Khu 5: Phân khu quân sự của Việt Nam

Khu 5, hoặc Chiến khu 5, là một đơn vị hành chính - quân sự cũ ở vùng Trung Trung Bộ Việt Nam, do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt ra và sử dụng từ cuối năm 1945 đến cuối năm 1948, trên cơ sở tổ chức quản lý hành chính chung cho một số tỉnh - thành phố có vị trí địa lý tiếp giáp nhau để thuận lợi cho việc chỉ đạo, chỉ huy tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang trong thời kỳ đầu Kháng chiến chống Pháp.

Thành lập Khu 5

Theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 10 năm 1945, toàn quốc được phân chia lại thành 9 chiến khu. Khu 5 thuộc Trung Bộ gồm 5 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai.

Tuy nhiên, bấy giờ chiến sự đã lan đến địa bàn Khu 6, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ mới bổ nhiệm các nhân sự của các Chiến khu 1, 2, 3, 4. Các chiến khu khác chưa nhận được chỉ thị của chính phủ, nên chính phủ đã cử Nguyễn Bình làm Đặc phái viên vào Nam Bộ để truyền đạt mệnh lệnh. Đến tháng 12 năm 1945, Nguyễn Sơn được cử làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Miền Nam Việt Nam, kiêm quản cả Khu 5 và 6.

Sau Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946, các chiến trường từ Khu 4 trở ra được phân lại địa bàn. Cao Văn Khánh được điều về làm Khu trưởng Khu 5, Nguyễn Chánh làm Chính trị ủy viên. Khu 6 (cực Nam Trung bộ) do Nguyễn Nên làm Khu trưởng, Trịnh Huy Quang làm Chính ủy. Trần Công Khanh từ Khu 6 chuyển lên phụ trách Khu 15 (Tây Nguyên) cùng Bùi San. Năm 1947 Nguyễn Nên chuyển lên Khu trưởng Khu 15 thay Trần Công Khanh. Nguyễn Thế Lâm, Trung đoàn trưởng 80, thay Nguyễn Nên.

Phục vụ công tác chỉ đạo chiến tranh, phát huy khả năng độc lập tác chiến của từng địa phương, tháng 11/1946 cả nước được chia thành 12 khu hành chính quân sự:

Mỗi khu có Khu ủy, Ủy ban Kháng chiến. Chính phủ quyết định giải thể Ủy ban Hành chính Bắc Bộ, Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam, thành lập Ủy ban Kháng chiến miền Nam Trung Bộ, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ.

Sau ngày Toàn quốc Kháng chiến, cuối năm 1946 cả nước được chia thành 12 chiến khu. Lực lượng vũ trang tại một số chiến khu như sau:

Mỗi khu có Khu ủy và Ủy ban Kháng chiến. Ở Nam Bộ, các chiến khu 7, 8, 9 vẫn giữ tổ chức các chi đội Vệ quốc đoàn.

Đến tháng 8 năm 1947, trong Hội nghị Cán bộ quân chính toàn miền Nam Trung bộ Liên khu 5, do Phạm Văn Đồng trủ trì, quyết định của Trung ương về việc thành lập Liên khu 5 trên cơ sở hợp nhất Khu 5, Khu 6 và Khu 15 được công bố. Các ông Nguyễn Chánh, Nguyễn Thế Lâm, Trần Lương, Nguyễn Nên, Nguyễn Đôn được điều về Bộ Tư lệnh đầu tiên của Liên khu 5 (tức Quân khu 5 ngày nay). Nguyễn Chánh làm Chính ủy, Nguyễn Thế Lâm là Quyền Tư lệnh.

Ngày 25-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 120-SL tổ chức lại các khu. Bảy khu ở Bắc Bộ thành ba liên khu: Khu 1 và Khu 12 thành Liên khu I; Khu 2, Khu 3 và Khu 11 thành Liên khu III; Khu 10 và Khu 14 thành Liên khu X. Khu 4 thành Liên khu IV, trong đó bao gồm cả Phân khu Bình - Trị - Thiên. Khu 5 và khu 6 hợp nhất thành Liên khu V. Nam Bộ vẫn giữ ba khu 7, 8, 9 và Đặc khu Sài Gòn - Chợ lớn.

Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ Khu 5

Giai đoạn Khu trưởng Chính ủy Ghi chú
Tháng 11 năm 1946 - Tháng 10 năm 1948 Cao Văn Khánh Nguyễn Chánh

Chú thích

Tham khảo

  • Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam 2004

Tags:

Thành lập Khu 5Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ Khu 5Khu 5Chiến tranh Đông DươngViệt Nam Dân chủ Cộng hòa

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Landmark 81Ấn ĐộRadio France InternationaleLiverpool F.C.Nguyễn Thị BìnhLoạn luânLê Long Đĩnh69 (tư thế tình dục)Phù NamFacebookĐà NẵngQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamLưu DungUEFA Champions LeagueVịnh Hạ LongÔ nhiễm môi trườngViệt NamHoàng Tuần TàiHuy CậnBộ đội Biên phòng Việt NamĐồng NaiNguyễn Nhật ÁnhMắt biếc (tiểu thuyết)Triết họcLễ hội Chol Chnam ThmayNhà LýYTết LàoIllit (nhóm nhạc)BRICSĐen (rapper)Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPCần ThơCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênFEĐông Nam BộNguyễn Minh Châu (nhà văn)Văn LangNgười Hoa (Việt Nam)Võ Nguyên GiápVụ án Lệ Chi viênQuảng NgãiDo Thái giáoTrương Gia BìnhChất bán dẫnHạ LongTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhĐất rừng phương Nam (phim)Như Ý truyệnNhà ThanhLương Tam QuangNhà ĐườngDragon Ball – 7 viên ngọc rồngMười hai vị thần trên đỉnh OlympusHarry PotterThuận TrịNgaLê Minh HưngBitcoinHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁLý Chiêu HoàngGMMTVDanh sách vườn quốc gia tại Việt NamNguyễn Hà PhanChăm PaGiấy phép Creative CommonsAlbert EinsteinSóng thầnQuân đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt NamWikipediaHiệu ứng nhà kínhThời bao cấpKim Ji-won (diễn viên)Hạnh phúcTrịnh Văn QuyếtÝ thức (triết học)🡆 More