Jean-Baptiste Lully

Jean-Baptiste Lully (tiếng Ý: Giovanni Battista Lulli; sinh năm 1632 tại Florence, mất năm 1687 tại Paris là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn violin, nhạc trưởng người Pháp gốc Ý và là một trong những gương mặt quan trọng của thời kỳ Baroque.

Ông cũng nổi tiếng về việc sử dụng cây gậy (baton) để chỉ huy dàn nhạc thay vì sử dụng cuộn giấy hay tay không như các nhạc trưởng khác cùng thời kỳ.

Jean-Baptiste Lully
Jean-Baptiste Lully
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
28 tháng 11, 1632
Nơi sinh
Firenze
Rửa tội29 tháng 11, 1632
Mất
Ngày mất
22 tháng 3, 1687
Nơi mất
Paris
Nguyên nhân
hoại tử
An nghỉNotre-Dame-des-Victoires
Nơi cư trúPháp
Giới tínhnam
Quốc tịchVương quốc Pháp, Đại công quốc Toscana
Nghề nghiệpnhà soạn nhạc, nhạc trưởng, biên đạo múa, nghệ sĩ vĩ cầm, giáo viên âm nhạc, vũ công múa ba lê, vũ công, nhà sư phạm, giáo viên
Học sinhMarin Marais, Jean-Féry Rebel
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1647 – 1687
Trào lưunhạc cổ điển, âm nhạc Baroque
Thể loạiopera, nhạc cổ điển, ballet
Nhạc cụvĩ cầm
Tác phẩm Jean-Baptiste LullyBellérophon, Isis, Thésée, Le Bourgeois gentilhomme
Chữ ký
Jean-Baptiste Lully

Cuộc đời và sự nghiệp Jean-Baptiste Lully

Jean-Baptiste Lully vốn sinh ra ở nước Ý - nơi nền âm nhạc thời Baroque rất phát triển - nhưng được đưa sang Pháp từ nhỏ để phục vụ trong hoàng cung. Ông đã bắt đầu học nhạc ở đây và sau đó được tuyển vào dàn nhạc của hoàng cung năm 1652. Lully cũng đồng thời trở thành diễn viên kịch câm, vũ công, kiêm nhà soạn nhạc cho những vở ballet trong cung đình. Năm 1662, ông được phong danh hiệu nhà soạn nhạc của triều đình. Trong năm 1663, ông hợp tác với nhà viết kịch nổi tiếng Molière để chuyển thể các vở hài kịch của Moliére thành các vở ballet hài. Lully bắt đầu lãnh đạo Viện Hàn lâm Âm nhạc hoàng gia (nhà hát opera) năm 1672 khiến ông chuyển sang viết các vở opera cũng như trở thành nhạc trưởng và đạo diễn.

Cái chết Jean-Baptiste Lully

Năm 1687, vua Louis XIV bị đau răng. Các bác sĩ chữa trị cho Louis XIV đã vụng về làm hỏng một mảnh hàm răng trên của nhà vua. Họ hàn vết thương lại bằng thanh sắt nóng đỏ. Mọi người đều nghĩ rằng nhà vua sẽ chết nhưng vết thương lại tiến triển tốt. Để chúc mừng Louis XIV may mắn bình phục, Lully đã soạn bản Te Deum và lên kế hoạch trình diễn với 300 nhạc công triều đình. Vào ngày 8 tháng 1 năm 1687, tai nạn xảy ra khi ông đang trình diễn. Như thường lệ, ông sử đụng cây gậy gỗ dài 1.5m để gõ nhịp thật mạnh xuống sàn nhà nhằm tạo ra cảm giác uy lực cho bản nhạc. Ông đã vô tình gõ cây gậy vào đúng bàn chân của mình. Các bác sĩ đã quyết định cắt bỏ bàn chân của ông nhưng ông từ chối vì ông cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông là một vũ công. Vết thương bị nhiễm trùng và dần hoại tử. Ông qua đời không lâu sau đó vào ngày 22 tháng 3 năm 1687 với biết bao sự thương tiếc và cảm thông.

Phong cách sáng tác Jean-Baptiste Lully

Lully là người đặt nền móng cho nghệ thuật opera Pháp, và là người cho ra đời loại bi kịch trữ tình với một kiểu nhạc mở màn (tiếng Anh gọi là overtureư) mới, dựa trên

  • sự luân phiên của các mức tốc độ nhanh-chậm
  • tăng cường thành phần dàn nhạc
  • sử dụng rông rãi trong âm nhạc những tiết tấu múa dân gian Pháp

đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nghệ thuật ballet. Sáng tác của Jean-Baptiste Lully ảnh hưởng lâu bền trong sự phát triển của nghệ thuật opera-ballet Pháp và thế giới.

Tác phẩm Jean-Baptiste Lully

Lully đã sáng tác 15 vở bi kịch trữ tình, tiêu biểu có:

  • Alceste (1674)
  • Persée (1682)
  • Acis và Galathée (1686)

30 vở opera hài, 11 vở ballet hài, vở opera-ballet Psyché (1678), nhạc nền cho kịch của Pierre Corneille, Molière, những tiểu phẩm khí nhạc, ariaca khúc.

Nghe thử một số trích đoạn

Nguồn tham khảo Jean-Baptiste Lully

Liên kết ngoài

Tags:

Cuộc đời và sự nghiệp Jean-Baptiste LullyCái chết Jean-Baptiste LullyPhong cách sáng tác Jean-Baptiste LullyTác phẩm Jean-Baptiste LullyNguồn tham khảo Jean-Baptiste LullyJean-Baptiste LullyBaroqueFlorenceNghệ sĩNhà soạn nhạcNhạc trưởngNămParisPhápViolinÝ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

EFL ChampionshipNhà Tây SơnKim Bình Mai (phim 2008)Danh sách nhân vật trong One PieceLịch sử Trung QuốcAbraham LincolnChiến dịch Tây NguyênNguyễn Huy ThiệpTFC BarcelonaNhà Lê sơSố nguyênNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhNguyễn Văn ThiệuGiai cấp công nhânChùa Một CộtHentaiTom và JerryPhilippinesChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtĐài Á Châu Tự DoVũ trụFacebookChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaGallonCực quangThái LanSinh sản hữu tínhĐông Nam ÁHạt nhân nguyên tửHiệp định Paris 1973Mã MorseĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtHòa BìnhTắt đènTrương Mỹ HoaMông CổNữ hoàng nước mắtNgân hàng Nhà nước Việt NamXVụ án Thiên Linh CáiKim Ngưu (chiêm tinh)Nguyễn Thị BìnhHàn Mặc TửMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamNhà HánTrịnh Nãi HinhBình DươngThượng HảiMạch nối tiếp và song songTây NinhTiền GiangKhang HiĐiện Biên PhủHọc viện Kỹ thuật Quân sựHùng VươngĐại ViệtDanh sách vụ thảm sát ở Việt NamBình ThuậnGiỗ Tổ Hùng VươngLiên bang Đông DươngĐồng NaiSinh sản vô tínhLệnh Ý Hoàng quý phiGia đình Hồ Chí MinhThanh Hải (nhà thơ)Tiếng Trung QuốcVincent van GoghBảo toàn năng lượngĐộng đấtMùi cỏ cháyTrần Nhân TôngThanh tra Bộ Công an (Việt Nam)F🡆 More