Frederick Gowland Hopkins

Sir Frederick Gowland Hopkins (20.6.1861 Eastbourne, Sussex - 16.5.1947 Cambridge) là một nhà hóa sinh người Anh, đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1929 (chung với Christiaan Eijkman) cho công trình phát hiện các vitamin.

Ông cũng phát hiện ra amino acid tryptophan năm 1901. Ông là chủ tịch Hội hoàng gia Luân Đôn từ 1930-1935.

Frederick Gowland Hopkins
Frederick Gowland Hopkins
Sinh(1861-06-20)20 tháng 6 năm 1861
Eastbourne, Sussex, Anh
Mất16 tháng 5 năm 1947(1947-05-16) (85 tuổi)
Cambridge, Anh
Quốc tịchAnh
Nổi tiếng vìvitamin, tryptophan
Giải thưởnggiải Nobel Sinh lý và Y khoa (1929)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa sinh học
Nơi công tácĐại học Cambridge
Người hướng dẫn luận án tiến sĩThomas Stevenson
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngJ.B.S. Haldane
Judah Hirsch Quastel
Malcolm Dixon

Tiểu sử Frederick Gowland Hopkins

Hopkins học ở City of London School, sau đó học University of London External Programme và trường y học tại Guy's Hospital (nay là thành phần của King's College London School of Medicine). Sau đó ông dạy sinh lý họcđộc chất học ở Guy's Hospital từ năm 1894 tới năm 1898. Ông làm phó giáo sư khoa Sinh lý hóa học tại Đại học Cambridge từ năm 1902 tới năm 1914, và trở thành giáo sư khoa hóa sinh học tại trường này năm 1914. Trong số sinh viên của ông ở Cambridge có nhà tiên phong môn hóa học thần kinh (neurochemistry) Judah Hirsch Quastel.

Năm 1929 ông đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa (chung với Christiaan Eijkman) cho công trình phát hiện ra một số chất vết (trace substances) – nay gọi là vitamin – là thiết yếu cho việc duy trì sức khỏe tốt. Ông cũng phát hiện ra là sự teo mô cơ có thể dẫn tới sự tích tụ axít lactic.

Hopkins được phong tước hầu năm 1925. Ông là cha của nhà khảo cổ học Jacquetta Hawkes (và do đó là cha vợ của nhà văn J. B. Priestley) và cũng là anh em họ của Gerald Manley Hopkins. Mặc dù không có cố vấn chính thức cho việc làm luận án tiến sĩ, nhưng người hướng dẫn tương đương cho ông là Thomas Stevenson.

Các sự kiện chính trong cuộc đời Frederick Gowland Hopkins

  • 30.6.1861: sinh tại Eastbourne, Sussex, Anh.
  • 1890: đậu cử nhân khoa học ở Đại học London.
  • 1894: đậu tiến sĩ y khoa tại Guy's Hospital, London. (nay là King's College London)
  • 1898: kết hôn với Jessie Anne Stevens.
  • 1898-1910: giảng viên khoa Sinh lý hóa học, Đại học Cambridge.
  • 1905: được bầu vào Hội hoàng gia Luân Đôn
  • 1910: được bổ nhiệm làm ủy viên giám đốc và Praelector khoa hóa sinh, Trinity College, Cambridge.
  • 1912: xuất bản tác phẩm "Feeding Experiments Illustrating the Importance of Accessory Food Factors in Normal Dietaries", chỉ ra sự cần có các vitamin trong thực phẩm.
  • 1914-1943: chức giáo sư đầu tiên ngành hóa sinh tại Đại học Cambridge.
  • 1924: khai trương Viện Hóa sinh Sir William Dunn.
  • 1918: được thưởng Royal Medal của Hội hoàng gia Luân Đôn.
  • 1925: được vua George V phong tước hầu.
  • 1926: được thưởng Huy chương Copley của Hội hoàng gia Luân Đôn.
  • 1929: đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa.
  • 1930-1935: chủ tịch Hội hoàng gia Luân Đôn.
  • 1933: chủ tịch Hiệp hội vì Tiến bộ Khoa học của Anh (British Association for the Advancement of Science).
  • 1935: được thưởng Order of Merit (Huân chương công trạng) (Anh).
  • 16.5.1947: từ trần tại Cambridge, Anh.

Tham khảo & Chú thích Frederick Gowland Hopkins

Liên kết ngoài

Tags:

Tiểu sử Frederick Gowland HopkinsCác sự kiện chính trong cuộc đời Frederick Gowland HopkinsTham khảo & Chú thích Frederick Gowland HopkinsFrederick Gowland Hopkins18611947Amino acidAnhCambridgeDanh sách người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoaEastbourneHóa sinhHội Hoàng gia Luân ĐônTryptophanVitamin

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách biện pháp tu từAi CậpĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCMưa sao băngTôn giáoKhí hậu Châu Nam CựcDanh sách nhân vật trong One PieceBảo Anh (ca sĩ)Văn họcVăn Miếu – Quốc Tử GiámNgaNguyễn Văn LinhHiệp định Paris 1973Thuận TrịPhan Văn GiangViệt MinhVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024NgườiChâu PhiThuốc thử TollensMặt trận Tổ quốc Việt NamTừ mượn trong tiếng ViệtManchester United F.C.Sơn LaMalaysiaBảo ĐạiNguyễn Minh Châu (nhà văn)Cúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Tây Ban NhaMưa đáQuan VũQuảng NamSuni Hạ LinhNhà TrầnLê Đức ThọVụ án Lê Văn LuyệnĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhVũng TàuChuỗi thức ănDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiHồ Chí MinhPhạm Minh ChínhTrần Hưng ĐạoHôn lễ của emChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Châu ÁGia Cát LượngLe SserafimBộ Công an (Việt Nam)Danh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtCăn bậc haiVăn hóaHành chính Việt Nam thời NguyễnGoogleHợp chất hữu cơGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020Mắt biếc (tiểu thuyết)Trung du và miền núi phía BắcGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Cuộc tấn công Mumbai 2008Đà LạtChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018RChâu Nam CựcQuốc gia Việt NamNguyễn Nhật ÁnhNguyễn Văn LongShopeeEntropyDầu mỏNúi Bà ĐenBắc KinhSơn Tùng M-TPThạch LamDanh mục sách đỏ động vật Việt Nam23 tháng 4Đông Nam ÁHội AnChăm Pa🡆 More