Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Tiếng Trung: 欽定越史通鑑綱目) là bộ chính sử của triều Nguyễn viết dưới thể văn ngôn, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856–1884.

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục có khi được gọi tắt là Cương mục nhưng trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thì cũng giống như ở Trung Quốc, Cương mục (綱目) được dùng làm tên gọi tắt của Tư trị thông giám cương mục (資治通鑒綱目) chứ không phải là tên gọi tắt của bản thân sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục.

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
欽定越史通鑑綱目
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
Quyển thứ nhất của Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, bản năm 1884, lưu tại thư viện Quốc gia Việt Nam
Thông tin sách
Tác giảkhoảng 30 người
Ngôn ngữVăn ngôn
Thể loạiLịch sử
Bản tiếng Việt
Người dịchViện Sử học Việt Nam
Ngày phát hành1998
Kiểu sáchBìa cứng
Số trang1204+1168

Cuốn sách được Viện Sử học Việt Nam dịch sang tiếng Việt vào năm 1960, và được Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 1998.

Quá trình biên soạn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục được vua Tự Đức chỉ đạo biên soạn vào năm Tự Đức thứ 8 (1856), do Phan Thanh Giản làm tổng tài (chủ biên). Bộ sách được hoàn thành vào năm 1859, sau đó trải qua các lần "duyệt nghị" (1871), "duyệt kiểm" (1872), "phúc kiểm" (1876), "duyệt định" (1878), "kiểm duyệt" (1884), đến năm Kiến Phúc thứ 1 (1884) được khắc in và ban hành.

Tóm tắt nội dung Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục được biên soạn theo thể biên niên dựa trên cơ sở Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, có tham khảo các sách sử của Trung Quốc cùng các sách sử khác của Việt Nam. Bộ sách được viết theo thể "cương mục" của Chu Hi thời Tống, chia ra "cương" (phần tóm tắt gọn và sáng) và "mục" (việc chép rộng ra cụ thể hơn), theo thứ tự năm, tháng, ngày ghi chép sự kiện lịch sử, tiểu sử các nhân vật, lời cẩn án giám định một số sự kiện, nhân vật và niên đại trên cơ sở khảo chứng các sách sử, tư liệu của Việt Nam và Trung Quốc, lời chú thích tên người, tên đất, chế độ thi cử, tổ chức hành chính, rải rác có các lời phê của vua Tự Đức.

Tài liệu tham khảo của Cương mục khoảng trên 200 bộ, bao gồm dã sử, thơ văn, các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... cùng các sách sử của Trung Quốc.

Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên). Nội dung bao gồm:

Sử bút Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Sử bút Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục là sử bút Xuân Thu, cụ thể là sử bút bộ Cương mục của Chu Hi thời Tống, tức là phép viết sử theo một nguyên tắc khen chê nhất định. Cương mục chú ý nêu việc lớn làm "cương" để ghi việc nhỏ làm "mục" ở sau; do bị bó buộc bởi thể thức ấy nên Cương mục đã phải bỏ đi rất nhiều việc nhỏ khó gắn vào làm "mục" cho "cương" đã nêu ra.

Giá trị Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục là bộ sử lớn thứ hai của Việt Nam, vừa tiếp thu được nhiều thành tựu của các sử gia tiền bối, đồng thời có nhiều đóng góp riêng có giá trị về sử học. Các nhà nghiên cứu ngày nay đều coi Đại Việt sử ký toàn thưKhâm định Việt sử thông giám cương mục làm hai bộ sử quan trọng làm điểm khởi phát để nghiên cứu các vấn đề liên quan của lịch sử Việt Nam.

Hạn chế Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Khâm định Việt sử thông giám cương mục có một số hạn chế như các vấn đề về Lâm Ấp, Chân Lạp, Nam Chiếu cần phải chỉnh lý lại, hoặc như các thời kỳ Lý, Trần về trước thì quá sơ lược.

Chú thích

Liên kết Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Tags:

Quá trình biên soạn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương MụcTóm tắt nội dung Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương MụcSử bút Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương MụcGiá trị Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương MụcHạn chế Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương MụcLiên kết Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương MụcKhâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục18561884Chữ HánNhà NguyễnQuốc sử quán (triều Nguyễn)Trung QuốcVăn ngôn

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tào TháoLucas VázquezChiến cục Đông Xuân 1953–1954Hàn Mặc TửHà LanNgười một nhàSóc TrăngTôn giáoNhật ký trong tùTháp RùaQuy NhơnLiên minh châu ÂuNguyễn Vân ChiChữ NômXNguyệt thựcHải DươngThư KỳBắc NinhTô Vĩnh DiệnVũ Đức ĐamTôn Đức ThắngQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamLê Đức ThọTrần Quang ĐứcQuốc hội Việt NamTrần Đại NghĩaBảng chữ cái tiếng AnhDương Tử (diễn viên)Đài Tiếng nói Việt NamFHợp sốDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueCác ngày lễ ở Việt NamTừ Hán-ViệtCampuchiaĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtKhí hậu Việt NamTrần Nhân TôngTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamBảo toàn năng lượngLịch sử Chăm PaTwitterAcid aceticCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoÔ ăn quanNguyễn Cao KỳKinh thành HuếHybe CorporationTour de FranceẤn ĐộSơn Tùng M-TPHòa BìnhCàn LongChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Tô LâmVõ Thị SáuVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamCô SaoLâm ĐồngNew ZealandBến Nhà RồngHồi giáoQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngTrần Tiến HưngKhánh HòaĐộng đấtNgười Thái (Việt Nam)Vĩnh PhúcPhù NamChâu Nam CựcSinh sản hữu tínhNgô QuyềnT1 (thể thao điện tử)Sân bay quốc tế Long Thành🡆 More