Nhân Thọ Hoàng Thái Hậu: Ung Chính Đế sinh mẫu, Hoàng thái hậu Đại Thanh

Nhân Thọ Hoàng thái hậu (Tiếng Trung: 仁壽皇太后; tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠᡤᡠᠩᠨᡝᠴᡠᡴᡝᡤᠣᠰᡳᠨᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ, Möllendorff: hiyoošungga gungnecuke gosin hūwangheo, Abkai: hiyouxungga gungnequke gosin hvwangheo; 28 tháng 4 năm 1660 - 25 tháng 6 năm 1723) hay còn gọi là Hiếu Cung Nhân hoàng hậu (孝恭仁皇后), là phi tần của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế, thân mẫu của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế.

Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu
孝恭仁皇后
Ung Chính Đế sinh mẫu
Nhân Thọ Hoàng Thái Hậu: Thân thế, Đại Thanh tần phi, Đại Thanh Hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu Đại Thanh
Tại vị13 tháng 11 năm 1722
- 23 tháng 5 năm 1723
Tiền nhiệmNhân Hiến Hoàng thái hậu
Từ Hoà Hoàng thái hậu
Kế nhiệmSùng Khánh Hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh(1660-04-28)28 tháng 4, 1660
Mất25 tháng 6, 1723(1723-06-25) (63 tuổi)
Vĩnh Hòa cung, Tử Cấm Thành
An táng1 tháng 9 năm 1723
Thanh Cảnh lăng
Phối ngẫuThanh Thánh Tổ
Khang Hi Hoàng đế
Hậu duệ Nhân Thọ Hoàng Thái Hậu
Tên đầy đủ
Ô Nhã·Mã Lục (乌雅·玛琭)
Tôn hiệu
Nhân Thọ Hoàng thái hậu
(仁壽皇太后)
Thụy hiệu
Hiếu Cung Tuyên Huệ Ôn Túc Định Dụ Từ Thuần Khâm Mục Tán Thiên Thừa Thánh Nhân Hoàng hậu
(孝恭宣惠溫肅定裕慈純欽穆贊天承聖仁皇后)
Thân phụUy Vũ

Bà chưa bao giờ được lập làm Hoàng hậu khi còn sống, chỉ được truy phong ngôi Hoàng hậu khi đã qua đời.

Thân thế Nhân Thọ Hoàng Thái Hậu

Nhân Thọ Hoàng Thái Hậu: Thân thế, Đại Thanh tần phi, Đại Thanh Hoàng thái hậu 
Cận chân dung Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị

Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu sinh ngày 19 tháng 3 (âm lịch), tên gọi Mã Lục (玛琭), xuất thân từ dòng họ Ô Nhã thị (乌雅氏), lại có thuyết gọi Ngô Nhã thị (吴雅氏), thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ. Tuy nhiên, gia tộc bà nguyên thuộc Bao y Chính Hoàng kỳ, sau này mới được nhập Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, thoát khỏi thân phận Bao y.

Tằng tổ phụ Ngạch Bách Căn (额柏根), thế cư Cáp Đạt, lại có chỗ nói thế cư Diệp Hách, buổi đầu quốc sơ thì quy thuận. Tổ phụ Ngạch Tham (额参), là con trưởng của Ngạch Bách Căn, buổi đầu phò tá Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, làm chức Thiện Phòng Tổng lĩnh (膳房总管), này vốn là Nội vụ phủ Bao y. Về sau ông lập được công danh, chinh chiến Triều Tiên, lại đến Sơn Đông, Tế Nam, công lao hiển hách nên dần thăng Nhất đẳng Đô úy, kiêm nhậm Tá lĩnh, thụ Nam tước. Phụ thân của bà là Uy Vũ (威武), lại có tên khác Ngụy Vũ (魏武), là trưởng tử của Ngạch Tham, đương thời nhậm chức vụ [Hộ quân Tham lĩnh; 護軍參領], hàm Chính tam phẩm. Em trai bà tên là Bác Khải (博启), được giữ chức Tán trật đại thần, hàm Tòng nhị phẩm.

