Giờ Ở Việt Nam

Giờ chính thức hiện hành của Việt Nam được quy định trong quyết đinh số 134/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc sửa đổi điều 1 của quyết định số 121/CP ngày 8 tháng 8 năm 1967 của Hội đồng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Theo điều 1 của quyết định 134/2002/QĐ-TTg thì giờ chính thức của Việt Nam được lấy theo "múi giờ thứ 7 theo hệ thống múi giờ quốc tế".

Múi giờ được gọi là "múi giờ thứ 7 theo hệ thống múi giờ quốc tế" trong quyết định số 134/2002/QĐ-TTg đã liên tục được dùng làm giờ chính thức của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trước đó là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 1 tháng 1 năm 1968 theo quyết định số 121/CP ngày 8 tháng 8 năm 1967 của Hội đồng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về việc tính lịch và quản lý lịch của nhà nước. Theo điều 1 của quyết định số 121/CP thì Việt Nam "nằm hoàn toàn trong múi giờ thứ 7, theo hệ thống múi giờ quốc tế", giờ chính thức của Việt Nam là "giờ của múi giờ thứ 7".

Việt Nam sử dụng cách viết giờ là 24 giờ. Trong văn nói thường ngày, người ta cũng thường sử dụng định dạng 12 giờ (nhưng cần chỉ rõ thêm đó là giờ buổi nào: sáng, trưa, chiều, tối, thay vì theo chữ viết tắt Latinh a.m. và p.m). Để đồng bộ hóa quy chuẩn của các thiết bị công nghệ sử dụng đồng hồ 12 giờ, đôi khi người ta cũng viết là "SA" ("sáng" tương đương "AM") và "CH" ("chiều" tương đương "PM") mặc dù trong thực tế đó có thể là một giờ không rơi vào hai định nghĩa này.

Việt Nam chưa từng và hiện vẫn không áp dụng quy ước giờ mùa hè.

Lịch sử Giờ Ở Việt Nam

  • Sau khi xây dựng Đài thiên văn Phù Liễn, chính quyền Đông Dương thuộc Pháp đã thông báo rằng toàn bộ cả nước (bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, cũng như Campuchia, Lào và Quảng Châu Loan của Trung Quốc) đều thuộc về múi giờ của kinh độ 104°17’17"Đ kể từ 00:00 ngày 1 tháng 7 năm 1906.
  • Vào năm 1911, Pháp sử dụng giờ GMT+0 (giờ Greenwich) làm giờ chính thức, và dùng cho đến năm 1940 (giờ GMT+1 được dùng trong các mùa hè từ năm 1916 đến 1940), bắt buộc Liên bang Đông Dương sử dụng giờ GMT+7 từ 00:00 ngày 1 tháng 5 năm 1911.
  • Sau khi Chính quyền Vichy thay đổi múi giờ, Đông Dương chuyển sang múi giờ GMT+8, bỏ qua 60 phút vào lúc 23:00 ngày 31 tháng 12 năm 1942.
  • Sau đó Nhật Bản xâm chiếm toàn bộ Đông Dương thuộc Pháp. Các khu vực thuộc Đông Dương từ đó chuyển sang múi giờ Tokyo (GMT+9), bỏ qua 60 phút vào 23:00 ngày 14 tháng 3 năm 1945.
  • Sau sự kiện Cách mạng Tháng Tám, chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vặn lùi 2 giờ đồng hồ kể từ 24:00 ngày 1 tháng 9 năm 1945 về múi giờ GMT+7.
  • Từ ngày 1 tháng 4 năm 1947, các vùng nằm dưới sự kiểm soát của Pháp ở Việt Nam, Lào và Campuchia sử dụng múi giờ GMT+8. Các vùng nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền cách mạng sử dụng múi giờ GMT+7.
  • Hiệp định Geneve được ký kết, Lào chính thức sử dụng múi giờ GMT+7 từ ngày 15 tháng 4 năm 1954, Hà Nội từ tháng 10 năm 1954, Hải Phòng từ tháng 5 năm 1955.
  • Từ 01:00 ngày 1 tháng 7 năm 1955, giờ chính thức và pháp định của miền Nam Việt Nam lùi 1 giờ đồng hồ về múi giờ GMT+7.
  • Từ 23:00 ngày 1 tháng 1 năm 1960, miền Nam Việt Nam bỏ qua 60 phút, chuyển lên múi giờ GMT+8.
  • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định múi giờ chính thức của miền Bắc là GMT+7 từ tháng 1 năm 1968.
  • Sau khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất sử dụng múi giờ UTC+7 với Sài Gòn (và các vùng phía nam) kéo dài 60 phút vào ngày 13 tháng 6 năm 1975.

