Lãnh Thổ Liên Bang Jammu Và Kashmir: Lãnh thổ liên bang

Jammu và Kashmir là một khu vực do Ấn Độ quản lý với vị thế là một lãnh thổ liên bang, gồm phần phía nam của vùng Kashmir bị tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan từ năm 1947, và giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ năm 1962.

Khu vực Jammu và Kashmir được chia tách với các lãnh thổ khác của Kashmir do Pakistan kiểm soát qua đường kiểm soát, lần lượt là Azad Kashmir và Gilgit-Baltistan về phía tây và phía bắc. Lãnh thổ này nằm về phía bắc của các bang Himachal Pradesh và Punjab của Ấn Độ, và phía tây của Ladakh, một lãnh thổ liên bang của Ấn Độ cũng thuộc vùng tranh chấp Kashmir.

Jammu và Kashmiruu
Hình nền trời của Jammu và Kashmiruu
Ấn chương chính thức của Jammu và Kashmiruu
Ấn chương
Jammu và Kashmir
Lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir tại Ấn Độ (màu nhạt là các lãnh thổ không kiểm soát)
Jammu và Kashmiruu trên bản đồ Thế giới
Jammu và Kashmiruu
Jammu và Kashmiruu
Quốc giaẤn Độ
Lãnh thổ liên bang31 tháng 10 năm 2019
Thủ phủSrinagar (mùa hè)
Jammu (mùa đông)
Diện tích
 • Tổng cộng42.241 km2 (16,309 mi2)
Độ cao cực đại (Đỉnh Nun)7.135 m (23,409 ft)
Độ cao cực tiểu (Chenab)247 m (810 ft)
Dân số (2011)
 • Tổng cộng12.258.433
 • Mật độ290/km2 (750/mi2)
Múi giờGiờ chuẩn Ấn Độ (UTC+05:30)
Mã ISO 3166IN-JK
Biển số xeJK
Ngôn ngữHindi (chính thức),, Anh (hành chính)
Kashmir, Dogri
Trang webhttps://www.jk.gov.in

Đạo luật về việc thành lập lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir được lưỡng viện Quốc hội Ấn Độ thông qua vào tháng 8 năm 2019. Bang Jammu và Kashmir bị chia thành hai lãnh thổ liên bang là 'Jammu và Kashmir' và 'Ladakh', có hiệu lực từ 31 tháng 10 năm 2019. Jammu và Kashmir là lãnh thổ liên bang lớn thứ nhì (sau Ladakh) và đông dân thứ nhì (sau Delhi) của Ấn Độ.

Lịch sử Lãnh Thổ Liên Bang Jammu Và Kashmir

Bang Jammu và Kashmir trước đó có vị thế đặc biệt theo Điều 370 Hiến pháp Ấn Độ. Khác với các bang khác, Jammu và Kashmir có hiến pháp, hiệu kỳ và được tự trị hành chính. Các công dân Ấn Độ từ các bang khác không được phép mua đất hoặc tài sản tại Jammu và Kashmir. Jammu và Kashmir gồm có ba khu vực riêng biệt: Jammu có người Ấn Độ giáo chiếm đa số, thung lũng Kashmir do người Hồi giáo chiếm đa số còn Ladakh có nhiều cư dân là tín đồ Phật giáo. Bất ổn và bạo lực luôn dai dẳng tại thung lũng Kashmir, và sau tranh chấp trong một cuộc bầu cử cấp bang vào năm 1987, bùng phát một cuộc nổi dậy kéo dài nhằm kháng nghị về quyền tự trị và các quyền lợi.Đảng Bharatiya Janata (BJP) lên nắm quyền trong tổng tuyển cử năm 2014, và trong tuyên ngôn tuyển cử 2019 của họ có việc thu hồi Điều 370 của Hiến pháp Ấn Độ, nhằm để Jammu và Kashmir có vị thế ngang với các bang khác. Một nghị quyết về bãi bỏ Điều 370 được lưỡng viện Quốc hội Ấn Độ thông qua vào tháng 8 năm 2019. Đồng thời, một đạo luật tái tổ chức cũng được thông qua, theo đó sẽ phân bang này thành hai lãnh thổ liên bang, Jammu và Kashmir và Ladakh. Việc tái tổ chức này có hiệu lực từ ngày 31 tháng 10 năm 2019.

Địa lý Lãnh Thổ Liên Bang Jammu Và Kashmir

Lãnh Thổ Liên Bang Jammu Và Kashmir: Lịch sử, Địa lý, Hành chính 
Bản đồ địa hình khu vực tranh chấp Kashmir.

