Giờ Trái Đất: Sự kiện quốc tế hằng năm

Giờ Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút (từ 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm).

Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người, hơn 4000 thành phố. Năm 2010 có 126 quốc gia tham gia.

Giờ Trái Đất
Giờ Trái Đất
Biểu trưng của Giờ Trái Đất

Biểu trưng chính thức Giờ Trái Đất

Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái Đất được thêm dấu "+" sau số 60 (60+) với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.

Mục đích Giờ Trái Đất

Mục đích Giờ Trái Đất của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải carbon dioxide, một loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường. Việc này cũng giúp làm giảm ô nhiễm ánh sáng, và trong năm 2008, sự kiện này cũng trùng khớp với thời gian bắt đầu của Tuần lễ Quốc gia về Bầu trời tối (National Dark Sky Week) ở Hoa Kỳ.

qua các năm Giờ Trái Đất

Giờ Trái Đất 2007

Giờ Trái Đất 2007 được tổ chức tại thành phố Sydney của Úc, lúc 7:30 chiều theo giờ địa phương. Chiến dịch này đã làm giảm 10,2% sản lượng điện bằng 48.613 chiếc xe ôtô trên đường, giảm 24,86 tấn khí CO2.

Giờ Trái Đất 2008

Giờ Trái Đất: Biểu trưng chính thức, Mục đích, Giờ Trái Đất qua các năm 
Đấu trường La Mã lúc 20h 29/3/08

Trang web chính thức cho các sự kiện này, [1], đã nhận được trên 6,7 triệu lượt truy cập chỉ trong đầu tuần hướng tới Giờ Trái Đất. Một số trang web khác cũng tham gia sự kiện này, đơn cử, trang chủ của Google khi ấy dùng nền trang màu đen với khẩu hiệu "Chúng tôi đã tắt đèn. Bây giờ đến lượt bạn. Giờ Trái Đất".

Với 35 quốc gia trên khắp thế giới tham gia như gần cách chính thức và trên 400 thành phố cùng hỗ trợ, Giờ Trái Đất 2008 đã là một sự thành công lớn, tổ chức trên tất cả các lục địa. Các toà nhà, điểm đến của nhiều thành phố trên thế giới đã tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết của họ để hưởng ứng, trong đó bao gồm: Empire State Building (Thành phố New York), Sears Tower (Chicago), Cầu Cổng Vàng (San Francisco), Bank of America Plaza (Atlanta), Nhà hát Opera Sydney (Sydney, Australia), Wat Arun Buddhist Temple (Bangkok, Thailand), Đấu trường La Mã (Rome, Ý), Royal Castle (Stockholm, Sweden), Tòa thị chính Luân Đôn (Anh), Space Needle (Seattle), Tháp CN (Toronto, Canada)

Lượng điện và khí CO2 giảm

  • Bangkok (Thái Lan) giảm 73.34 MW giảm 41.6 tấn CO2
  • Philippines bao gồm các nơi: Metro Manila giảm 16 MW, Đảo Luzon giảm 56 MW
  • Toronto giảm 900 MW
  • Ireland giảm 150 MW, giảm 6 tấn CO2
  • Dubai giảm 100 MW
  • New Zealand giảm 335 MW hơn tổng 2 ngày thứ bảy trước là 328 MW
  • Melbourne, Australia tiết kiệm 10,1% lượng điện
  • Sydney giảm 8.4% thấp hơn năm ngoái 10,2% (2007)
  • Thấp nhất đó là Calgary, Canada chỉ giảm 3,6%
Danh sách các quốc gia tham gia
Các thành phố và khu vực có hưởng ứng sự kiện:

Giờ Trái Đất 2009

Giờ Trái Đất: Biểu trưng chính thức, Mục đích, Giờ Trái Đất qua các năm 
Đèn ở Brasília đã tắt trong giờ Trái Đất năm 2009

Năm 2009, đã có 82 quốc gia và hơn 2100 thành phố cam kết tham gia Giờ Trái Đất 2009, tăng lên rất nhiều so với 35 quốc gia năm 2008. 1 tỷ phiếu bình chọn cho Giờ Trái Đất 2009 trong cuộc họp 2009 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu. Tuy nhiên cũng có tính hợp lệ về số phiếu không bình chọn là dùng điện rất cần thiết cho cuộc sống công việc.

Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất lần đầu tiên vào năm 2009, với các thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang. Thành phố Hồ Chí Minh cho tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố: Hồ Con Rùa, Dinh Độc Lập, Nhà hát lớn... trong khoảng thời gian đã định. Khu phố cổ Hội An thắp đèn lồng thay vì mở đèn điện. Lượng điện giảm được 140 kWh, tiết kiệm 129 triệu đồng.

Giờ Trái Đất: Biểu trưng chính thức, Mục đích, Giờ Trái Đất qua các năm 
Hà Nội tắt đèn giờ Trái Đất 2009
Giờ Trái Đất: Biểu trưng chính thức, Mục đích, Giờ Trái Đất qua các năm 
Chỉ còn ánh đèn của phương tiện giao thông và một số ít đèn đường tại Hà Nội
Giờ Trái Đất: Biểu trưng chính thức, Mục đích, Giờ Trái Đất qua các năm 
Quang cảnh Thành phố Hồ Chí Minh lúc 20:30 và 20:33
Danh sách các quốc gia tham gia vào thành phố

Giờ Trái Đất 2010

Giờ Trái Đất: Biểu trưng chính thức, Mục đích, Giờ Trái Đất qua các năm 
Khu Vườn Bách thảo của Curitiba ngày 27 tháng 3 năm 2010 (Curitiba, Paraná, Nam Brasil).

Giờ Trái Đất 2010 dự kiến diễn ra lần lượt ở các quốc gia trên khắp thế giới vào ngày 27 tháng 03, 2010 theo giờ địa phương. Cho đến thời điểm hiện tại 92 quốc gia đã chính thức đăng ký tham gia, nhiều hơn năm trước 4 quốc gia. Các quốc gia lần đầu tiên tham gia: Ả Rập Xê Út, Brunei, Campuchia, Ecuador, Kosovo, Madagascar, Mauritius, Mông Cổ, Mozambique, Nepal, Oman, Panama, Paraguay, Qatar, Quần đảo Bắc Mariana, Quần đảo Faroe, Cộng hòa Séc, Tanzania. Đáng chú ý nhất là tất cả thành viên G20 đều tham gia; Áo tham gia với sự kiện tắt điện trên toàn lãnh thổ. Dân số ước tính gần 1 tỷ.

Với khẩu hiệu: Hành động nhỏ cho thay đổi lớn, giờ Trái Đất tại Việt Nam sẽ bắt đầu từ 20:30 đến 21:30 ngày 27 tháng 03, với sự tham gia của nhiều tỉnh thành trên cả nước, có thể kể đến như: Tp.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Thừa Thiên-Huế.

Ngày 17 tháng 03, Hà Nội gửi đơn xin chính thức tham gia, trở thành tỉnh thành thứ 19 của chương trình. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi tiên phong trong giờ Trái Đất với cam kết tắt hết các thiết bị chiếu sáng, trang trí và các thiết bị điện khác vào giờ Trái Đất. Cũng trong khoảng thời gian này, một loạt chương trình nghệ thuật được tổ chức trước quảng trường Nhà hát lớn Thành phố. Trước đó, từ ngày 20 đến 27, nhiều sự kiện được tổ chức ở trung tâm để nâng tầm hiểu biết của người dân về Giờ Trái Đất như: giao lưu với đại sứ, chiếu phim và đạp xe tuyên truyền. Đã có một cuộc thi thiết kế áo phông về sự kiện Giờ Trái Đất 2010, và đã tổ chức trao giải thưởng cho các tác giả, giải nhất là Nguyễn Trung Kiên đến từ Hà Nội.

Ước tính năm 2010, Việt Nam đã tiết kiệm được 500,000 kWh, tương đương 19.204 USD.

