huyện Mộc Hóa thành 2 huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh.

Ngày 26 tháng 6 năm 1989, thành lập huyện Thạnh Hóa từ một phần các huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh.

Ngày 24 tháng 3 năm 1994, chia huyện Vĩnh Hưng thành 2 huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng.

Ngày 18 tháng 3 năm 2013, thành lập thị xã Kiến Tường từ một phần huyện Mộc Hóa. Sau 37 năm bị mất tên gọi hoàn toàn, vào ngày 18 tháng 3 năm 2013, địa danh Kiến Tường giờ đây xuất hiện trở lại khi trở thành tên gọi của một thị xã mới được thành lập của tỉnh Long An: thị xã Kiến Tường.

Sau nhiều lần chia tách, thay đổi các đơn vị hành chính, hiện nay vùng đất tỉnh Kiến Tường cũ bao gồm thị xã Kiến Tường, các huyện Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng cùng thuộc tỉnh Long An và một phần huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Phân chia hành chính năm 1970 Tỉnh Kiến Tường

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Lịch sử Tỉnh Kiến TườngPhân chia hành chính năm 1970 Tỉnh Kiến TườngTỉnh Kiến TườngViệt NamViệt Nam Cộng hòaĐồng bằng sông Cửu Long

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách nhà ga thuộc tuyến đường sắt Thống NhấtCúp bóng đá trong nhà châu Á 2022Chu vi hình trònHồ Hoàn KiếmNhà Lê sơLý Tiểu LongFakerBộ Công an (Việt Nam)Trung QuốcHồ Chí MinhHọ người Việt NamPeanut (game thủ)Nhà nước PalestineXHamsterTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhVườn quốc gia Cát TiênTiền GiangFrieren – Pháp sư tiễn tángHiệu ứng nhà kínhTikTokDoraemon (nhân vật)Mao Trạch ĐôngXung đột Israel–PalestineQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamĐịa đạo Củ ChiCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhLê DuẩnTranh Đông HồCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátBảy hoàng tử của Địa ngụcLàoGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Thuyền nhân Việt NamIsraelNhà ThanhAldehydeRadja NainggolanDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueVladimir Vladimirovich PutinVincent van GoghNguyễn Dương Thiên ÂnThiên địa (website)An Nam tứ đại khíNhật ký Đặng Thùy TrâmChóPhanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpTrương Thị MaiGiai cấp công nhânKylian MbappéDanh sách ký hiệu toán họcLão HạcChiến tranh Việt NamHứa Quang HánĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamHarry LuMậu binhChủ nghĩa tư bảnLê Trọng TấnTự ĐứcGốm Bát TràngViệt Nam Dân chủ Cộng hòa12BETCha Eun-wooNhà máy thủy điện Hòa BìnhHarry PotterHoàng thành Thăng LongCúp bóng đá châu ÁThủ dâmĐồng NaiMai (phim)Vương Đình HuệHán Cao TổHà GiangDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanVõ Nguyên GiápMắt biếc (phim)Hòa BìnhNgười Việt🡆 More