Jammu và Kashmir có một số thung lũng như thung lũng Kashmir, thung lũng Tawi, thung lũng Chenab, thung lũng Poonch, thung lũng Sind và thung lũng Lidder. Thung lũng Kashmir rộng 100 km và có diện tích 15520,3 km2. Dãy Himalaya phân chia thung lũng Kashmir với cao nguyên Thanh Tạng, còn dãy Pir Panjal bao quanh thung lùng ở phía tây và nam và tách biệt nó với vùng đồng bàng lớn ở miền bắc của Ấn Độ. Dọc theo sườn đông bắc của thung lũng là rặng chính của Himalaya. Thung lũng này có độ cao trung bình 1.850 m trên mực nước biển, song dãy Pir Panjal kế bên có độ cao trung bình là khoảng 3.000 m. Sông Jhelum là sông chính của vùng Himalaya chảy qua thung lũng Kashmir. Các sông Tawi, Ravi và Chenab là các sông lớn chảy qua khu vực Jammu.

Hành chính Lãnh Thổ Liên Bang Jammu Và Kashmir

Lãnh Thổ Liên Bang Jammu Và Kashmir: Lịch sử, Địa lý, Hành chính 
Lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir (J và K) trong đường màu cam. Lãnh thổ liên bang Ladakh (L) trong đường màu lam.

Lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir gồm có hai phân vùng: Jammu và Kashmir, và được chia tiếp thành 20 huyện.

Phân vùng Tên gọi Trụ sở Diện tích (km²)
Jammu Kathua Kathua 2.651
Jammu Jammu 3.097
Samba Samba, Jammu 904
Udhampur Udhampur 4.550
Reasi Reasi 1,719
Rajauri Rajauri 2.630
Poonch Poonch 1.674
Doda Doda 11.691
Ramban Ramban 1.329
Kishtwar Kishtwar 1.644
Tổng cộng phân vùng Jammu 26.293
Kashmir Anantnag Anantnag 3.984
Kulgam Kulgam 1.067
Pulwama Pulwama 1.398
Shopian Shupiyan 612,87
Budgam Badgam 1.371
Srinagar Srinagar 2.228
Ganderbal Ganderbal 259
Bandipora Bandipore 398
Baramulla Baramula 4.588
Kupwara Kupwara 2.379
Tổng cộng phân vùng Srinagar 15.948

Đọc thêm

Ghi chú

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Lãnh Thổ Liên Bang Jammu Và KashmirĐịa lý Lãnh Thổ Liên Bang Jammu Và KashmirHành chính Lãnh Thổ Liên Bang Jammu Và KashmirLãnh Thổ Liên Bang Jammu Và KashmirAzad KashmirGilgit-BaltistanHimachal PradeshKashmirLadakhPunjab, Ấn ĐộĐường kiểm soát Ấn Độ - Pakistan

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Quân hàm Quân đội nhân dân Việt NamKinh tế Nhật BảnKim ĐồngChiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3Phong trào Thơ mới (Việt Nam)Ngân hàng Nhà nước Việt NamLàoTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCQuân đội nhân dân Việt NamĐiện BiênĐắk LắkNgôn ngữLiên XôCôn ĐảoĐà NẵngĐội tuyển bóng đá quốc gia Hàn QuốcMassage kích dụcQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamLê Hoài TrungGallonĐất rừng phương NamKinh Ăn Năn TộiThủ dâmGấu đen Bắc MỹNinh ThuậnTrần Thái TôngNhân Chứng Giê-hô-vaHồ Quý LyNhà MinhLê Thanh Hải (chính khách)Phố cổ Hội AnQuân đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt NamCơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an (Việt Nam)Hiệp định Genève 1954Kylian MbappéNguyễn TuânVladimir Vladimirovich PutinCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamNguyễn Vân ChiNhật thựcBlackpinkLong AnVăn hóaHệ Mặt TrờiNhà NguyễnVõ Nguyên GiápHải DươngĐoàn Văn HậuNguyễn Hữu CảnhTrần Anh HùngNhà TốngMinh Thái TổXã hộiNhà HánBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAHentaiNam quốc sơn hàÝ thức (triết học)Bình ThuậnXVideosKhông gia đìnhTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngThánh địa Mỹ SơnLê Ngọc QuangGiờ Trái ĐấtTrung QuốcĐức quốc xãThành phố Hồ Chí MinhXuân QuỳnhViệt Anh (nghệ sĩ)Trương Tấn SangWilliam ShakespeareStade de ReimsHạ LongTiếng AnhThảm họa ChernobylNATOPhạm Minh ChínhTên gọi Việt Nam🡆 More