Dãy Núi Pamir

Dãy núi Pamir là một dãy núi nằm tại Trung Á, được tạo thành từ sự nối liền hay điểm nút của các dãy núi Thiên Sơn, Khách Lạt Côn Lôn, Côn Lôn và Hưng Đô Khố Thập.

Dãy núi này là một trong các dãy núi cao nhất thế giới. Dãy núi này được biết đến trong tiếng Trung như là Thông Lĩnh (葱嶺) tức 'núi củ hành'.

Dãy núi Pamir
Dãy núi
Dãy Núi Pamir
Dãy núi Pamir nhìn từ trên máy bay, tháng 6 năm 2008
Các quốc gia Tajikistan, Kyrgyzstan, Afghanistan, Pakistan
Các vùng Gorno-Badakhshan, Tỉnh Biên giới Tây-Bắc, Bắc Bộ Pakistan
Điểm cao nhất Ismoil Somoni
 - cao độ 7.495 m (24.590 ft)
 - tọa độ 38°55′B 72°01′Đ / 38,917°B 72,017°Đ / 38.917; 72.017
Dãy Núi Pamir
Dãy núi Pamir chủ yếu nằm trong tỉnh Gorno-Badakhshan, Tajikistan

Khu vực Pamir có trung tâm nằm trong tỉnh Gorno-Badakhshan của Tajikistan. Các phần của dãy núi Pamir cũng nằm trong các quốc gia khác như Kyrgyzstan, Afghanistan, Pakistan. Phía nam của Gorno-Badakhshan, hành lang Wakhan chạy dọc theo khu vực Pamir, cũng bao gồm các phần xa nhất về phía bắc của tỉnh Biên giới Tây-Bắc và của Địa khu Bắc Bộ đều thuộc Pakistan.

Địa lý Dãy Núi Pamir

Ba đỉnh núi cao nhất của dãy núi Pamir là Ismoil Somoni (từ 1932 tới 1962 gọi là đỉnh Stalin, từ 1962 tới 1998 là đỉnh Cộng sản) với độ cao 7.495 m (24.590 ft); đỉnh Ibn Sina (tên gọi không chính thức là đỉnh Lenin) với độ cao 7.134 m (23.406 ft); và đỉnh Korzhenevskaya với độ cao 7.105 m (23.310 ft)

Có nhiều sông băng trong khu vực dãy núi Pamir, bao gồm sông băng Fedchenko dài 77 km (48 dặm Anh), con sông băng dài nhất tại Liên Xô cũ và là sông băng dài nhất ngoài phạm vi hai vùng địa cực.

Khí hậu Dãy Núi Pamir

Bị tuyết che phủ trong suốt cả năm, khu vực dãy núi Pamir có mùa đông kéo dài và lạnh lẽo và mùa hè ngắn nhưng mát mẻ. Lượng giáng thủy hàng năm đạt khoảng 130 mm (5 inch), đủ hỗ trợ cho sự phát triển của các đồng cỏ nhưng có rất ít cây thân gỗ.

Kinh tế Dãy Núi Pamir

Than đá được khai thác ở miền tây, nhưng ngành mục súc chăn nuôi cừu tại các bãi cỏ miền núi vẫn là nguồn thu nhập chính của khu vực này.

Phát hiện Dãy Núi Pamir

Dãy Núi Pamir 
Bản đồ chỉ ra vị trí của dãy núi Pamir

Trong đầu thập niên 1980, một mỏ clinohumit chất lượng đá quý đã được phát hiện trong khu vực dãy núi Pamir. Nó là loại trầm tích duy nhất đã biết cho tới khi phát hiện ra mỏ khoáng vật chất lượng đá quý tại Taymyr của Siberi vào năm 2000.

Vận tải Dãy Núi Pamir

Ở rìa đông nam của khu vực Pamir tại Trung Quốc, đường cao tốc Karakoram, đường cao tốc quốc tế cao nhất trên thế giới, nối liền Pakistan với Trung Quốc. Đường cao tốc Pamir, đường cao tốc cao thứ hai thế giới, chạy từ Dushanbe ở Tajikistan tới Osh ở Kyrgyzstan ngang qua tỉnh tự trị Gorno-Badakhshan và nó là hành trình cung cấp chính của khu vực cô lập này. Con đường tơ lụa thời cổ đại đi qua một loạt các núi của dãy núi Pamir

Vị trí chiến lược Dãy Núi Pamir

Dãy Núi Pamir 
Đỉnh Ismoil Somoni chụp năm 1989 (khi đó có tên là đỉnh Cộng sản).

