Quần Đảo Hòn Khoai: Một cụm đảo thuộc tỉnh Cà Mau

Quần đảo Hòn Khoai (tên cũ: Giáng Hương, Ile Independence, Paulo Obi, Pulo Ubi, Pulo Oby) là tên một cụm đảo thuộc tỉnh Cà Mau, trong đó đảo chính là Hòn Khoai.

Quần đảo Hòn Khoai
Quần Đảo Hòn Khoai: Địa lý, Hành chính, Văn hóa
Đảo nhìn từ trên cao
Vị trí của quần đảo Hòn Khoai
Vị trí của quần đảo Hòn Khoai
Vị trí của quần đảo Hòn Khoai
Địa lý Quần Đảo Hòn Khoai
Tọa độ8°26′08″B 104°49′59″Đ / 8,435454°B 104,833017°Đ / 8.435454; 104.833017 (Quần đảo Hòn Khoai)
Tổng số đảo5
Đảo chínhHòn Khoai
Diện tích4 km2 (1,5 mi2)
Độ cao tương đối lớn nhất318 m (1.043 ft)
Hành chính Quần Đảo Hòn Khoai
Việt Nam
TỉnhCà Mau
HuyệnNgọc Hiển
Tân Ân

Địa lý Quần Đảo Hòn Khoai

Quần đảo Hòn Khoai như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía Tây – Nam của Tổ quốc.

Quần đảo Hòn Khoai có diện tích khoảng 4 km², nằm ở phía Đông - Nam Mũi Cà Mau, cách đất liền (nơi gần nhất) 14,6 km thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Đỉnh hòn cao 318 m so với mặt nước biển.

Xung quanh hòn còn có các hòn nhỏ khác như Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi. Hòn Khoai có 2 bãi cát, gồm Bãi Lớn ở phía Đông – Nam và Bãi Nhỏ ở phía Bắc. Đường đi lại trên đảo có một con đường chính từ Bãi Lớn đến đỉnh hòn, dài khoảng 3 km đã được trải nhựa từ thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng. Đường đi quanh đảo có nhiều vực dốc, với những viên đá nằm ngổn ngang, chồng chất lên nhau chạy dài khắp bãi.

Trên đảo có nhiều con suối. Trong đó, có 2 con suối lớn nước ngọt chảy quanh năm, là nguồn cung cấp nước cho đảo, cho tàu đánh cá quanh khu vực và cư dân vùng Rạch Gốc, Tân Ân.

Đảo Hòn khoai nổi tiếng với khu rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo. Trong đó, hệ thực vật rất phong phú, với hơn 1.400 loài và có nhiều loại cây có giá trị kinh tế rất cao. Cây ăn trái gồm xoài, dừa... Cây lấy gỗ gồm lim, bằng lăng, chiêu liêu, dầu rái, muỗng, quế quan, rè vàng, thị rừng, trám mạo, trâm trắng,... Cây làm thuốc có cốt toái bổ lá lớn, cốt toái bổ lá nhỏ, dây tiết dê, huyết rồng, khoai mài, ngũ gia bì, quế quan, sầu đâu, thần thông, thiên kim đằng, thiên niên kiện,...

Hành chính Quần Đảo Hòn Khoai

Quần đảo Hòn Khoai bao gồm 5 hòn đảo sát nhau:

Văn hóa Quần Đảo Hòn Khoai

Trên đảo có một tháp hải đăng. Cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá.

Quần Đảo Hòn Khoai: Địa lý, Hành chính, Văn hóa 
Bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh năm 1838, trích từ An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Taberd. Hòn Khoai nằm ở phía cực Nam
Quần Đảo Hòn Khoai: Địa lý, Hành chính, Văn hóa 
Hải đăng Hòn Khoai

Tại tháp hải đăng này, ngày 13/12/1940, thầy giáo, chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo quân nổi dậy khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Ngày khởi nghĩa Hòn khoai (13/12/1940) được chọn làm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Cà Mau anh hùng. Ngày 27/4/1990, Hòn Khoai được Bộ Văn hóa Quần Đảo Hòn Khoai – Thông tin công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Du lịch Quần Đảo Hòn Khoai

Từ Cà Mau du khách đi đến làng đánh cá Trần Đế (làng cực Nam của tổ quốc trên đất liền) và đổi thuyền đi tiếp ra đảo Hòn Khoai.

Sau những lần xuyên rừng đi du lịch sinh thái, khi lên đến đỉnh hòn (cao 318 mét so với mặt nước biển) du khách có thể dừng chân viếng thăm tháp hải đăng do thực dân pháp xây dựng vào năm 1920. Ngọn hải đăng có hình khối vuông, mỗi cạnh dài 4 mét, cao 12,5 mét, được xây bằng đá hộc và ximăng, công suất quét sáng bán kính 35 km. Tháp hải đăng Hòn Khoai là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Dù đã tồn tại gần 100 năm nhưng kiến trúc của nó vẫn còn khá nguyên vẹn. Đây là một trong những ngọn hải đăng nằm trong hệ thống đèn biển Cần Giờ - Côn Đảo - Hòn Khoai - Phú Quốc để chiếu sáng cho tàu biển đi lại trên biển Đông.