Trong nhà bà còn có người chú Nhạc Sắc (岳色), nguyên nhậm Tư Hộ quan, sau đặc ban chức Kỵ đô úy. Ngoài ra, còn có Đạc Bật (铎弼), là đường huynh đệ của Uy Vũ, đương thời nhậm Phó đô Ngự sử trong Đô Sát viện, Nội vụ phủ Tổng quản kiêm Tá lĩnh. Em gái gả cho A Linh A, con trai của Át Tất Long và là em của Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu và Ôn Hi Quý phi. Cháu trai (con của em gái), ngay từ dưới thời Khang Hi đã làm đến hàm Chính nhất phẩm Lãnh Thị vệ Nội đại thần, Hình bộ Thượng thư, tước Nhị đẳng công. Về sau, khi bà hiển quý, trở thành Hoàng thái hậu, cả gia đình cũng vinh hiển, cả ông cụ, ông nội và cha bà được Ung Chính Đế phong tước phong Nhất đẳng công (一等公).

Ung Chính Đế vì khuếch trương dòng dõi của Thái hậu, cũng là để tự nâng bản thân, còn tự xưng dòng họ của bà là Bổn triều cựu tộc, sang thế danh gia (Nguyên văn: 本朝旧族, 创世名家), lại ra chỉ dụ tán thưởng:

Đại Thanh tần phi Nhân Thọ Hoàng Thái Hậu

Có tổ phụ vốn là Bao y, cho nên Ô Nhã thị tính ra phải vào Nội vụ phủ làm việc khi còn nhỏ dựa theo Nội vụ phủ tuyển tú. Căn cứ theo hồ sơ Quất Huyền Nhã (橘玄雅) khảo được từ Lục đầu bài đương (绿头牌档), vào năm Khang Hi thứ 14 (1675), Khang Hi Đế lệnh cho Nội vụ phủ tuyển chọn Bao y Tú nữ, Ô Nhã thị lấy thân phận Cung nữ tử mà nhập cung. Năm đó, bà 16 tuổi, cùng xét tuyển với bà có Lương phi Giác Thiền thị, được ghi lại tên là "Song Tỷ" và Định phi Vạn Lưu Ha thị, được ghi lại tên là "Nữu Nữu".

Án theo tập hồ sơ này, Ô Nhã Mã Lục là được "đề cử", nhưng không phải là vì xuất chúng gì cả, mà là được đề cử khi tiến hành Nội vụ phủ tuyển tú lần thứ hai. Đại khái bà đã bị loại, lần này lại lần nữa tham tuyển. Lần đầu tiên diễn ra khi nào, vẫn chưa biết được. Hồ sơ cung đình thời Thanh dưới triều đại Khang Hi rất khan hiếm, nên cũng không thực sự rõ bối cảnh từ khi Mã Lục nhập cung đến khi chính thức trở thành tần phi. Sớm biết được, Mã Lục nhập cung đã lãnh làm Cung nữ tử, là Cung nữ riêng của các phi tần.

Năm Khang Hi thứ 17 (1678), ngày 30 tháng 10 (âm lịch), Cung nhân Ô Nhã Mã Lục sinh Hoàng tứ tử Dận Chân (胤禛). Lúc này Ô Nhã thị chưa có thân phận, nên sau khi đầy tháng thì Khang Hi Đế đem Hoàng tử Dận Chân đưa cho Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông thị nuôi dưỡng. Một năm sau (1679), ngày 13 tháng 10 (âm lịch), Khang Hi Đế sách phong cung nhân Ô Nhã thị làm Đức tần (德嬪). Do mới được sách phong, Đức tần Ô Nhã thị có thứ tự sau cùng trong số các tần phi có tước vị khi ấy.