Phân chia thời gian trong ngày Giờ Ở Việt Nam

Thời gian ở Liên bang Đông Dương

Thời kỳ sử dụng Chênh lệch so với GMT Ghi chú
Trước ngày 01 tháng 7 năm 1906 UTC+07:06:40 Giờ địa phương
01 tháng 7 năm 1906 – 30 tháng 4 năm 1911 UTC+07:06:30 Giờ Pháp
01 tháng 5 năm 1911 – 31 tháng 12 năm 1942 UTC+07:00 Giờ Đông Dương
01 tháng 1 năm 1943 – 14 tháng 3 năm 1945 UTC+08:00 Giờ chuẩn Sài Gòn
15 tháng 3 năm 1945 – tháng 9 năm 1945 UTC+09:00 Giờ chuẩn Nhật Bản
Tháng 9 năm 1945 – Thực thi Hiệp định Genève UTC+08:00 Giờ chuẩn Sài Gòn

Giờ ở miền Bắc Việt Nam

Thời kỳ sử dụng Chênh lệch so với GMT Ghi chú
2 tháng 9 năm 1945 – 31 tháng 3 năm 1947 UTC+07:00 Giờ Đông Dương
01 tháng 4 năm 1947 – Thực thi Hiệp định Genève
Sau khi thực thi
Không có giờ chuẩn:
01 tháng 1 năm 1968 – 12 tháng 6 năm 1975 UTC+07:00 Giờ Đông Dương

Giờ ở miền Nam Việt Nam

Thời kỳ sử dụng Chênh lệch so với GMT Ghi chú
Thực thi Hiệp định Genève – 30 tháng 5 năm 1955 UTC+08:00 Giờ chuẩn Sài Gòn
01 tháng 7 năm 1955 – 31 tháng 12 năm 1959 UTC+07:00 Giờ chuẩn Sài Gòn
01 tháng 1 năm 1960 – 12 tháng 6 năm 1975 UTC+08:00 Giờ chuẩn Sài Gòn

Giờ ở nước Việt Nam thống nhất

Thời kỳ sử dụng Chênh lệch so với GMT Ghi chú
13 tháng 6 năm 1975 – nay UTC+07:00 Giờ Đông Dương

Xem thêm

Tham khảo

Tài liệu Giờ Ở Việt Nam

  • Trần Tiến Bình (2005), Lịch Việt Nam thế kỷ XX-XXI (1901-2100), Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hanoi.

Tags:

Lịch sử Giờ Ở Việt NamPhân chia thời gian trong ngày Giờ Ở Việt NamTài liệu Giờ Ở Việt NamGiờ Ở Việt NamChính phủ Việt NamGiờMúi giờThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamUTC+07:00Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Sân bay quốc tế Long ThànhNghĩa vụ quân sự tại Việt NamThích-ca Mâu-niQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamĐền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)Như Ý truyệnVũ (ca sĩ)Dương Văn MinhVụ án Lê Văn LuyệnĐinh Tiên HoàngXuân DiệuNguyễn Lân HiếuĐộ (nhiệt độ)Ninh BìnhQuốc huy Việt NamChiếu dời đôCâu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ AnPhạm Nhật VượngDanh sách tỷ phú Việt Nam theo giá trị tài sảnĐất rừng phương Nam (phim)Chữ HánVincent van GoghTây NinhHwang Sun-hongNgô QuyềnMê KôngAngkor WatHiệu ứng nhà kínhTrần Quốc ToảnĐài LoanPhật giáo Hòa HảoLàoTrần Đại NghĩaGia đình Hồ Chí MinhVõ Thị Ánh XuânĐường cao tốc Bắc – Nam phía ĐôngQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamOne PieceLiên minh Bưu chính Quốc tếHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamTrận Thành cổ Quảng TrịĐờn ca tài tử Nam BộChú thuật hồi chiếnApple (công ty)FNhật BảnVũ Ngọc NhạLeonardo da VinciBắc thuộcInter MilanTrường ChinhBài Tiến lênChùa Ba VàngMặt TrờiDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Harry Potter (loạt phim)An GiangIndonesiaNhà nướcTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamMinh Tuyên TôngNhà ĐườngĐứcCanadaA.S. RomaCông NguyênPaulo DybalaĐào Hồng LanChâu PhiYDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtTổng cục Kỹ thuật, Quân đội nhân dân Việt NamMã QRPhan Thanh GiảnNinh Dương Lan NgọcChợ Bến ThànhDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh Conan🡆 More