Giờ Trái Đất 2011

Giờ Trái Đất 2011 đã diễn ra vào ngày 26 tháng 3 năm 2011. Tại Việt Nam, với khẩu hiệu "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu" nhằm mục đích kêu gọi tiết kiệm điện quanh năm, 30 tỉnh thành thực hiện giờ Trái Đất vào hồi 20h30-21h30 UTC+7 đã tiết kiệm được 400.000 kWh tương đương 500 triệu đồng hay 21,338 USD.

Quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia sự kiện

Giờ Trái Đất 2012

Giờ Trái Đất năm 2012 diễn ra vào thứ bảy, ngày 31 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.

Giờ Trái Đất 2013

Giờ Trái Đất năm 2013 diễn ra vào thứ Bảy, ngày 23 tháng 3, trong khoảng thời gian từ 20h30' cho đến 21h30' theo múi giờ địa phương. Nguyên nhân của sự thay đổi này là thứ 7 cuối cùng của tháng Ba là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại châu Âu và trùng với một số ngày lễ tôn giáo ở nhiều nước.

Giờ Trái Đất 2014

Giờ Trái Đất 2014 là từ 20:30-21:30 ngày 29 tháng 3 năm 2014 (giờ địa phương).

Giờ Trái Đất 2015

Giờ Trái Đất năm 2015 được tổ chức vào ngày thứ Bảy, 28 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.

Giờ Trái Đất 2016

Giờ Trái Đất 2016 diễn ra vào ngày thứ bảy, 19 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương tham gia. Đây sẽ là năm kỷ niệm 10 năm khởi đầu của chiến dịch tại Sydney, Úc. Nhiều hoạt động tại Việt Nam đã được tổ chức để hưởng ứng chiến dịch này.

Giờ Trái Đất 2017

Giờ Trái Đất: Biểu trưng chính thức, Mục đích, Giờ Trái Đất qua các năm 
Giờ Trái Đất 2017 tại Vinhomes Times City

Giờ Trái Đất diễn ra vào thứ bảy, ngày 25 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.

Giờ Trái Đất 2018

Giờ Trái Đất năm 2018 diễn ra vào ngày 24 tháng 3, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối theo giờ địa phương, để tránh trùng hợp với Thứ bảy Tuần Thánh của Công giáo vào ngày 31 tháng 3.

Giờ Trái Đất 2019

Giờ Trái Đất năm 2019 được tổ chức vào ngày 30 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30.

Giờ Trái Đất 2020

Giờ Trái Đất năm 2020 diễn ra vào thứ bảy, 28 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30.

Ước tính giờ trái đất năm 2020, Việt Nam đã tiết kiệm được 436,000 kWh, tương đương 34,928 USD. Như vậy nếu tính từ năm 2010 đến năm 2020, Giờ Trái đất tại Việt Nam đã giúp tiết kiệm trung bình khoảng 466.636 kWh mỗi năm, tương đương khoảng 6 tỷ đồng (272.266 USD).

Giờ Trái Đất 2021

Giờ Trái Đất năm 2021 diễn ra vào thứ bảy, 27 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30.

Giờ Trái Đất 2022

Giờ Trái Đất năm 2022 diễn ra vào thứ bảy, 26 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30.

Giờ Trái Đất 2023

Giờ Trái Đất năm 2023 diễn ra vào thứ bảy, 25 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30.

Giờ Trái Đất 2024

Giờ Trái Đất năm 2024 diễn ra vào thứ bảy, 23 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30.

Những tổ chức ủng hộ Giờ Trái Đất

Giờ Trái Đất được ủng hộ khắp thế giới qua UNESCO, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Trái Đất, Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế, HSBC, Woodland, CBRE Group, National Hockey League, FIFA, UEFA, Hilton Worldwide, Hội Nữ Hướng đạo Mỹ, Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới, Hội Nữ Hướng đạo Thế giới, Philips, IKEA, The Body Shop, ING Vysya Bank, và nhiều nhiều nữa.