Năm Khang Hi thứ 19 (1680), ngày 5 tháng 2 (âm lịch), bà sinh ra 1 người con trai nữa, tên Dận Tộ, là Hoàng tử thứ sáu của Khang Hi Đế. Sang năm sau (1681), ngày 20 tháng 12 (âm lịch), Đức tần Ô Nhã thị cùng Huệ tần Na Lạp thị, Vinh tần Mã Giai thị cùng Nghi tần Quách Lạc La thị đồng thời được tấn phong Phi vị, do đó Ô Nhã thị được thăng lên Đức phi (德妃). Lúc này bà ở tại Vĩnh Hòa cung. Năm ấy Ô Nhã thị vừa 22 tuổi.

Sách văn rằng:

Năm Khang Hi thứ 21 (1682), ngày 1 tháng 6 (âm lịch), Ô Nhã thị hạ sinh Hoàng thất nữ, nhưng Hoàng nữ chết non vào tháng 8 cùng năm, chỉ vừa được 2 tháng tuổi. Năm thứ 22 (1683), ngày 22 tháng 9, sinh hạ Hoàng cửu nữ, tức Cố Luân Ôn Hiến Công chúa, được giao cho Nhân Hiến Hoàng thái hậu đích thân nuôi dạy.

Năm Khang Hi thứ 25 (1686), ngày 24 tháng 4 (âm lịch), Ô Nhã thị hạ sinh Hoàng thập nhị nữ. Năm thứ 27 (1688), ngày 9 tháng 1 (âm lịch), Ô Nhã thị hạ sinh người con cuối cùng, Tuân Quận vương Dận Trinh, Hoàng tử thứ 14 của Khang Hi Đế.

Lúc này, Hoàng thập nhị nữ cùng Dận Trinh là những người con mà Ô Nhã thị trực tiếp gần gũi và nuôi lớn. Trong đó đáng chú ý nhất là Dận Trinh, người vừa là con út, vừa là con trai còn lại nhỏ nhất của Ô Nhã thị, do Hoàng lục tử Dận Tộ đã mất vào năm Khang Hi thứ 24 (1685), trong khi Dận Chân đã được Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu nuôi dưỡng từ nhỏ. Hoàng thập nhị nữ sống đến năm 12 tuổi, thì đột ngột qua đời vào năm Khang Hi thứ 36 (1697), từ đó chỉ còn Hoàng tử Dận Trinh bên cạnh bà.

Đại Thanh Hoàng thái hậu Nhân Thọ Hoàng Thái Hậu

Năm Khang Hi thứ 61 (1722), ngày 13 tháng 11 (tức ngày 20 tháng 12 dương lịch), Khang Hi Hoàng đế băng hà. Ngày 20 tháng 11 (tức ngày 27 tháng 12 dương lịch), theo di chiếu, Hoàng tứ tử Ung Thân vương Dận Chân kế vị, tức Ung Chính Đế.

Với thân phận là sinh mẫu của Tân đế, Đức phi Ô Nhã thị được tấn tôn làm Hoàng thái hậu. Thời điểm tấn tôn, Ô Nhã thị đã hơn 60 tuổi, Ung Chính Đế đối với mẫu thân cực kì hiếu thuận, chuẩn bị lễ long trọng mời bà từ Vĩnh Hòa cung đến cung thất dành riêng cho Thái hậu là Ninh Thọ cung. Gặp khi Nghi phi có hành vi vô lễ, Ung Chính Đế cũng vì danh dự của mẹ mình mà ra chỉ trách phạt vị sủng phi này của Khang Hi Đế.

Năm Ung Chính nguyên niên (1723), tháng giêng, Ung Chính Đế soạn chỉ dụ, tấn dâng tôn hiệu cho Hoàng thái hậu là Nhân Thọ Hoàng thái hậu (仁壽皇太后).

