Chiến Tranh Liban 2006

Quân lực Israel: 121 chết (gồm 2 người bị bắt)

Chiến tranh Liban 2006
Một phần của Xung đột Ả Rập-Israel, xung đột Israel-Liban và cuộc chiến chống khủng bố
Chiến Tranh Liban 2006
Khói lửa trên vùng trời thành phố Týros, Liban sau trận oanh kích của Israel.
Thời gian12 tháng 7, 2006 — 14 tháng 8, 2006
Israel ngừng phong tỏa Liban vào ngày 8 tháng 9 , 2006
Địa điểm
Kết quả
Tham chiến
Chiến Tranh Liban 2006 Israel Hezbollah
Chiến Tranh Liban 2006 Amal
Chiến Tranh Liban 2006 LCP
PFLP-GC
Chỉ huy và lãnh đạo
Israel Ehud Olmert
Israel Amir Peretz
Israel Dan Halutz
Israel Moshe Kaplinsky
Israel Udi Adam
Israel Eliezer Shkedi
Israel David Ben Ba'ashat
Hassan Nasrallah
Imad Mughniyeh
Lực lượng
10.000 lính (30.000 vào những ngày cuối) (+ Không lực Israel & Hải quân Israel) 3.000 lính thực chiến (5.000–10.000 vào những ngày cuối cùng)
10.000 quân dự bị
Thương vong và tổn thất

628 bị thương

Quân Hezbollah:
Chết:
250 (Hezbollah tự công bố)
≤500 (Ước tính của quan chức Liban)
~500 (Ước tính của quan chức LHQ)
~600 (Ước tính của Quân lực Israel)
Bị thương: không rõ Bị bắt: 13 (9 được thả)
Dân quân Amal: 17 chết
Quân LCP: 12 chết
Quân PFLP-GC: 2 chết


Quân của Lực lượng phòng vệ Cách mạng Iran: ~6-9

Quân đội Liban: 28 người chết

Công dân Israel:
44 chết
4.262 bị thương


Công dân Liban:
1.191 chết
4.409 bị thương


Công dân nước ngoài
53 chết
25 bị thương


Liên Hợp Quốc:

5 chết
12 bị thương

Chiến tranh Liban năm 2006 hay Chiến tranh Israel-Hezbollah năm 2006, Chiến tranh tháng 7 (tiếng Ả Rập: حرب تموز, Harb Tammuz) hay ở Israel thì gọi là Chiến tranh Liban lần 2 (tiếng Do Thái: מלחמת לבנון השנייה, Milhemet Levanon HaShniya), là cuộc xung đột quân sự kéo dài 34 ngày ở Liban và miền bắc Israel. Các bên tham chiến chủ yếu là lực lượng bán quân sự Hezbollah và quân đội Israel. Cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 12 tháng 7 năm 2006, và tiếp tục cho đến khi thoả thuận ngừng bắn do Liên Hợp Quốc làm trung gian có hiệu lực vào buổi sáng ngày 14 tháng 8 năm 2006, chính thức kết thúc vào ngày 08 tháng 9 năm 2006 khi Israel dỡ bỏ việc phong tỏa hải phận Liban.

Cuộc xung đột bắt đầu khi các chiến binh Hezbollah bắn rocket vào các thị trấn biên giới Israel như một hành động trả đũa cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng trên hai chiếc Humvee bọc thép ở hàng rào biên giới. Các cuộc phục kích đã làm cho 3 binh binh sĩ thiệt mạng, còn hai binh sĩ khác được cho là đã bị Hezbollah bắt đưa qua Liban. Năm người nữa thiệt mạng trong một nỗ lực giải cứu không thành công. Hezbollah đòi Israel phóng thích các tù nhân Liban để đổi lấy các binh sĩ Israel bị bắt cóc. Israel từ chối và đáp trả bằng cuộc không kích quy mô lớn và bắn pháo vào các mục tiêu ở Liban. Isreal tấn công cả các mục tiêu quân sự của Hezbollah lẫn cơ sở hạ tầng dân sự của Liban, bao gồm cả Sân bay quốc tế Rafic Hariri Beirut (mà Israel nói rằng Hezbollah sử dụng để nhập khẩu vũ khí và vật tư), phong tỏa không phận và hải phận, và tiến hành một cuộc xâm lược vào miền Nam Liban. Hezbollah sau đó đã phóng nhiều rocket vào miền bắc Israel và đã đụng độ với Các lực lượng phòng vệ Israel trong các cuộc chiến du kích từ các vị trí cố thủ. Cuộc xung đột đã giết chết ít nhất 1.300 người, chủ yếu là công dân Liban, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng dân sự Lebanon, và làm khoảng một triệu người Liban và 300.000-500.000 người Israel phải rời bỏ nhà cửa , mặc dù hầu hết những người Israel này đã có thể trở về nhà của họ. Sau khi ngừng bắn, một số khu vực của miền Nam Liban vẫn không thể ở được do bom bi của Israel chưa phát nổ.

