Học Thuyết Sinatra

Học thuyết Sinatra mô tả chính sách của Liên Xô dưới thời Mikhail Gorbachyov, mà đã cho phép các nước Khối Warszawa, tự giải quyết những chuyện nội bộ của mình.

Vào ngày 25 tháng 10 năm 1989 Gorbachyov đến gặp tổng thống Phần Lan Mauno Koivisto tại Helsinki. Cả hai cùng tuyên bố vào ngày đó, sẽ không dùng vũ khí trước để chống lại một liên minh đối nghịch, một nước trung lập hay một nước trong liên minh của mình.

Đó là một lời tuyên bố rõ ràng, không chỉ riêng cho Phần Lan. Phát ngôn viên báo chí của ngoại trưởng Liên Xô thời đó, Eduard Shevardnadze, và là thành đoàn của cuộc gặp mặt đó ở Helsinki, Gennadi Gerassimow, đã thông báo với giới báo chí, Gorbachyov đã cho ban hành „Học thuyết Sinatra". Ông ta đã giải thích từ này cho các phóng viên có mặt ở đó:

Việc đặt tên học thuyết theo tên Frank Sinatra là muốn nhắc tới bài hát My Way, nổi tiếng thế giới qua ông ta, lấy đó làm tượng trưng là các quốc gia thuộc Khối Warszawa (có nhắc tên Ba Lan và Hungary), bây giờ có thể tự cải tổ nội bộ, khỏi phải sợ là sẽ bị nước ngoài nhảy vào can thiệp, như trong trường hợp Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc, mà được bào chữa bằng Học thuyết Brezhnev. Kết quả là các nước thuộc khối phía Đông đã bắt đầu cải tổ dân chủ, đưa tới việc sụp đổ bức tường Berlin, kết thúc cuộc chiến tranh lạnh.

Trường hợp các nước Cộng hòa Liên Xô

Học thuyết Sinatra chỉ có giá trị cho các nước Khối Warszawa, chứ không được áp dụng cho các nước cộng hòa Liên Xô, một phần vì Điện Kremli sợ là nếu cho họ tự do quyết định sẽ đưa tới việc Liên Xô sụp đổ. Mặc dù vậy, ngày 11 tháng 3 năm 1990, nước Cộng hòa Litva tuyên bố độc lập. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Liên Xô bắt đầu ban hành cấm vận và tiến hành những hoạt động quân sự chống lại Litva. Quân đội Xô viết đánh chiếm các tòa nhà công cộng và đưa xe tăng vào thủ đô Vilnius, sau đó lập nên Ủy ban Bảo vệ Quốc gia nhằm đàn áp chính phủ dân chủ của nước này. Vào ngày 13 tháng 1 năm 1991, quân đội Xô viết tấn công tháp truyền hình Vilnius, giết chết 14 dân thường và làm bị thương 700 người. Tuy nhiên, chính phủ dân chủ của Litva vẫn hoạt động. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 9 tháng 2 năm 1991, đại đa số người dân Litva đã bỏ phiếu tách khỏi Liên Xô, thành lập một nước Litva độc lập và dân chủ.

Thư mục

  • Sovetsko-finljandskaja Deklaracija: Novoe myšlenie v dejstvii. Iswestija, 26. Oktober 1989

Chú thích

Tags:

Khối WarszawaMikhail Sergeyevich Gorbachyov

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lưới thức ănByeon Woo-seokDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Chiến dịch Hồ Chí MinhBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳLương Tam QuangMê KôngBảo Anh (ca sĩ)Danh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Thừa Thiên HuếHàn Mặc TửTừ Hán-ViệtLê Minh HưngBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamViễn PhươngChủ nghĩa tư bảnBiển ĐôngDuyên hải Nam Trung BộHội AnTrần Văn Minh (Đà Nẵng)Nguyễn Sinh HùngHoa xuân caVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandHarry PotterBình PhướcNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamGMMTVDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtTháp EiffelĐặng Lê Nguyên VũVụ án cầu Chương DươngMông CổChủ tịch Quốc hội Việt NamKênh đào Phù Nam TechoLý Thái TổY Phương (nhà văn)Đường Thái TôngQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamĐại dươngBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamĐịnh luật OhmĐiện BiênĐộng đấtThegioididong.comChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018KuwaitNguyễn Quang SángPhan Bội ChâuTrần Hải QuânAC MilanPhạm Quý NgọQuang TrungFakerTom và JerryCác dân tộc tại Việt NamLandmark 81Thanh tra Bộ Công an (Việt Nam)SécHòa BìnhBảng chữ cái tiếng AnhNghệ AnTrần Tuấn AnhDinitơ monoxideMắt biếc (tiểu thuyết)Philippe TroussierNhật thựcWashington, D.C.Thuận TrịVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnHàn QuốcGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcChâu ÁLụtĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhBắc GiangQuảng Bình🡆 More