Về mặt lịch sử, dãy núi Pamir từng được coi là hành trình thương mại chiến lược giữa Kashgar và Kokand trên Con đường tơ lụa phía bắc và đã từng là mục tiêu của nhiều vụ tranh giành lãnh thổ. Con đường tơ lụa phía bắc (dài khoảng 2.600 km) nối liền kinh đô cổ đại của Trung Quốc là Tây An với phía tây, vượt qua dãy núi Pamir tới Khách Thập trước khi nối với Parthia cổ đại. Trong thế kỷ 20, dãy núi này là nơi diễn ra cuộc nội chiến Tajikistan, biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Liên Xô, nơi thiết lập các căn cứ quân sự của Liên Xô cũ, Nga, Ấn Độ, và sự tái quan tâm tới phát triển thương mại và khai thác tài nguyên.

Xem thêm

Tham khảo

Đọc thêm

  • Curzon George Nathaniel. 1896. The Pamirs and the Source of the Oxus. Hiệp hội Địa lý Dãy Núi Pamir Hoàng gia Anh, London. Tái bản: Elibron Classics Series, Adamant Media Corporation. 2005. ISBN 1-4021-5983-8 (pbk; ISBN 1-4021-3090-2 (hbk).
  • Gordon T. E. 1876. The Roof of the World: Being the Narrative of a Journey over the high plateau of Tibet to the Russian Frontier and the Oxus sources on Pamir. Edinburgh. Edmonston và Douglas. Ch’eng Wen Publishing Company tái bản, Đài Bắc, 1971.
  • Toynbee Arnold J. 1961. Between Oxus and Jumna. London. Nhà in Đại học Oxford.
  • Wood John, 1872. A Journey to the Source of the River Oxus. With an essay on the Geography of the Valley of the Oxus by Colonel Henry Yule. London: John Murray.
  • Horsman S. 2002. Peaks, Politics and Purges: the First Ascent of Pik Stalin trong Douglas E. (chủ biên) Alpine Journal 2002 (Quyển 107), The Alpine Club & Ernest Press, London, trang 199-206.
  • Leitner G. W. 1890. Dardistan in 1866, 1886 and 1893: Being an Account of the History, Religions, Customs, Legends, Fables and Songs of Gilgit, Chilas, Kandia (Gabrial) Yasin, Chitral, Hunza, Nagyr and other parts of the Hindukush. With a supplement to the second edition of The Hunza and Nagyr Handbook. And an Epitome of Part III of the author’s "The Languages and Races of Dardistan". First Reprint 1978. Manjusri Publishing House, New Delhi.
  • Strong Anna Louise. 1930. The Road to the Grey Pamir. Robert M. McBride & Co., New York.
  • Slesser Malcolm "Red Peak: A Personal Account of the British-Soviet Expedition", Coward McCann, 1964
  • Tilman H. W. Phần "Two Mountains and a River" trong "The Severn Mountain Travel Books". Diadem, London. 1983
  • Waugh Daniel C. 1999. "The ‘Mysterious and Terrible Karatash Gorges’: Notes and Documents on the Explorations by Stein and Skrine." The Geographical Journal, Quyển 165, số 3. (11/1999), trang 306-320.

Liên kết ngoài

Tags:

Địa lý Dãy Núi PamirKhí hậu Dãy Núi PamirKinh tế Dãy Núi PamirPhát hiện Dãy Núi PamirVận tải Dãy Núi PamirVị trí chiến lược Dãy Núi PamirDãy Núi PamirDãy núi Côn LônHindu KushKarakoramThiên SơnTrung Á

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Xuân PhúcThanh gươm diệt quỷĐộ (nhiệt độ)Isaac NewtonLê Trọng TấnVụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và NagasakiQuan họNam ĐịnhĐức quốc xãHoàng thành Thăng LongỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBố già (phim 2021)VietNamNetTranh Đông HồTrần Hưng ĐạoTrà VinhĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamPhần LanĐạo giáoVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandChiến cục Đông Xuân 1953–1954Nguyễn Xuân ThắngThế hệ ZTôn Thất BáchDanh sách cầu thủ bóng đá Việt Nam sinh ra ở nước ngoàiOlympique de MarseilleUng ChínhChữ HánNguyễn Xuân Phúc từ chức Chủ tịch nướcHệ Mặt TrờiBiểu tình Thái Bình 1997Tên gọi Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Hàn QuốcPhan Lương CầmNgũ hànhTrương Mỹ LanThanh HóaVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcĐảng Cộng sản Việt NamĐại Việt sử ký toàn thưLandmark 81Toni KroosTrần Quốc ToảnTạp chí Cộng sảnNho giáoMười hai con giápViệt Nam Cộng hòaNguyễn Ngọc TưBill GatesTrung du và miền núi phía BắcQuần đảo Trường SaPark Hang-seoNhà giả kim (tiểu thuyết)Cá tuyếtTây NinhCơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an (Việt Nam)Vườn quốc gia Cúc PhươngChu Văn AnHan So-heeHàn Mặc TửChuỗi thức ănHàm NghiVincent van GoghChâu MỹChiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2Hoa hồngNghệ AnQuốc kỳ Việt NamNguyễn TuânLisa (rapper)Tôn giáoĐông Nam ÁGiê-suNhà MinhBài Tiến lênKim Ji-won (diễn viên)Phạm Bình Minh🡆 More