Hồng Kông Thuộc Anh

Hồng Kông thuộc Anh là giai đoạn lãnh thổ Hồng Kông nằm dưới quyền kiểm soát của vương quyền Anh Quốc từ năm 1841 sau khi gây ra Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất với triều đình nhà Thanh cho đến năm 1997 được giao lại cho chính quyền Trung Quốc (ngoại trừ giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông từ năm 1941–1945).

Ban đầu là thuộc địa vương thất, năm 1981, Hồng Kông được chính quyền Anh Quốc tổ chức lại thành lãnh thổ phụ thuộc. Đảo Hồng Kông trở thành nhượng địa cho Anh Quốc sau khi Thanh triều thua trong Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1839–1842). Thuộc địa được mở rộng thêm bán đảo Cửu Long sau Chiến tranh nha phiến lần thứ hai (1856–1860). Sau cùng, năm 1898, Tân Giới được thêm vào với hợp đồng thuê 99 năm. Mặc dù đảo Hồng Kông bị nhượng cho Anh Quốc vĩnh viễn, Tân Giới với hơn 90 phần trăm diện tích đất mới đóng vai trò sống còn trong nền kinh tế của lãnh thổ này.

Hồng Kông thuộc Anh
1841–1941
1945–1997

Hồng Kông năm 1975
Hồng Kông năm 1975
Tổng quan
Vị thế1843–1941; 1945–1981:
Thuộc địa
1981–1997:
Lãnh thổ phụ thuộc của Đế quốc Anh
Thủ đôVictoria (de facto)
Ngôn ngữ chính thức
Tôn giáo chính
Chính trị
Chính phủPhụ thuộc thuộc địa
Quốc vương/Nữ hoàng 
• 1842–1901
Victoria (đầu tiên)
• 1952–1997
Elizabeth II (cuối cùng)
Thống đốc 
• 1843–1844
Sir Henry Pottinger (đầu tiên)
• 1992–1997
Chris Patten (cuối cùng)
Bố chính ty 
• 1843
George Malcolm (đầu tiên)
• 1993–1997
Trần Phương An Sinh (cuối cùng)
Lập phápHội đồng Lập pháp
Lịch sử
Thời kỳThời kỳ Victoria đến Thế kỉ 20
• Anh chiếm đóng
26 tháng 1 năm 1841
29 tháng 8 năm 1842
• Công ước Bắc Kinh
18 tháng 10 năm 1860
• Gia hạn Hồng Kông Hội nghị lãnh thổ
9 tháng 6 năm 1898
25 tháng 12 năm 1941
đến 30 tháng 8 năm 1945
30 tháng 6 năm 1997
Địa lý
Diện tích  
• 1848
80,4 km2
(31 mi2)
• 1901
1.042 km2
(402 mi2)
Dân số 
• Ước lượng 1996
6.217.556
5.796/km2
15/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 1996
• Tổng số
154,185 tỷ USD
23.843 USD
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 1996
• Tổng số
159,718 tỷ USD
• Bình quân đầu người
24.698 USD
Đơn vị tiền tệtrước 1895:
1895–1937:
Đô la thương mại
sau 1937:
Đô la Hồng Kông
Thông tin khác
Gini? (1996)Tăng theo hướng tiêu cực 51,8
cao
HDI? (1995)Tăng 0,808
rất cao
Mã ISO 3166HK
Tiền thân
Kế tục
Hồng Kông Thuộc Anh Bảo An, Quảng Đông
Hồng Kông Thuộc Anh Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông
Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông Hồng Kông Thuộc Anh
Đặc khu hành chính Hồng Kông Hồng Kông Thuộc Anh
Hiện nay là một phần củaHồng Kông Thuộc Anh Trung Quốc
  Hồng Kông Thuộc Anh Hồng Kông

Mặc dù đảo Hồng Kông và Cửu Long đã được nhượng lại vĩnh viễn, nhưng khu vực cho thuê bao gồm phần lớn lãnh thổ Hồng Kông và Anh cho rằng không có cách nào khả thi để phân chia thuộc địa đơn lẻ hiện nay, cộng với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không xem xét việc gia hạn hợp đồng hoặc cho phép Chính quyền Anh tiếp tục cai quản lãnh thổ. Anh Quốc cuối cùng đã đồng ý bàn giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc khi hợp đồng hết hạn sau 99 năm, với điều kiện duy trì các hệ thống, quyền tự do và đời sống của Hồng Kông trong ít nhất 50 năm. Sự kiện này đánh dấu chấm hết cho thời kỳ đế quốc Anh.

Lịch sử Hồng Kông Thuộc Anh

Chiến tranh nhà Thanh

Năm 1839, Anh gây sức ép với nhà Thanh phải mua thuốc phiện của mình. Nhà Thanh từ chối yêu cầu đó nên Anh đưa quân chiếm đóng Hồng Kông năm 1842. Theo Điều ước Nam Kinh, nhà Thanh nhượng lại Hồng Kông cho Anh vĩnh viễn.

