Hanoi Hannah

Hanoi Hannah là biệt danh mà lính Mỹ đặt cho một nhóm các nữ phát thanh viên Việt Nam, những người trong Chiến tranh Việt Nam đã thay nhau đọc những thông báo tuyên truyền trên Đài Tiếng nói Việt Nam (Radio Hanoi) nhằm kêu gọi lính Mỹ từ bỏ cuộc chiến và đòi quyền được trở về nhà.

Đây là một phần của chiến tranh tâm lý do nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện. Trong nhóm này, nữ phát thanh viên chính là Trịnh Thị Ngọ (sinh năm 1931, mất năm 2016); do đó, bài này chủ yếu nói về bà.

Trịnh Thị Ngọ
Hanoi Hannah
Phỏng vấn của C-SPAN vào năm 1992
SinhTrịnh Thị Ngọ
11 tháng 5, 1931
Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Mất30 tháng 9, 2016(2016-09-30) (85 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dân tộcKinh
Cha mẹ
  • Trịnh Đình Kính (cha)
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (?)

Tiểu sử Hanoi Hannah

Trịnh Thị Ngọ sinh ở phố cổ Hàng Bồ, Hà Nội. Có sự thiếu thống nhất giữa các nguồn về năm sinh của bà, có báo ghi năm 1931, báo khác lại ghi 1933. Bà là con của nhà tư sản Trịnh Đình Kính được mệnh danh là "ông hoàng thủy tinh Đông Dương". Bà thi đậu tú tài tiếng Pháp, sau đó theo học tiếng Anh cô giáo Lucine Hà Văn Vượng (theo tên chồng là ông Hà Văn Vượng). Bộ phim mà bà rất mực yêu thích là Cuốn theo chiều gió đã thôi thúc bà học tiếng Anh để có thể tự mình nghe hiểu lời thoại của phim mà không cần phụ đề. Bà gia nhập Đài tiếng nói Việt Nam năm 1955 và bắt đầu lên sóng hướng đến các thính giả là lính Mỹ sau sự kiện Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đặt chân vào Đà Nẵng.

Năm 1976, bà vào Thành phố Hồ Chí Minh cùng với chồng là chuyên gia thiết bị y tế từng ở Pháp và tiếp tục làm trong Đài Tiếng nói cho tới khi nghỉ hưu.

Bà qua đời ngày 30 tháng 9 năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 85 tuổi.

Lên sóng Hanoi Hannah

Hanoi Hannah 
Bà Trịnh Thị Ngọ trong một buổi phát thanh

Dưới tên "Thu Hương", bà lên sóng mỗi ngày ba lần, đối tượng thính giả là lính Mỹ. Cùng với Nguyen Van Tung, bà đọc danh sách những người Mỹ mới chết hay bị bắt, dẫn chứng để thuyết phục lính Mỹ tin rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam là không chính đáng và trái đạo đức, bà còn phát những bài hát phản chiến nổi tiếng của Mỹ để gợi nỗi nhớ nhà.

Đây là trích dẫn một trong những đoạn văn mà bà thường đọc:

    How are you, GI Joe? It seems to me that most of you are poorly informed about the going of the war, to say nothing about a correct explanation of your presence over here. Nothing is more confused than to be ordered into a war to die or to be maimed for life without the faintest idea of what's going on. (Hanoi Hannah, ngày 16 tháng 6 năm 1967)

Dịch ra

    Chào các chàng lính Mỹ vô danh. Tôi thấy dường như hầu hết các anh được biết rất ít thông tin về diễn biến của cuộc chiến, lại càng thiếu một lời giải thích đúng đắn vì lẽ gì mình phải ở đây. Không có gì mơ hồ bằng việc được lệnh dấn thân vào một chiến trường đối mặt cái chết hoặc thương tật cả đời mà không có lấy một ý niệm nhỏ nhất về chuyện gì đang diễn ra.

Bên cạnh đài Armed Forces Radio của Hoa Kỳ và đôi khi BBC World Service của Anh, nhiều lính Mỹ cũng bắt những chương trình của Hanoi Hannah để nghe nhạc và những đoạn tuyên truyền vì mục đích giải trí. Các trại tù binh bật đài Radio Hanoi để tuyên truyền cho tù binh hiểu về tính phi nghĩa của cuộc chiến mà Mỹ gây ra ở Việt Nam. Nhiều khi bà cung cấp nhiều chi tiết hơn các chương trình Mỹ về những sự kiện bất lợi cho phía quân đội Mỹ hoặc Việt Nam Cộng hòa.

Tiếng nói của bà xuất hiện trong trò chơi máy tính Battlefield Vietnam (2004), trong những khúc Quảng Trị và màn chiếm lại Huế, trên các loa phóng thanh, cũng như ở đoạn đầu nếu chờ sau câu nói của Lyndon B. Johnson.

Xem thêm

  • Tokyo Rose
  • Axis Sally
  • Jane Fonda
  • Lord Haw-Haw
  • Baghdad Bob (Muhammad Saeed al-Sahhaf)
  • Seoul City Sue (Anna Wallace Suhr)
  • Azzam the American (Adam Gadahn)
  • Jihad Johnny (John Walker Lindh)
  • Người phản bội Stuttgart (Paul Ferdonnet)
  • Philippe Henriot
  • Năm chiến hữu

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Tiểu sử Hanoi HannahLên sóng Hanoi HannahHanoi HannahChiến tranh Việt NamChiến tranh tâm lýHà NộiLính MỹNgười ViệtViệt Nam Dân chủ Cộng hòaĐài Tiếng nói Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách nhân vật trong Tây Du KýChữ Quốc ngữDòng điệnUzbekistanDanh sách nhân vật trong DoraemonPhan Văn GiangĐồng ThápThụy SĩĐờn ca tài tử Nam BộLucas VázquezNapoléon BonaparteHàn Mặc TửAngolaNguyễn Ngọc KýẤm lên toàn cầuPhim khiêu dâmRừng mưa AmazonQPhạm Phương Thảo (ca sĩ)GoogleGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Chung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngNew ZealandGiỗ Tổ Hùng VươngNguyễn Hà PhanThích Quảng ĐứcTân CươngAi CậpNguyễn Trung TrựcThiên địa (trang web)PiBà Rịa – Vũng TàuGiải bóng đá Ngoại hạng AnhBảo toàn năng lượngĐại Việt sử ký toàn thưĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Hàn QuốcXabi AlonsoThượng HảiHoàng thành Thăng LongDanh sách đảo lớn nhất Việt NamFLịch sử Trung QuốcTriệu Lệ DĩnhĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamĐảng ủy Công an Trung ương (Việt Nam)Việt Nam Dân chủ Cộng hòaKylian MbappéHọc viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam)Chủ nghĩa khắc kỷTư Mã ÝPhạm TuyênCảm tình viên (phim truyền hình)Ma Kết (chiêm tinh)Chu Văn AnTừ mượnHà GiangUEFA Europa LeaguePhù NamNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Hàn TínTạ Đình ĐềLiên Hợp QuốcBTSTruyện KiềuDân số thế giớiChiến dịch Tây NguyênTiếng AnhThánh GióngĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Nghệ AnLê Minh HưngDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânCleopatra VIIBlue LockTrần Cẩm TúTố HữuManchester United F.C.🡆 More