Hiện đang có dự án du lịch sinh thái đảo Hòn Khoai, rộng 700 ha (7 km²) do nước ngoài tài trợ.

Ghi nhận của người nước ngoài Quần Đảo Hòn Khoai

Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Xiêm và Cochin China [Việt Nam] đã ghé thăm và khám phá đảo Hòn Khoai.

Ngày 7 tháng 3 năm 1822, tàu của Crawfurd hướng đến Cape of Kamboja [mũi Cà Mau]. Ngày 10, khoảng 6 giờ sáng, họ đi ngang đảo Pulo Ubi [Hòn Khoai]. Crawfurd nhận thấy biển ở đây nước đục và sình lầy giống như cửa biển ở sông Hằng (Ấn Độ). Sau này ông cũng biết việc đó là do con sông Camao [Cà Mau], hoặc theo cách gọi của người Campuchia, do nó có nhiều phù sa, là Takmao hay dòng nước đen. Khoảng 3 giờ chiều, Crawfurd lên thám hiểm đảo Pulo Ubi. Trên đảo, phái bộ Crawfurd gặp một nhóm ít người dân, 8 người Cochin Chinese [Việt], 2 người Hải Nam. Những người dân này trồng trọt một ít cây ngô, khoai lang và đậu. Họ cũng trao đổi chút ít hàng hóa với các tàu buôn của người Hoa vào lấy nước ngọt. Họ khai thác một loại củ rất to trong rừng, thuộc họ Dioscorea [củ mài?]. Khác với nhiều nhận xét rằng cư dân trên đảo Pulo Ubi là tội phạm bị lưu đày, Crawfurd cho rằng điều đó không có căn cứ. Một ông lão, sống 20 năm trên đảo, còn cho Crawfurd biết rằng ông ấy lo việc thờ cúng vị nữ thần biển Ma-cho-po ở một ngôi miếu trên đảo. Theo Crawfurd, Pulo Ubi là tiếng Mã Lai, trong đó Ubi [khoai] không liên quan tới loại củ Dioscorea đã nói, nó chỉ đơn giản là đảo Yams. Theo ông, người Campuchia gọi đảo này là Ko Tam-pung [Koh Tambong, tiếng Khmer: កោះដំបង]; người Việt gọi là Kon-gui [Cồn Gui?], người Thái gọi là Kon-Man. Ngày 11 tháng 3, Crawfurd rồi Pulo Ubi để đi Băng Cốc, ông đi ngang đảo False Pulo Ubi [Hòn Chuối].

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Địa lý Quần Đảo Hòn KhoaiHành chính Quần Đảo Hòn KhoaiVăn hóa Quần Đảo Hòn KhoaiDu lịch Quần Đảo Hòn KhoaiGhi nhận của người nước ngoài Quần Đảo Hòn KhoaiQuần Đảo Hòn KhoaiCà Mau

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

LàoNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamChuyển động của Trái Đất quanh Mặt TrờiSri LankaScotlandMạch nối tiếp và song songPhan Lương CầmNguyễn Cao KỳĐà NẵngBlue LockĐài LoanH'MôngChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECTNhà ĐườngKhánh HòaMã MorseKhủng longHậu GiangAi CậpCanadaGia Cát LượngDanh sách Chủ tịch nước Việt NamSở Kiều truyện (phim)Lạc Long QuânGiê-suSự kiện 11 tháng 9Dận TườngB-52 trong Chiến tranh Việt NamKung Fu PandaBáo động khẩn, tình yêu hạ cánhNguyễn Phú TrọngNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcAlbert EinsteinBộ Quốc phòng (Việt Nam)Dinh Độc LậpTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhÚcPhan Lạc HoaNhà ThanhQuần đảo Trường SaJack – J97Tam Thể (phim truyền hình Trung Quốc)Quang TrungSamsungCách mạng Công nghiệp lần thứ tưGiải vô địch bóng đá thế giới 2026Danh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí MinhMai Hắc ĐếSóc TrăngChợ Bến ThànhDanh sách biện pháp tu từTrận Bạch Đằng (938)Người Hoa (Việt Nam)Nguyễn Vân Chi69 (tư thế tình dục)Tôn Đức ThắngTrần Quốc ToảnNguyễn Thị Thu Hà (Ninh Bình)Kim Jong-unBình ThuậnChế Lan ViênGiải vô địch Carom 3 băng thế giới UMBTrần Thanh MẫnLê Hồng AnhĐiện Biên PhủĐài Á Châu Tự DoCửa khẩu Mộc BàiKung Fu Panda 4Bà Rịa – Vũng TàuDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPChiến dịch Linebacker IIXuân QuỳnhMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamKhang HiMỹ TâmCao BằngTrịnh Tố Tâm🡆 More