Sang đầu tháng 2 cùng năm, Ung Chính Đế ra chỉ dụ truy phong tằng tổ phụ của Thái hậu - Ngạch Bố Căn, tổ phụ của Thái hậu - Ngạch Tham cùng phụ thân của Thái hậu - Uy Vũ làm [Nhất đẳng công; 一等公], các phu nhân đều là [Công Nhất phẩm Phu nhân; 公一品夫人], em trai của Hoàng thái hậu là Bạch Khải thừa tập Nhất đẳng công, kế thừa truyền đời. Sang ngày 22 tháng 5 (âm lịch) cùng năm, Nhân Thọ Hoàng thái hậu lâm trọng bệnh, Ung Chính Đế ngày đêm hầu chén thuốc không nghỉ. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 5 (tức ngày 25 tháng 6 dương lịch), đêm khuya giờ Sửu, Hoàng thái hậu qua đời tại Vĩnh Hòa cung, thọ 64 tuổi. Nhân Thọ Hoàng thái hậu khi ấy được đặt tại Ninh Thọ cung, Ung Chính Đế thương cảm mặc đồ trắng cư tang. Sau 3 ngày, ngày 26 tháng 5, bà được đem đến Thọ Hoàng điện (壽皇殿).

Truy thụy và phối thờ Nhân Thọ Hoàng Thái Hậu

Sang tháng sau, ngày 20 tháng 6, Tổng lý Vương đại thần Cửu khanh là Hàn Chiêm Khoa (翰詹科) dẫn đầu các quan hội nghị việc phụng thờ Thánh Tổ miếu, thêm chữ [Nhân] là Đế thụy của Khang Hi Đế vào thụy hiệu của Thái hậu, cũng như 3 vị Hoàng hậu trước đó. Các đại thần cùng nghị phối thờ Tứ hậu (Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu cùng Nhân Thọ Hoàng thái hậu) vào Thánh Tổ miếu, đó là dựa vào lệ có từ thời Tống Thái Tông cùng Tống Chân Tông. Ung Chính Đế ra chỉ dụ, trong đó có đoạn:

Ngày 12 tháng 8 (âm lịch) cùng năm, Ung Chính Đế làm đại lễ tiến dâng thụy hiệu cho Đại Hành Hoàng thái hậu, là Hiếu Cung Tuyên Huệ Ôn Túc Định Dụ Tán Thiên Thừa Thánh Nhân Hoàng hậu (孝恭宣惠溫肅定裕贊天承聖仁皇后). Chiếu cáo thiên hạ.

Sách thụy văn rằng:

Ngày 1 tháng 9 cùng năm, hợp táng cùng Khang Hi Đế và 3 vị Tiên hậu ở Cảnh lăng (景陵), thuộc Thanh Đông lăng ở Tuân Hóa. Cùng ngày, thăng phụ Thái Miếu. Qua các đời con cháu Càn Long, Gia Khánh, thụy hiệu đầy đủ của bà là: Hiếu Cung Tuyên Huệ Ôn Túc Định Dụ Từ Thuần Khâm Mục Tán Thiên Thừa Thánh Nhân Hoàng hậu (孝恭宣惠溫肅定裕慈純欽穆贊天承聖仁皇后).

Hậu duệ Nhân Thọ Hoàng Thái Hậu

  1. Hoàng tứ tử Dận Chân [胤禛], tức Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế.
  2. Hoàng lục tử Dận Tộ [胤祚; 1680 – 1685], con trai thứ sáu của Khang Hi Đế. Sinh ngày 5 tháng 2 năm Khang Hi thứ 19, mất ngày 14 tháng 5 năm Khang Hi thứ 24. Được 6 tuổi.
  3. Hoàng thất nữ [皇七女; 1682], con gái thứ 7 của Khang Hi Đế. Sinh ngày 1 tháng 6 năm Khang Hi thứ 21, chết vào tháng 8 cùng năm.
  4. Cố Luân Ôn Hiến Công chúa [固倫溫憲公主; 22 tháng 9, năm 1683tháng 7, năm 1702], Hoàng cửu nữ, sơ phong [Hòa Thạc Công chúa], từ nhỏ do Hoàng đích tổ mẫu là Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu nuôi dưỡng. Năm Khang Hi thứ 39 (1700), hạ giá Thuấn An Nhan (舜安颜) - là cháu nội của Đông Quốc Duy và là cháu gọi Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu bằng cô. Ung Chính Đế truy tặng làm [Cố Luân Công chúa].
  5. Hoàng thập nhị nữ [皇十二女; 1686 - 1697], con gái thứ 12 của Khang Hi Đế. Sinh ngày 24 tháng 4 năm Khang Hi thứ 25, mất vào tháng 2 năm Khang Hi thứ 36, được 12 tuổi.
  6. Hoàng thập tứ tử Dận Trinh [胤礽; 1688 - 1755], thụy hiệu Tuân Cần Quận vương (恂勤郡王).

