Khám Lớn Cần Thơ

Khám Lớn Cần Thơ hiện nay là một di tích, tọa lạc tại số 8, đường Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.

Khám Lớn Cần Thơ
Di tích quốc gia
Khám Lớn Cần Thơ
Di tích Khám Lớn Cần Thơ
Tên khácNăm 1886: Prison Provinciale
Năm 1954: Trung tâm Cải huấn
Quốc giaKhám Lớn Cần Thơ Việt Nam
Vị tríSố 8, đường Ngô Gia Tự, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
Thành phố gần nhấtThành phố Cần Thơ
Tọa độ10°02′10,4″B 105°47′18,5″Đ / 10,03333°B 105,78333°Đ / 10.03333; 105.78333
Diện tích ban đầu3.762 m²
Diện tích hiện nay2.046 m²
Diện tích mở rộng1.090 m²
Diện tích sau mở rộng3.576,8 m²
Chiều cao3,6 – 5m
Thành lậpNăm 1886
Người thành lậpThực dân Pháp
Xây dựng1876 – 1886
Xây dựng bởiThực dân Pháp
Vật liệuXi măng, gạch, ngói, mảnh ve chai, kẽm gai, xà lim, vọng gác
Xây dựng choThực dân Pháp
Mục đích ban đầuTrại giam
Tổng mức đầu tưHơn 28,2 tỷ đồng
Giai đoạn trùng tu2022 – 2024
Mục đích hiện tạiDu lịch, tham quan, tìm hiểu
Phong cách kiến trúcKiến trúc Khám Lớn Cần Thơ độc đáo được xây dựng biệt lập
Thời gian tham quanTính đến ngày 17/02/2019
Lượng tham quan2.200 lượt khách
Cơ quan quản lýBảo tàng Thành phố Cần Thơ
Di tích cấp quốc gia
Khám Lớn Cần Thơ
LoạiDi tích văn hóa – lịch sử
Ngày nhận danh hiệu28 tháng 6 năm 1996 (1996-06-28)
Quyết địnhSố 1460/QĐ-VH

Lịch sử Khám Lớn Cần Thơ

Năm 1876, hạt Cần Thơ được thành lập . Kể từ đó, để phục vụ cho bộ máy cai trị, thực dân Pháp đã lần lượt cho xây dựng Tòa Bố, Dinh Chánh Tham biện (dinh của quan đầu tỉnh), Tòa án, nhà tù, v.v...

Theo bảng tóm tắt di tích Khám lớn Cần Thơ do Bảo tàng Cần Thơ biên soạn, thì nhà tù ấy có tên là Prison Provinciale (có nghĩa là "nhà tù tỉnh", nhưng người ta quen gọi là Khám Lớn Cần Thơ), được xây dựng năm 1886, trên diện tích 3.762 m2, nằm kế bên khu vực dinh Tỉnh trưởng thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa (nay là nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ).

Sau Hiệp định Genève (1954), tỉnh Cần Thơ đặt dưới quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa, và Khám lớn Cần Thơ được đổi tên là Trung tâm Cải huấn cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Kiến trúc Khám Lớn Cần Thơ

Khám Lớn Cần Thơ 
Dãy phòng giam tù nhân nam

Khám được xây dựng kiên cố, có tường dày (cao 3,6 m đến 5 m, trên tường có cắm nhiều mảnh chai nhọn) và rào sắt bao bọc, có các vọng gác để kiểm soát (cao 6 m gắn, có đèn pha chiếu sáng), và biệt lập với khu dân cư bằng hai con đường (nay là đường Ngô Gia Tự ở mặt tiền khám, và đường Bà Triệu ở bên phải khám).

Thời Việt Nam Cộng hòa, Khám lớn Cần Thơ chia thành 2 khu, với 21 phòng giam tập thể (có sức chứa khoảng 30 người, nhưng có khi giam hơn trăm) cùng nhiều xà lim nhỏ dùng để biệt giam. Từ cổng vào, khu giam tù nhân nữ ở phía trái, và khu giam tù nhân nam ở phía phải. Ngoài ra, còn có các hạng mục khác là: nhà chùa, nhà thờ, nhà bếp, nhà giám thị, nhà hướng nghiệp,...