Chỉ trích Giờ Trái Đất

Một số người và tổ chức đã có các chỉ trích đối với giờ Trái Đất:

  • Các chỉ trích cho rằng sự giảm trong việc tiêu thụ điện năng gần như là không đáng kể. Tờ The Herald Sun đã so sánh mức tiết kiệm điện ở khu trung tâm hành chính thương mại của Sydney với "48.613 xe ô tô ra khỏi đường phố trong 1 giờ".[cần dẫn nguồn] Một nhà chuyên mục học người Australia Andrew Bolt đã cho rằng "Một sự giảm như thế là không đáng kể – bằng với việc đưa 6 chiếc ô tô ra khỏi thành phố mỗi năm".
  • Các nhà môi trường học khác đã chỉ trích Giờ Trái Đất do quá tập trung vào các hành vi của cá nhân, khi một số các công ty về nhiên liệu hóa thạch đã thải ra phần lớn lượng khí thải carbon do con người. Adam McGibbon, viết cho tờ The Independent, chỉ trích Giờ Trái Đất vì đã "đánh lạc hướng" dư luận khỏi những chủ công ty về nhiên liệu hóa thạch và các chính trị gia có trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Tờ The Christian Science Monitor cho rằng nến được tạo thành từ parafin, một loại hydrocacbon nặng được sản xuất từ dầu thô, một loại nhiên liệu hóa thạch, và điều đó tùy thuộc vào số lượng nến mỗi người đốt (nếu mỗi người sử dụng một cây nến trong Giờ Trái đất), họ có thường sử dụng bóng đèn compact huỳnh quang hay không và nguồn năng lượng nào được sử dụng để sản xuất điện, trong một số trường hợp, việc thay bóng đèn bằng nến sẽ làm tăng lượng khí thải carbon dioxide, thay vì làm giảm.
  • Việc tăng nhu cầu về tiêu thụ điện ngay sau khi Giờ Trái Đất kết thúc sẽ gây ra quá tải cho đường lưới điện, từ đó sẽ làm tăng lượng khí thải cacbon dioxide.
  • Vào ngày 29 tháng 3 năm 2009, một ngày sau Giờ Trái Đất năm 2009, báo Dân Trí đã đưa ra một bài luận bày tỏ nỗi lo về việc người trẻ lái xe xuống đường tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội để chơi và đã gây ra sự lãng phí nhiên liệu và dòng người xếp hàng ở dưới thành phố.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Tags:

Biểu trưng chính thức Giờ Trái ĐấtMục đích Giờ Trái Đất qua các năm Giờ Trái ĐấtNhững tổ chức ủng hộ Giờ Trái ĐấtChỉ trích Giờ Trái ĐấtGiờ Trái Đất2007200820092010Hộ gia đìnhKinh doanhQuỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiênSinh hoạt hàng ngàySydneyTiếng Anh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Quảng NgãiKhuất Văn KhangNguyễn TuânPhong trào Đồng khởiĐỗ MườiGấu trúc lớnShopeeTập đoàn VingroupNgườiNghệ AnThomas EdisonUzbekistanNelson MandelaTư Mã ÝLandmark 81Adolf HitlerMikami YuaLâm ĐồngMai vàngHưng YênTây NinhHiệu ứng nhà kínhGia đình Hồ Chí Minh18 tháng 4IndonesiaHà LanTitanic (phim 1997)Nguyễn Chí ThanhBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Bình ThuậnBùi Văn CườngTam quốc diễn nghĩaĐắk LắkDanh sách tỷ phú Việt Nam theo giá trị tài sảnNăm CamVăn CaoXung đột Israel–PalestineKylian MbappéKinh tế Trung QuốcPhú QuốcRadio France InternationaleThạch LamNgười ChămNguyễn Đình ChiểuTrấn ThànhSeventeen (nhóm nhạc)WikipediaNgười ViệtThích Nhất HạnhOusmane DembéléBorussia DortmundĐà LạtNgày Thống nhấtPhan Đình TrạcSinh sản vô tínhSân vận động Olímpic Lluís CompanysCác dân tộc tại Việt NamUkrainaRosé (ca sĩ)Trần Quốc VượngBạch LộcTây NguyênCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátTrịnh Công SơnChiến tranh Đông DươngSông Tô LịchÂu CơKinh Dương vươngNguyễn Minh TúNgười Hoa (Việt Nam)Steve JobsSaigon PhantomQPhong trào Cần VươngNguyễn Văn NênChủ nghĩa xã hộiChữ NômBDSM🡆 More