Hóa Học Lượng Tử: Ngành khoa học ứng dụng cơ học lượng tử

Hóa học lượng tử, còn gọi là hóa lượng tử, là một ngành khoa học ứng dụng cơ học lượng tử để giải quyết các vấn đề của hóa học.

Các ứng dụng có thể là miêu tả tính chất điện của các nguyên tử và phân tử liên quan đến các phản ứng hóa học giữa chúng. Hóa lượng tử nằm ở ranh giới giữa hóa học và vật lý do nhiều nhà khoa học thuộc hai lĩnh vực này phát triển.

Nền tảng của hóa lượng tử là mô hình sóng về nguyên tử, coi nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân mang điện tích dương và các điện tử quay xung quanh. Tuy nhiên, không giống như mô hình nguyên tử của Bohr, các điện tử trong mô hình sóng là các đám mây điện tử chuyển động trên các quỹ đạo và vị trí của chúng được đặc trưng bởi một phân bố xác suất chứ không phải là một điểm rời rạc. Để biết được phân bố xác suất, người ta phải giải phương trình Schrödinger. Điểm mạnh của mô hình này là nó tiên đoán được các dãy nguyên tố có tính chất tương tự nhau về mặt hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mặt khác, theo nguyên lý bất định, vị trínăng lượng của các hạt này lại không thể xác định chính xác cùng một lúc được.

Mặc dù cơ sở toán học của hóa lượng tử là phương trình Schrödinger, nhưng đa số mọi người chấp nhận rằng tính toán chính xác đầu tiên trong hóa lượng tử là do hai nhà khoa học người Đức là Walter Heitler và Fritz London tiến hành đối với phân tử hydro (H2) vào năm 1927. Phương pháp của Heitler và London được nhà hóa học người Mỹ là John C. Slater và Linus Pauling phát triển và trở thành phương pháp liên kết hóa trị (còn gọi là phương pháp Heitler-London-Slater-Pauling). Trong phương pháp này, người ta quan tâm đến các tương tác cặp giữa các nguyên tử và do đó, có liên hệ mật thiết với hiểu biết của các nhà hóa học cổ điển về liên kết hóa học giữa các nguyên tử.

Một phương pháp khác được Friedrich Hund và Robert S. Mulliken phát triển, trong đó, các điện tử được miêu tả bằng các hàm sóng bất định xứ trên toàn bộ phân tử. Phương pháp Hund-Mulliken còn được gọi là phương pháp quỹ đạo phân tử khó hình dung đối với các nhà hóa học nhưng lại hiệu quả hơn trong việc tiên đoán các tính chất so với phương pháp liên kết hóa trị. Phương pháp này chỉ được dễ hình dung khi có sự giúp đỡ của máy tính vào những năm gần đây.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Cơ học lượng tửHóa họcKhoa họcNguyên tửPhân tửPhản ứng hóa họcVật lý học

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tưLoạn luânLionel MessiVũ trụRừng mưa AmazonPhan Đình TrạcĐông Nam ÁToán họcUEFA Champions LeagueHồn Trương Ba, da hàng thịtNhật ký trong tùBenjamin NetanyahuLương Thế VinhTriệu Lệ DĩnhNghệ AnHọc viện Âm nhạc Quốc gia MoskvaSkibidi ToiletKakáTokyo RevengersQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamDấu chấm phẩyHồi giáoVăn LangNhà TầnH'MôngChiến tranh Đông DươngChữ Quốc ngữPhổ NghiSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Radio France InternationaleBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTrận Bạch Đằng (938)Sóng thầnThanh BùiQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamTừ mượn trong tiếng ViệtNhà ĐườngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024HamasLa bànJason StathamBill GatesThích Nhất HạnhBảy mối tội đầuViệt Nam hóa chiến tranhVladimir Vladimirovich PutinTình yêuTrường Đại học Kinh tế Quốc dânTắt đènKim Bình Mai (phim 2008)Bình PhướcDanh sách nhân vật trong DoraemonHà GiangHứa KhảiPhạm Ngọc ThảoChóKhởi nghĩa Hai Bà TrưngBayer 04 LeverkusenNguyễn Văn LongCách mạng Công nghiệpẢ Rập Xê ÚtChiến tranh Israel – HamasPhủ DầyViệt Nam Cộng hòaBắc GiangLý HảiTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHoàng Thái CựcTrần Đại NghĩaLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhThanh HóaReal Madrid CFDương Chí DũngDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânMắt biếc (tiểu thuyết)Nguyễn TuânChiến tranh thế giới thứ haiTrương Ngọc ÁnhHứa Quang Hán🡆 More