Thời kỳ thuộc địa

Trong thời gian trở thành thuộc địa của Anh Quốc, Hồng Kông phát triển vượt bậc về nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thời kỳ thuộc Nhật

Năm 1939, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và chiếm Hồng Kông từ tay Anh Quốc. Thời gian này, do sự tàn sát của Đế quốc Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, dân số Hồng Kông đã giảm đi một nửa.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Sau khi đánh thắng Đế quốc Nhật, Hồng Kông tiếp tục nằm dưới quyền kiểm soát của Anh. Anh đã biến Hồng Kông từ một thuộc địa nhỏ trở thành một trong bốn "Con rồng Châu Á". Kinh tế Hồng Kông Thuộc Anh Hồng Kông tăng trưởng rất cao trong những năm kế tiếp

Chuyển giao Hồng Kông

Năm 1996, các bên liên quan Anh Quốc và Trung Quốc bắt đầu thảo luận về lãnh thổ Hồng Kông do thời hạn thuê Tân Giới trong 99 năm (1898–1997) của Anh Quốc sắp kết thúc. Anh Quốc đồng ý chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc phải đảm bảo rằng Hồng Kông được hưởng mức độ tự trị cao, ít nhất là 50 năm kể từ ngày trao trả nhượng địa (1997–2047). Lễ chuyển giao diễn ra vào nửa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997. Hiện diện ở lễ chuyển giao có Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thái tử Charles, Công tước xứ Wales của Anh Quốc.

Kinh tế Hồng Kông Thuộc Anh

Hồng Kông Thuộc Anh 
Cảng Victoria năm 1988, có thể thấy tháp Bank of China Tower đang được xây dựng

Sự ổn định, an ninh và khả năng dự đoán của hệ thống luật pháp và chính phủ Anh đã giúp Hồng Kông phát triển mạnh mẽ thành một trung tâm thương mại quốc tế. Trong những năm đầu của thuộc địa, doanh thu từ buôn bán thuốc phiện là nguồn ngân quỹ chính của chính phủ. Tuy nhiên tầm quan trọng của thuốc phiện giảm dần theo thời gian, nhưng chính quyền thuộc địa vẫn phụ thuộc vào nguồn thu của nó cho đến khi Nhật Bản chiếm đóng năm 1941. Mặc dù các doanh nghiệp lớn nhất trong thời kỳ đầu thuộc địa đều do người Anh, Mỹ và những người nước ngoài khác điều hành, nhưng công nhân Trung Quốc mới là nhân lực chính để xây dựng một thành phố cảng mới.

Vào cuối những năm 1980, nhiều người gốc Hoa đã trở thành những nhân vật kinh doanh lớn ở Hồng Kông. Trong số đó có Sir Lý Gia Thành. Ông đã trở thành một trong những người giàu nhất Hồng Kông vào thời điểm ấy.

Đọc thêm

Ghi chú

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Hồng Kông Thuộc AnhKinh tế Hồng Kông Thuộc AnhHồng Kông Thuộc AnhBán đảo Cửu LongChiến tranh nha phiến lần thứ haiChiến tranh nha phiến lần thứ nhấtHồng KôngLãnh thổ hải ngoại thuộc AnhNhà ThanhThuộc địa vương thấtTrung QuốcTân GiớiVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandĐảo Hồng Kông

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Manchester United F.C.Mười hai vị thần trên đỉnh OlympusLiên Hợp QuốcLê DuẩnChâu Nam CựcLiên XôĐồng (đơn vị tiền tệ)Bảo tồn động vật hoang dãEl ClásicoChóNguyễn Hạnh PhúcThừa Thiên HuếPhố cổ Hội AnĐại dịch COVID-19Quần thể di tích Cố đô HuếCúp bóng đá U-23 châu ÁĐộng đấtTrương Mỹ HoaNúi Bà ĐenTôn giáo tại Việt NamAngolaAcid aceticHệ sinh tháiXích QuỷĐộ (nhiệt độ)Dương Văn MinhNewJeansUzbekistanĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Hàn QuốcChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979UEFA Champions LeagueGia LongPhilippinesMinh Thái TổTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamTần Chiêu Tương vươngĐường hầm sông Sài GònNgày Quốc tế Lao độngCần ThơHang Sơn ĐoòngQuy NhơnNhà máy thủy điện Hòa BìnhBảy mối tội đầuThổ Nhĩ KỳĐông Nam BộCúp FACà MauHybe CorporationKim Ngưu (chiêm tinh)An GiangCác ngày lễ ở Việt NamHốt Tất LiệtVạn Lý Trường ThànhNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiBộ bài TâySingaporeĐài LoanNguyễn Thị Kim NgânGoogle MapsNhật ký trong tùĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia IraqNhà ĐườngQuan hệ tình dụcLê Minh KhuêSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Lương Tam QuangPhạm Nhật VượngAldehydeChữ NômTôn Đức ThắngHarry PotterQuảng NgãiĐà NẵngAC Milan🡆 More