Dudley R. Herschbach

Dudley Robert Herschbach (sinh ngày 18 tháng 6 năm 1932) là nhà hóa học người Mỹ đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1986 chung với Lý Viễn Triết (Yuan T.

Lee) và John C. Polanyi "cho những đóng góp của họ liên quan đến động lực học của các quá trình hóa học cơ bản". Herschbach và Lee đặc biệt nghiên cứu các chùm phân tử, thực hiện cái gọi là các thí nghiệm "chùm phân tử giao nhau" (crossed molecular beam) cho phép một sự hiểu biết mức độ phân tử chi tiết của nhiều quá trình phản ứng cơ bản.

Dudley R. Herschbach
Dudley R. Herschbach
Dudley Robert Herschbach
Sinh18 tháng 6, 1932 (91 tuổi)
San Jose, California, Hoa Kỳ
Quốc tịchMỹ
Trường lớpĐại học Harvard
Đại học Stanford
Nổi tiếng vìĐộng lực học phân tử
Giải thưởng Dudley R. HerschbachGiải Nobel Hóa học (1986)
Huy chương Linus Pauling (1978)
Huy chương Michael Polanyi (1981)
Giải Irving Langmuir (1983)
Sự nghiệp Dudley R. Herschbach khoa học
NgànhHóa học
Nơi công tácĐại học California tại Berkeley
Đại học Harvard
Đại học Freiburg
Texas A&M University
Người hướng dẫn luận án tiến sĩEdgar Bright Wilson
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngRichard N. Zare
Anita Goel

Tiểu sử Dudley R. Herschbach

Herschbach sinh tại San Jose, California. Sau khi đậu bằng cử nhân toán học ở trường Campbell High School năm 1954, ông đậu bằng thạc sĩ hóa học năm 1955 ở Đại học Stanford, rồi bằng thạc sĩ vật lý năm 1956 và bằng tiến sĩ lý hóa năm 1958 ở Đại học Harvard dưới sự hướng dẫn của Edgar Bright Wilson. Sau đó, Herschbach sang làm giáo sư phụ tá môn hóa học ở Đại học California tại Berkeley năm 1959, và trở thành phó giáo sư năm 1961.

Sự nghiệp Dudley R. Herschbach

Các nghiên cứu của Herschbach bao quát trong lĩnh vực lý hóa. Công trình nổi tiếng nhất, khiến ông đã đoạt được giải Nobel, là các thí nghiệm làm chung với Yuan T. Lee về "chùm phân tử giao nhau". Việc giao nhau các chùm chuẩn trực của các chất phản ứng ở pha khí (gas phase) cho phép việc phân chia năng lượng trong các cách chuyển dời, quay vòng và dao động các phân tử của sản phẩm - một khía cạnh quan trọng của sự hiểu rõ phản ứng động lực học. Ông đã áp dụng kiến thức tinh thông lý thuyết và thực hành về hóa họcvật lý học của mình vào những vấn đề khác nhau.

Một nghiên cứu gần đây của ông đã chứng minh rằng mêtan trong thực tế được hình thành một cách tự phát ở môi trường áp suất cao và nhiệt độ cao như những nơi sâu trong lòng Trái Đất; phát hiện này là một dấu chỉ lý thú của việc hình thành hydrocarbon do phát sinh tự nhiên, có nghĩa là số lượng thực tế của hydrocarbon có sẵn trên Trái Đất có thể lớn hơn nhiều so với nhận định thông thường theo giả định là mọi hydrocarbon đều là nhiên liệu hóa thạch.

Trong suốt sự nghiệp nghiên cứu của mình, Herschbach đã xuất bản trên 400 bài khảo luận khoa học.

Mặc dù vẫn làm giáo sư nghiên cứu ở Đại học Harvard, nhưng ngày 01.9.2005 ông đã nhận làm giáo sư vật lý học ở Texas A&M University (Đại học Nông nghiệp và Cơ khí Texas). Năm 2010, ông giữ danh hiệu giáo sư danh dự (Professor Emeritus) tại Đại học Harvard, và vẫn tham gia làm giảng viên và cố vấn cho cộng đồng nghiên cứu ở Đại học Harvard.

Giải thưởng Dudley R. Herschbach

Các hoạt động khác Dudley R. Herschbach

Ông là thành viên Ban điều hành "Trung tâm kiểm soát và không phổ biến vũ khí" (Center for Arms Control and Non-Proliferation) và đã làm trưởng ban điều hành Society for Science & the Public (Hội Khoa học & Công chúng) từ năm 1992-2010. Ông cũng là một Eagle Scout và đã được trao Distinguished Eagle Scout Award (giải thưởng của hội Nam Hướng đạo Mỹ).

Herschbach là thành viên Ban bảo trợ của Tập kỷ yếu các nhà khoa học nguyên tử.[1] Lưu trữ 2009-08-05 tại Wayback Machine

Herschbach cũng cho mượn giọng để lồng tiếng cho show TV hoạt hình The Simpsons, tập "Treehouse of Horror XIV" nơi ông trao giải Nobel Vật lý cho giáo sư Frink.

Tác phẩm Dudley R. Herschbach

Tham khảo & Chú thích Dudley R. Herschbach

Liên kết ngoài

Tags:

Tiểu sử Dudley R. HerschbachSự nghiệp Dudley R. HerschbachGiải thưởng Dudley R. HerschbachCác hoạt động khác Dudley R. HerschbachTác phẩm Dudley R. HerschbachTham khảo & Chú thích Dudley R. HerschbachDudley R. HerschbachDanh sách người đoạt giải Nobel Hóa họcHoa KỳHóa họcJohn C. PolanyiLý Viễn TriếtĐộng lực học

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bến Nhà RồngTân CươngKhang HiTrần Đại NghĩaĐờn ca tài tử Nam BộSécBộ luật Hồng ĐứcCác dân tộc tại Việt NamChiến tranh thế giới thứ nhấtNguyễn DuChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Danh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnÔ nhiễm môi trườngPhan Đình TrạcKinh thành HuếĐỗ Hùng ViệtỦy ban Đoàn kết Công giáo Việt NamTrường ChinhXHamsterNguyễn Thị BìnhĐinh Tiến DũngThành phố Hồ Chí MinhĐường Thái TôngĐảng ủy Công an Trung ương (Việt Nam)Tập Cận BìnhSóng thầnChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaHồ Mẫu NgoạtTô HoàiHoàng thành Thăng LongLưu Quang VũChâu PhiHiệp định Genève 1954Chiếc thuyền ngoài xaPhật giáoTôn giáoLiên QuânBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamCăn bậc haiThuật toánĐạo Cao ĐàiViêm da cơ địaĐại học Bách khoa Hà NộiHọc viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam)Giải vô địch bóng đá châu ÂuHoa hậu Sinh thái Quốc tếVăn LangSuni Hạ LinhTrí tuệ nhân tạoHương TràmCộng hòa Nam PhiBộ bài TâySơn Tùng M-TPDấu chấmTừ Hán-ViệtNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamLandmark 81Nguyễn Chí VịnhDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủCù Huy Hà VũMưa đáBộ đội Biên phòng Việt NamĐào, phở và pianoLý Nam ĐếYNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònKhí hậu Việt NamCác vị trí trong bóng đáTrà VinhNúi lửaDương vật ngườiFukada EimiLiên minh châu ÂuVịnh Hạ LongThái LanTháp EiffelLê Minh KhuêN🡆 More