Cistron

Cistron (phát âm quốc tế: /ˈsisträn/, xis-trôn) là thuật ngữ chỉ gen cấu trúc.

Đó là một đoạn xác định của phân tử ADN mã hóa một chuỗi pôlypeptit. Trong thuật ngữ Di truyền học phổ thông, cistron đã được dịch là gen cấu trúc. Đó là một đơn vị di truyền, sử dụng để nhấn mạnh các gen mã hoá prôtêin với biểu hiện đặc trưng trong "test cis-trans".

Ngoại diện Cistron

  • Cistron là gen mã hoá prôtêin.
  • Mỗi chuỗi pôlypeptit là kết quả dịch mã từ bản phiên của gen là phân tử mARN tương ứng, nên cistron còn có thể gọi là gen mã hoá mARN.

Từ nguyên

Thuật ngữ "cistron" được Seymour Benzer đề xuất trong một bài báo khoa học tựa đề "The elementary units of heredity" (Các đơn vị di truyền cơ bản).

Trong hệ thống Benzer, một cistron phải được xác định trên cơ sở kiểm tra bổ sung (complementation test), được thực hiện bằng cách đặt hai bản sao của gen trong cùng một tế bào chất của vi khuẩn, từ đó quan sát sự tương tác cũng như biểu hiện của chúng; với thể thực khuẩn như T4, hệ thống Benzer đã sử dụng, sẽ thực hiện bằng cách lây nhiễm đồng thời vi khuẩn với hai đột biến.

Nội hàm thuật ngữ Cistron

  • Theo quan niệm hiện đại, một cistron là một gen mã hoá mARN; trong khi gen nói chung có thể mã hoá mARN, tARN hay rARN hoặc có một chức năng di truyền khác. Nói cách khác, một cistron là một gen chỉ mã hoá prôtêin. Như vậy, một cistron chỉ có một lô-cut gen trên nhiễm sắc thể, mã hoá một phân tử mARN.
  • Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về di truyền học vi khuẩn, người ta đã nhận thấy một gen lại có thể mã hoá nhiều loại prôtêin có chức năng tương tự hoặc liên quan đến nhau, như ở ôpêron Lac, khi đó các phân tử mARN là những bản phiên của gen đó lại cùng được phiên mã một lúc, tạo ra ARN đa xis-trôn (RNA polycistronic). Trong trường hợp này và các trường hợp khác tương tư (như ôpêron Tryptophan - trp operon), có thể gặp giả sử như sau.

Có một đột biến điểm tại vị trí x nào đó trên một nhiễm sắc thể gây ra kiểu hình lặn. Lại giả sử một đột biến lặn khác tại vị trí y. Cả hai đột biến này dẫn đến cùng một kiểu hình lặn được biểu hiện, thì x và y được cho là nằm trong cùng một cistron, mặc dù chúng là khác lô-cut. Trường hợp này cụm gen ở ôpêron gọi là gen đa xis-trôn (polycistronic), trong khi đó, các gen thường gặp ở sinh vật nhân thực gọi là gen đơn xis-trôn (monocistronic).

Tham khảo

Tags:

Ngoại diện CistronNội hàm thuật ngữ CistronCistronADNGenProtein

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Seventeen (nhóm nhạc)Thổ Nhĩ KỳT1 (thể thao điện tử)Số nguyên tốĐài Á Châu Tự DoSteve JobsAn Dương VươngĐại dươngThế hệ ZDanh sách phim điện ảnh DoraemonCông an nhân dân Việt NamTình yêuTôn giáo tại Việt NamThomas EdisonMặt TrờiTào TháoDinh Độc LậpLý Thái TổCố đô HuếChiến dịch Hồ Chí MinhChiếc thuyền ngoài xaDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiCha Eun-wooNgười Hoa (Việt Nam)Chu Văn AnThời gianH'MôngAston Villa F.C.TokyoChâu Đại DươngPhân cấp hành chính Việt NamNew ZealandPhápQuang TrungLê Khả PhiêuNgược dòng thời gian để yêu anh (bản truyền hình)Bình DươngĐường lên đỉnh OlympiaTrương Tấn SangẢ Rập Xê ÚtSingaporeChủ tịch Quốc hội Việt NamĐồng NaiParis Saint-Germain F.C.Borussia DortmundThượng HảiNam ĐịnhĐêm đầy saoGiai cấp công nhânHồ Xuân HươngTôn giáoHàn QuốcHà NamQuy NhơnTư tưởng Hồ Chí MinhSóng thầnNguyễn Phú TrọngĐại học Bách khoa Hà NộiTrần Cẩm TúThế vận hội Mùa hè 2024Danh sách nhân vật trong One PieceMinh Thành TổTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamGiỗ Tổ Hùng VươngBangladeshQuan VũWilliam ShakespeareKitô giáoNguyễn Ngọc TưDanh sách cầu thủ Real Madrid CFGallonNgaTitanic (phim 1997)BDSMViễn PhươngLý Nam ĐếHải Dương🡆 More