Năm 1995, Cần Thơ xây dựng trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh, nên đã lấy một phần diện tích của khám lớn. Do vậy, khu trại giam giữ nữ tù, một số xà lim, khu phòng ở của giám thị không còn nữa (sau đó, một số đã được phục dựng trên phần diện tích còn lại). Diện tích được bảo tồn hiện nay là 2.046 m2.

Nơi giam giữ Khám Lớn Cần Thơ

Khám Lớn Cần Thơ 
Mô phỏng cảnh tù nhân nữ bị giam cầm

Thời Pháp thuộc, nơi đây từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng ở tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... Trong số ấy có những người rất trẻ như Trần Đóng (14 tuổi), Nguyễn Ngọc Trai (16 tuổi); và những cán bộ cao cấp như Lê Văn Nhung (tức Lý Hồng Thanh, Bí thư Tỉnh Ủy Cần Thơ năm 1940), Ngô Hữu Hạnh (tức Ngô Văn Khoẻ, Thường vụ Tỉnh Ủy Cần Thơ năm 1940), Quản Trọng Hoàng (Bí thư Tỉnh Ủy Cần Thơ bị bắt giam cuối năm 1939 , v.v...

Ngay trước cổng Khám lớn Cần Thơ, ngày 4 tháng 6 năm 1941, lúc 9 giờ 30 phút sáng, quân Pháp đã xử bắn ông Lê Văn Nhung và Ngô Hữu Hạnh .

Bên cạnh một số khu nhà cũ còn tồn tại, nơi đây cũng còn lưu giữ được một số các dụng cụ tra tấn, các hiện vật do tù nhân làm ra, cùng một số tranh ảnh, tư liệu quý...

Di tích cấp Quốc gia Khám Lớn Cần Thơ

Ngày 28 tháng 6 năm 1996, Bộ Văn Hóa-Thông tin đã ký Quyết định số 1460/QĐ-VH xếp hạng khu nhà tù ấy là Di tích Lịch sử Khám Lớn Cần Thơ-Văn hóa cấp quốc gia .

Ảnh Khám Lớn Cần Thơ

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Khám Lớn Cần ThơKiến trúc Khám Lớn Cần ThơNơi giam giữ Khám Lớn Cần ThơDi tích cấp Quốc gia Khám Lớn Cần ThơẢnh Khám Lớn Cần ThơKhám Lớn Cần ThơCần ThơNinh KiềuTân An, Ninh KiềuViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Chung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Kim Bình Mai (phim 2008)Nhà HồThái BìnhTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamHarry PotterNghệ AnThượng HảiNgườiHữu ThỉnhHợp chất hữu cơRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)Đô la MỹLương CườngBánh mì Việt NamMười hai vị thần trên đỉnh OlympusChu Vĩnh KhangSerie ATô LâmNick VujicicQuảng NinhPhố cổ Hội AnCần ThơNhà NguyễnHồ Dầu TiếngKim ĐồngTrần Đức ThắngTrí tuệ nhân tạoHứa Quang HánByeon Woo-seokHiệu ứng nhà kínhQuan hệ ngoại giao của Việt NamDinitơ monoxideViêm da cơ địaPhân cấp hành chính Việt NamTriệu Lộ TưDanh sách quốc gia theo diện tíchLàoLý Thường KiệtCách mạng Công nghiệp lần thứ tưTrần Văn Minh (Đà Nẵng)Nguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Le SserafimAcetaldehydeHình thoiFormaldehydeĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhMưa đáPhù NamIndonesiaHải DươngQuan VũQuân đội nhân dân Việt NamSự kiện Thiên An MônTrần Đại QuangDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Vụ đắm tàu RMS TitanicĐài LoanĐêm đầy saoThuật toánDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiChiến dịch Tây NguyênAn Dương VươngLâm ĐồngNúi Bà ĐenMã MorseThái LanTỉnh thành Việt NamGoogle DịchQuảng NamCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Vụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận AnTrương Gia BìnhHiếp dâmChiến tranh thế giới thứ haiNguyễn Ngọc KýViệt Nam🡆 More