Ngày 11 tháng 8 năm 2006, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết 1701 trong một nỗ lực chấm dứt thù địch. Nghị quyết này đã được chính phủ cả hai quốc gia Israel và Liban phê chuẩn vào ngày hôm sau, kêu gọi giải giáp Hezbollah, rút quân Israel khỏi Liban và bố trí lính Liban và Lực lượng lâm thời Liên Hợp Quốc tại Liban (UNIFIL) đông hơn ở phía nam. UNIFIL được trao ủy quyền lớn hơn, bao gồm khả năng sử dụng vũ lực để đảm bảo rằng khu vực hoạt động không được sử dụng cho các hoạt động thù địch. Quân đội Liban bắt đầu triển khai tới Nam Liban vào ngày 17 tháng 8 năm 2006. Sự phong toả của Israel được dỡ bỏ vào ngày 8 tháng 9 năm 2006. Ngày 1 tháng 10 năm 2006, phần lớn lực lượng Israel đã rút khỏi Liban nhưng nhóm cuối cùng vẫn tiếp tục chiếm đóng ngôi làng xuyên biên giới hai nước là Ghajar. Trong thời gian kể từ khi ban hành UNSCR 1701, cả Chính phủ Liban lẫn Chính phủ Israel đều tuyên bố rằng họ sẽ không giải giáp Hezbollah. Sau đó, hai binh sĩ bị giam giữ đã được trao trả cho Israel vào ngày 16 tháng 7 năm 2008 trong một đợt trao đổi tù binh giữa Israel và Hezbollah.

Tham khảo

Tags:

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Ấm lên toàn cầuÔ nhiễm môi trườngNguyễn Minh Châu (nhà văn)Đêm đầy saoBố già (phim 2021)Boeing B-52 StratofortressĐại học Bách khoa Hà NộiVõ Thị Ánh XuânHồ Xuân HươngBlue LockNguyễn Nhật ÁnhXHamsterTây NguyênLê Thánh TôngMười hai vị thần trên đỉnh OlympusVincent van GoghTô Ân XôT1 (thể thao điện tử)Bến TreBảo ĐạiHòa BìnhTrường Đại học Kinh tế Quốc dânTrần Thánh TôngNgười Do TháiEl NiñoThụy SĩNhà Tiền LêMinh Thái TổNgân hàng Nhà nước Việt NamBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Nguyễn Văn Tùng (cầu thủ bóng đá, sinh 2001)Lionel MessiMỹ TâmCông an nhân dân Việt NamDấu chấmRừng mưa AmazonHai Bà TrưngPep GuardiolaDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânNguyễn Quang CườngTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiNhà Lê sơThánh GióngHồi giáoBình ĐịnhHòa MinzyTrần Quốc TỏChâu ÁKiên GiangMùa hè của LucaNguyễn Doãn AnhNguyễn Hòa BìnhQuan VũQuân đội nhân dân Việt NamLưu BịNguyễn Văn LinhChuyến đi cuối cùng của chị PhụngSkibidi ToiletĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhBến Nhà RồngNguyễn Đình BắcHiệu ứng nhà kínhLâm ĐồngTokuda ShigeoThe SympathizerManchester City F.C.Kim Hye-yoonDanh sách di sản thế giới tại Việt NamThế hệ ZXung đột Israel–PalestineLê Ngọc HảiNATOBà TriệuHiệp định Genève 1954Tôn Đức ThắngThủ ĐứcNacho Fernández🡆 More