Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam

Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam - gọi tắt là Liên Việt - là tổ chức liên hiệp các tổ chức chính trị và xã hội với mục đích đoàn kết tất cả các lực lượng và đồng bào yêu nước Việt Nam không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, dân tộc để làm cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường.

Hội ra đời trong bối cảnh Pháp cho phép Nguyễn Văn Thinh lập Cộng hòa tự trị Nam Kỳ trong Liên bang Đông Dương, vi phạm Hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba, và nhằm chống chia rẽ của Pháp.

Hội ra đời nhằm thực hiện chủ trương mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc thu hút nhân sĩ, trí thức, quan lại cũ, nhà điền chủ, công thương gia vì một lý do nào đó trước đây chưa có quan hệ với Việt Minh hoặc chưa vào Việt Minh, nay muốn gia nhập một hình thức tổ chức thích hợp để có điều kiện góp phần vào sự nghiệp củng cố nền độc lập của nước nhà.

Cương lĩnh của Hội viết: "Mục đích đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam: Độc lập - Thống nhất - Dân chủ - Phú cường".

Ở phần Chính trị chung của Cương lĩnh viết: "1- Giữ vững quyền tự chủ để đi đến hoàn toàn độc lập. 2- Thống nhất Trung - Nam - Bắc làm cho lãnh thổ Việt Nam được trọn vẹn. 3- Thực hiện và củng cố chế độ dân chủ cộng hòa trong toàn cõi Việt Nam. 4- Bình đẳng, tương trợ và đoàn kết với tất cả các dân tộc thiểu số". 

Hội đề ra bốn nhiệm vụ khẩn cấp và nhấn mạnh: trong giờ phút lịch sử tồn vong của quốc gia, dân tộc, những mâu thuẫn giữa các xu thế chính trị, các tôn giáo, các giai cấp, những sự chia rẽ vô lý giữa các dân tộc đều phải được dàn xếp, xóa bỏ và nhường bước cho sự đại đoàn kết rộng rãi, thành thực, vững chắc. Trên báo Sự thật cho biết "Việc thành lập hội này cũng là một trả lời đích đáng cho các hạng Việt gian phản động cam tâm làm tay sai cho ngoại quốc chống lại quyền lợi của toàn dân và toan dựa vào sức người hòng lập "chính quyền địa phương tự trị".

Thành lập Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam

Ban vận động thành lập Hội gồm 27 người, trong đó có đại biểu của Việt Minh (Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận....), đại biểu các giới (chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, nhà tư sản theo đạo Thiên chúa Ngô Tử Hạ, các học giả Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Luyện, Phan Anh, cựu Thượng thư Bùi Bằng Đoàn), đại biểu Việt Nam Quốc dân Đảng (Chu Bá Phượng, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long, Vũ Hồng Khanh). Cơ cấu của Ban vận động đã thể hiện tính liên minh, liên hợp, đại diện của các tổ chức, đảng phái. Ngày ngày 29 tháng 5 năm 1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên Việt, chính thức tuyên bố thành lập tại Hà Nội. Hồ Chí Minh được bầu là Hội trưởng danh dự, Huỳnh Thúc Kháng là Hội trưởng và Tôn Đức Thắng là Phó Hội trưởng.

Tháng 6/1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập tại Nam Bộ. Nguyễn Bình chủ trương giải tán Mặt trận Quốc gia liên hiệp để tập hợp lực lượng kháng chiến vào Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.

Các tổ chức tham gia ban đầu Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam

Hai tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội chỉ tham gia vài tháng, sau chỉ một số thành phần tham gia.

Lúc này Đảng Cộng sản Đông Dương đã "giải thể" vào hoạt động bí mật, công khai trong hàng ngũ những người Việt Minh hoặc Hội nghiên cứu chủ nghĩa Marx.

Sát nhập với Việt Minh Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam

Năm 1951 tại Tuyên Quang, Việt Minh và Hội Liên Việt sáp nhập để hình thành một mặt trận dân tộc, gọi là Mặt trận Liên Việt (do Tôn Đức Thắng làm chủ tịch, Hồ Chí Minh làm chủ tịch danh dự).

Trong tháng 3 năm 1951 Đảng Lao động Việt Nam chính thức gia nhập Mặt trận Liên Việt.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Thành lập Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt NamCác tổ chức tham gia ban đầu Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt NamSát nhập với Việt Minh Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt NamHội Liên Hiệp Quốc Dân Việt NamCộng hòa tự trị Nam KỳHiệp định sơ bộ Pháp – Việt (1946)Liên bang Đông DươngNguyễn Văn Thinh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đạo giáoĐào Duy TùngNhà Hậu LêIllit (nhóm nhạc)Danh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁThành cổ Quảng TrịChiếc thuyền ngoài xaLeonardo da VinciTrung du và miền núi phía BắcBộ Quốc phòng (Việt Nam)Đêm đầy saoThổ Nhĩ KỳPavel NedvědVụ đắm tàu RMS TitanicChelsea F.C.Cristiano RonaldoHạ LongCách mạng Công nghiệp lần thứ tưBabyMonsterNguyễn Ngọc LâmCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueBlackpinkDanh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt NamMai HoàngĐô la MỹBến Nhà RồngLê Thái TổPhù NamNguyễn DuDương vật ngườiHoàng Hoa ThámThánh GióngXuân QuỳnhVõ Văn KiệtThái LanĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhLeague of Legends Champions KoreaSân bay quốc tế Long ThànhTrấn ThànhACúp bóng đá trong nhà châu Á 202416 tháng 4Xung đột Israel–PalestineTrường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhChiến dịch Hồ Chí MinhHùng Vương thứ XVIIIĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Nhật BảnVụ án cầu Chương DươngThượng HảiGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcBayer 04 LeverkusenNhà ĐườngGoogleDanh sách quốc gia theo diện tíchThủ tướng SingaporeLe SserafimXabi AlonsoLiverpool F.C.Google DịchDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhSa PaBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamBà TriệuThanh HóaAlcoholNguyễn Phú TrọngInter MilanLưu DungĐường Thái TôngManchester City F.C.Hiệu ứng nhà kínhNguyễn Xuân ThắngTỉnh ủy Bắc GiangĐế quốc La MãCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamTrịnh Công Sơn🡆 More