Trong văn hóa đại chúng Nhân Thọ Hoàng Thái Hậu

Năm Phim truyền hình Diễn viên
1980 《Đại nội quần anh》 Lương Thuấn Yên
1995 《Cửu vương đoạt vị》 Bào Khởi Tĩnh
1997 《Giang hồ kỳ hiệp truyện》 Trần Sa Lợi
1997 《Vương triều Ung Chính》 Thi Kiến Lam
2011 Cung tỏa tâm ngọc Lưu Tuyết Hoa
2012 Hậu cung Chân Hoàn truyện Lưu Tuyết Hoa
2012 Cung tỏa châu liêm Lưu Tuyết Hoa
2012 Bộ bộ kinh tâm Đới Xuân Vinh
2014 《Thực vi nô》 Lữ San

Xem thêm

Tham khảo

  • Hummel, Arthur William, ed. Eminent Chinese of the Ch'ing Period (1644-1912). 2 vols. Washington: United States Government Printing Office, 1943.
  • Daily Life in the Forbidden City, Wan Yi, Wang Shuqing, Lu Yanzhen ISBN 0-670-81164-5
  • Draft history of the Qing dynasty《清史稿》卷二百十四.列傳一.后妃傳.聖祖孝恭仁皇后.
  • Passionate women: female suicide in late imperial China. Paul S. Ropp,Paola Zamperini,Harriet Thelma Zurndorfer. ISBN 90-04-12018-1, ISBN 978-90-04-12018-1.

Tags:

Thân thế Nhân Thọ Hoàng Thái HậuĐại Thanh tần phi Nhân Thọ Hoàng Thái HậuĐại Thanh Hoàng thái hậu Nhân Thọ Hoàng Thái HậuTruy thụy và phối thờ Nhân Thọ Hoàng Thái HậuHậu duệ Nhân Thọ Hoàng Thái HậuTrong văn hóa đại chúng Nhân Thọ Hoàng Thái HậuNhân Thọ Hoàng Thái Hậu1660172325 tháng 628 tháng 4Chữ HánPhi tầnThanh Thánh TổThanh Thế TôngTiếng Mãn

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Long AnQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamThâm QuyếnMaldivesViệt Nam Cộng hòaIranGiờ Trái ĐấtLiên Hợp Quốc17 tháng 4Địa lý Việt NamArsenal F.C.Nhà ChuLê Phương (diễn viên)Nguyễn Minh TúKinh thành HuếĐịa đạo Củ ChiĐại dịch COVID-19 tại Việt NamNam CaoHàn Mặc TửTây NinhLê Đại HànhChiến tranh LạnhHuy CậnChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitChùa Bái ĐínhBoku no PicoSố chính phươngThành phố Hồ Chí MinhHọc viện Kỹ thuật Quân sựTriệu VyNhà ThanhTrạm cứu hộ trái timHàm PhongXuân DiệuMạch nối tiếp và song songLý Thường KiệtNhà Tiền LêArya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaLê Thánh TôngQuảng BìnhTru TiênDanh sách vườn quốc gia tại Việt NamMông CổNha TrangVàngQuốc gia Việt NamIllit (nhóm nhạc)Bạo lực học đườngMèoNgười Buôn GióHội AnCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamChâu Đại DươngTrà VinhChâu Đăng KhoaCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phố cổ Hội AnGallonNgười ViệtTrần Thánh TôngAndriy LuninLionel MessiNguyễn DuCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Quang TựVõ Thị Ánh XuânQuốc hội Việt NamGấu trúc lớnQuảng TrịNguyễn Chí ThanhVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Ngân hàng Nhà nước Việt NamÂu CơChiến tranh Đông DươngSuboiLý Tự Trọng🡆 More