Khối Phía Đông

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thuật ngữ Khối phía Đông (hay còn được gọi là Khối Xô Viết, Khối Cộng sản hoặc Khối Xã hội chủ nghĩa) đã được dùng để chỉ Liên Xô và các đồng minh của mình ở Trung và Đông Âu (Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba Lan, România và - đến đầu thập niên 1960 - Albania).

Khối Phía Đông
Bản đồ Khối phía đông 1948-1989
Flag of the USA Flag of the USSR

Một phần của một loạt bài về
Chiến tranh Lạnh

Những nguyên nhân của cuộc Chiến tranh Lạnh
Thế chiến II
Các hội nghị thời chiến
Khối phía Đông
Bức màn sắt
Chiến tranh Lạnh (1947-1953)
Chiến tranh Lạnh (1953-1962)
Chiến tranh Lạnh (1962-1979)
Chiến tranh Lạnh (1979-1985)
Chiến tranh Lạnh (1985-1991)

Tên gọi "Khối phía đông" cũng đã được sử dụng để gọi chung tên của các quốc gia thành viên của Hiệp ước Warszawa (một liên minh quân sự do Liên Xô lãnh đạo) hoặc của tổ chức Comecon (Hội đồng Tương trợ Kinh tế) (một tổ chức kinh tế quốc tế của các nhà nước cộng sản). Các đồng minh của Liên Xô bên ngoài Đông Âu như Mông Cổ và thường là Cuba, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt Nam) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) đôi khi được bao gồm trong Khối phía đông.

Các thuật ngữ Khối phía đông và Liên Xô đôi khi bị nhầm lẫn. Dù Liên Xô đã có nhiều ảnh hưởng kinh tế và chính trị lên các đồng minh của Khối phía đông, các quốc gia khác trong Khối phía đông chưa bao giờ là một nước cộng hòa thành viên của Liên Xô.

Lịch sử Khối Phía Đông

Nó phát sinh sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc do sự lên ngôi của đảng cộng sản và các đảng công nhân ở các quốc gia dân chủ nhân dân. Đồng thời, không phải tất cả các quốc gia trong khu vực tự xưng là xã hội chủ nghĩa là một phần của Khối Đông phương: Nam Tư đã tách khỏi Liên Xô kể từ năm 1948 (xem chủ nghĩa Liên Xô-Nam Tư) và trở thành một trong những người khởi xướng Phong trào Không liên kết và Albania rời bỏ các hiệp hội trong thập niên 1960 Khối phía Đông - CMEA và ATS (xem chủ nghĩa ly giáo Xô-Albania).

Khối phía Đông đã chấm dứt sự tồn tại của nó sau cuộc cách mạng nhung của Pháp ở Tiệp Khắc và sự thống nhất của Đức vào năm 1990. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1991, Hiệp ước Warsaw đã bị giải tán tại một cuộc họp ở Praha, nơi đưa dòng cuối cùng dưới sự tồn tại của Khối Đông phương.

Thể chế chính trị và kinh tế Khối Phía Đông

Về chính trị, chúng đều là những quốc gia xã hội chủ nghĩa được lãnh đạo bởi một đảng cầm quyền. Tất cả các nước trong khối phía Đông có nền kinh tế bao cấp. Hầu hết hoặc tất cả tài sản đều thuộc về nhà nước và giá cả được các nhà làm kế hoạch kinh tế đặt ra, chứ không do thị trường định đoạt.

Nam Tư và Albania Khối Phía Đông

Nam Tư chưa bao giờ là một phần của Khối phía đông hoặc của Hiệp ước Warszawa. Mặc dù Nam Tư tuyên bố là một quốc gia cộng sản, lãnh đạo của nước này, Thống chế Tito, đã lên nắm quyền lực thông qua các nỗ lực của ông từ một cuộc kháng chiến phi đảng phái trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Do không nhờ Hồng quân Liên Xô hỗ trợ, ông không phải đồng minh thân thiết với Liên Xô. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nam Tư tự thiết lập thành một quốc gia trung lập và là một trong những sáng lập viên của Phong trào Không liên kết.

Tương tự, chính phủ Albania theo chủ nghĩa Stalin cũng lên nắm quyền lực một cách độc lập không phải nhờ Hồng quân mà nhờ một cuộc kháng chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Albania đã cắt đứt quan hệ với Liên Xô đầu thập niên 1960 do kết quả của sự chia rẽ Trung-Xô, nên Albania đã liên minh với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và lập trường chống chủ nghĩa xét lại của Trung Quốc đại lục.

Các thành viên của Khối phía Đông Khối Phía Đông

Quốc gia Liên kết Ngôn ngữ chính thức
Khối Phía Đông  Liên Xô Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Nga
Khối Phía Đông  Bulgaria Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Bulgaria
Khối Phía Đông  România Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng România
Khối Phía Đông  Đông Đức Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Đức
Khối Phía Đông  Hungary Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Hungary
Khối Phía Đông  Ba Lan Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Ba Lan
Khối Phía Đông  Tiệp Khắc Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Séc, tiếng Slovak
Khối Phía Đông  Albania Thành viên của nhóm khối phía Đông Tiếng Albania

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Lịch sử Khối Phía ĐôngThể chế chính trị và kinh tế Khối Phía ĐôngNam Tư và Albania Khối Phía ĐôngCác thành viên của Khối phía Đông Khối Phía ĐôngKhối Phía ĐôngAlbaniaBa LanBulgariaChiến tranh LạnhCộng hòa Dân chủ ĐứcHungaryLiên XôRomâniaTiệp KhắcTrung ÂuĐông Âu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Erling HaalandĐiện Biên PhủGiải bóng đá Ngoại hạng AnhChâu ÁTrần Quốc ToảnVương Đình HuệSóng thầnCarles PuigdemontTập đoàn VingroupLandmark 81Chiến tranh LạnhNhà ThanhĐền HùngJordanVõ Thị SáuTạ Đình ĐềKitô giáoSân vận động Olímpic Lluís CompanysNhà ĐườngLiên Hợp QuốcKhủng longChủ nghĩa xã hộiChữ Quốc ngữKhởi nghĩa Yên ThếLương Thế VinhDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiHậu GiangChâu PhiMai vàngTập Cận BìnhNguyễn Văn LongLa Văn CầuLàoThủy triềuThượng HảiIranMã MorseTư tưởng Hồ Chí MinhDanh sách thành viên của SNH48Hoàng Tuần TàiNguyễn DuDanh sách quốc gia theo dân sốHệ Mặt TrờiQuốc hội Việt NamVụ PMU 18Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Nhật BảnVòm SắtNguyễn Duy NgọcBDSMTrần Thái TôngCôn ĐảoVăn hóa Việt NamChí PhèoThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam18 tháng 4Lương CườngChuyến đi cuối cùng của chị PhụngTô Vĩnh DiệnPhong trào Đông DuLong AnAdolf HitlerDanh sách số nguyên tốMôi trườngLê Trọng TấnTrung du và miền núi phía BắcĐồng bằng sông HồngThành nhà HồHoa KỳVàngKinh tế Việt NamSóc TrăngVụ phát tán video Vàng AnhPhố cổ Hội AnMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamĐảng Cộng sản Việt NamHiệu ứng nhà kínhHang Sơn Đoòng🡆 More