Gerhard Herzberg

Gerhard Herzberg (25.12.1904 – 3.3.1999), là nhà vật lý học và nhà hóa lý tiên phong người Canada gốc Đức đã đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1971.

Gerhard Herzberg
Gerhard Herzberg
Sinh25.12.1904
Hamburg, Đức
Mất3.3.1999
Ottawa, Ontario, Canada
Quốc tịchĐức
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học 1971
Giải Willard Gibbs 1969
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa lý
Nơi công tácĐại học Carleton

Tiểu sử tóm tắt Gerhard Herzberg

  • 1904 Sinh tại Hamburg, Đức
  • 1928 đậu bằng tiến sĩ ở Đại học Công nghệ Darmstadt dưới sự hướng dẫn của H. Rau
  • 1928–1930 nghiên cứu hậu tiến sĩ ở Đại học GöttingenĐại học Bristol dưới sự hướng dẫn của James Franck, Max Born, John Lennard-Jones
  • 1930 giảng viên và giáo sư phụ tá môn Vật lý ở Đại học Công nghệ Darmstadt
  • 1935 sang Canada làm Giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Saskatchewan (Saskatoon, Canada)
  • 1936–1945 Giáo sư Vật lý học ở Đại học Saskatchewan
  • 1939 Hội viên Royal Society of Canada (Hội Khoa học Hoàng gia Canada)
  • 1945–1948 Giáo sư phổ học, Đài thiên văn Yerkes, Đại học Chicago (Chicago, Hoa Kỳ)
  • 1948 Giám đốc Phân ban Vật lý thuần túy, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada
  • 1951 Hội viên Royal Society London
  • 1957–1963 Phó chủ tịch Hội liên hiệp Vật lý ứng dụng và Vật lý thuần túy quốc tế
  • 1956–1957 Chủ tịch Hiệp hội các nhà vật lý Canada
  • 1960 diễn thuyết ở Royal Society of London
  • 1966–1967 Chủ tịch Royal Society of Canada (Hội Khoa học hoàng gia Canada)
  • 1968 được thưởng Order of Canada (Huân chương Canada)
  • 1968 Giảng viên Hóa học chức George Fischer Baker không lưu trú ở Đại học Cornell (Ithaca, Hoa Kỳ)
  • 1969 đoạt Giải Willard Gibbs
  • 1969 Nhà khoa học nghiên cứu ưu tú ở Phân ban Vật lý tái phối hợp của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada
  • 1970 Diễn thuyết ở Hội Hóa học London, nhận Huy chương Faraday
  • 1971 đoạt Giải Nobel Hóa học "cho các đóng góp vào sự hiểu biết cấu trúc điện tử và hình học của các phân tử, nhất là các gốc tự do (free radicals)"[1]
  • 1971 Royal Medal của Royal Society of London
  • 1973-1980 Hiệu trưởng danh dự Đại học Carleton (Ottawa, Canada)
  • 1992 Tuyên thệ nhận chức Queen's Privy Council for Canada
  • 1999 Từ trần ở tuổi 94

Nghiên cứu Gerhard Herzberg

Công trình nghiên cứu chính của Herzberg liên quan tới phổ học phân tửnguyên tử. Ông nổi tiếng vì đã sử dụng các kỹ thuật này để xác định cấu trúc của các phân tử có 2 nguyên tử và các ion đa nguyên tử.

Giải thưởng và Vinh dự Gerhard Herzberg

Ngoài giải Nobel và giải Willard Gibbs, Herzberg còn được vinh dự làm hội viên của rất nhiều hội khoa học, được nhận nhiều giải thưởng và cấp bằng danh dự ở nhiều nước khác nhau.

  • Huy chương vàng Gerhard Herzberg của Canada về Khoa học và khoa Công trình, giải thưởng cao nhất về nghiên cứu của Canada được đặt theo tên để vinh danh ông vào năm 2000.
  • Hiệp hội các nhà vật lý Canada cũng có một giải thưởng hàng năm đặt theo tên ông.
  • Viện Vật lý thiên thể Herzberg được đặt theo tên ông.
  • Ông được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Phân tử lượng tử quốc tế.
  • Tiểu hành tinh 3316 Herzberg được đặt theo tên ông
  • Năm 1964 ông được thưởng Huy chương Frederic Ives Medal của Hội Quang học Hoa Kỳ
  • Tòa nhà chính của John Abbott College tại Montréal được đặt theo tên ông.
  • Một công viên công cộng ở College Park gần Saskatoon cũng mang tên ông.

Tác phẩm Gerhard Herzberg

  • Molecular Spectra and Molecular Structure: I. Spectra of Diatomic Molecules.
  • Molecular Spectra and Molecular Structure: II. Infrared and Raman Spectra of Polyatomic Molecules.
  • Molecular Spectra and Molecular Structure: III. Electronic Spectra and Electronic Structure of Polyatomic Molecules.

Chú thích

Liên kết ngoài

Bản mẫu:S-npo
Tiền nhiệm
William Kaye Lamb
President of the Royal Society of Canada
1966-1967
Kế nhiệm
James M. Harrison

Tags:

Tiểu sử tóm tắt Gerhard HerzbergNghiên cứu Gerhard HerzbergGiải thưởng và Vinh dự Gerhard HerzbergTác phẩm Gerhard HerzbergGerhard HerzbergCanadaDanh sách người đoạt giải Nobel Hóa họcHóa lýVật lý họcĐức

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Anh túcLê DuẩnChế Lan ViênCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamNguyễn Hòa BìnhLa bànVương Hạc ĐệMặt trận Tổ quốc Việt NamNhư Ý truyệnNguyễn Văn LongMeta PlatformsNguyễn DuCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoNgô Thị MậnDế Mèn phiêu lưu kýLịch sử Việt NamĐất phương NamPĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamBlackpinkTrần Hưng ĐạoChâu MỹNgô Đình DiệmNgô QuyềnBiển ĐôngHoàng Thị Thúy LanNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamTriết họcNguyễn Quang SángChăm PaTrần Quốc ToảnPhân cấp hành chính Việt NamNgaThuyết âm mưu về sự kiện 11 tháng 9Quần đảo Trường SaVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Sóc TrăngHuy CậnÝ thức (triết học)Đắk NôngNhật BảnNguyễn Thị BìnhLê Quốc MinhChủ nghĩa cộng sảnStephanie McMahonĐồng bằng sông HồngĐoàn Minh HuấnYaoiDương Cưu (chiêm tinh)Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên PhongThủy triềuĐất rừng phương NamChính phủ Việt NamHoaGia LongThành Cát Tư HãnChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaTrần Anh HùngKhởi nghĩa Hai Bà TrưngBinh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt NamNhà bà NữĐịch Nhân KiệtKinh Ăn Năn TộiNguyễn Hà PhanHoàng thành Thăng LongMười hai vị thần trên đỉnh OlympusTrần Lưu QuangKitô giáoCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamBình PhướcĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Danh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaLê Đức AnhPhùng Quang ThanhKinh tế Nhật BảnNghệ AnSân vận động Quốc gia Mỹ ĐìnhPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)🡆 More