1919–22 Chiến Tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ Kỳ

Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1919–1922 (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türk-Yunan cephesi, nguyên văn 'mặt trận Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ', tiếng Hy Lạp: Ελληνοτουρκικός πόλεμος, chuyển tự Ellinotourkikós pólemos) là chiến tranh giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc phân chia đế quốc Ottoman sau Thế chiến thứ nhất, diễn ra từ tháng 5 năm 1919 đến tháng 10 năm 1922.

Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ 1919–1922
(Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh)
Một phần của Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ
1919–22 Chiến Tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ Kỳ
Bộ binh Hy Lạp tấn công gần sông Gediz
Thời gian15 tháng 5 năm 1919 – 11 tháng 10 năm 1922
(3 năm, 4 tháng, 3 tuần và 5 ngày)
Địa điểm
Phía Tây Tiểu Á
Kết quả

Thổ Nhĩ Kỳ chiến thắng

  • Cách mạng 11 tháng 9 năm 1922 ở Hy Lạp
  • Trao đổi dân cư giữa hai quốc gia
  • Hiệp ước Lausanne
Thay đổi
lãnh thổ
Các vùng đất ban đầu được nhượng cho Hy Lạp từ Đế quốc Ottoman đã được hợp nhất vào Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
Tham chiến

1919–22 Chiến Tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ Kỳ Phong trào quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (hoặc Thổ Nhĩ Kỳ)

  • Chính phủ Ankara (sau 1920)
    • Kuva-yi Nizamiye
  • Kuva-yi Milliye (trước 1920)
Hỗ trợ vật tư:
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Nga Xô Viết
Vương quốc Hy Lạp Hy Lạp
Ủng hộ bởi:
Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland Vương quốc Anh
1919–22 Chiến Tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ Kỳ Quân tình nguyện Armenia
Chỉ huy và lãnh đạo
  • Mustafa Kemal Pasha
  • Fevzi Pasha
  • İsmet Pasha
  • Fahrettin Pasha
  • Kemalettin Sami Pasha
  • Yusuf Izzet Pasha
  • Ali Fuat Pasha
  • Muhittin Pasha
  • Kâzım Pasha
  • Naci Pasha
  • Ömer Halis Pasha
  • Münip Pasha
  • Rüştü Pasha
  • Şefik Pasha
  • Kâzım Pasha
  • Nihat Pasha
  • Refet Pasha
Lực lượng

Tháng 5, 1919: 35.000
Tháng 11, 1920: 86.000
Tháng 8, 1921: 92.000
Tháng 8, 1922: 208.000

Tháng 5, 1919: 15.000
Tháng 4, 1920: 90.000
Tháng 6, 1921: 200.000
1922: 215.000

Thương vong và tổn thất
Quân chính quy:
9.167 bị giết
2.474 chết ngoài giao chiến
31.097 bị thương
11.150 mất tích
6.522 bị bắt
19.362 bị giết
4.878 chết ngoài giao chiến
48.880 bị thương
18.095 mất tích
~13.740 bị bắt giữ
Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ thành lập năm 1920.

Chiến dịch của Hy Lạp được tiến hành chủ yếu bởi vì các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Thủ tướng Anh David Lloyd George, hứa sẽ cho Hy Lạp lãnh thổ của Đế quốc Ottoman do Tiểu Á vốn là đất của Hy Lạp cổ đại và Đế quốc Byzantium trước khi bị người Thổ xâm chiếm. Cuộc xung đột vũ trang bắt đầu khi quân đội Hy Lạp đổ bộ vào Smyrna (nay là Izmir) ngày 15 tháng 5 năm 1919. Họ tiến sâu vào trong đất liền và kiểm soát phần phía tây và tây bắc của Tiểu Á, bao gồm các thành phố Manisa, Balıkesir, Aydın, Kütahya, Bursa và Eskişehir. Bước tiến của quân đoàn dừng lại trước quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Sakarya, năm 1921. Mặt trận Hy Lạp sụp đổ sau khi quân Thổ Nhĩ Kỳ phản công vào tháng 8 năm 1922, và cuộc chiến kết thúc với việc xâm chiếm Smyrna bởi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc đại hỏa hoạn Smyrna.

Kết quả là chính phủ Hy Lạp đã chấp nhận các yêu cầu của Phong trào quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (Thổ Nhĩ Kỳ) và trở lại biên giới trước chiến tranh, để lại Đông Thrace và Tây Tiểu Á cho Thổ Nhĩ Kỳ. Quân Đồng minh từ bỏ Hiệp ước Sèvres để đàm phán một hiệp ước mới tại Lausanne với Phong trào Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Hiệp ước Lausanne công nhận nền độc lập của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và chủ quyền của nó đối với vùng lãnh thổ Tiểu Á nhưng đổi lại thì Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với nhiều vùng lãnh thổ mà vốn trước đây thuộc về Đế quốc Ottoman cũ. Chính phủ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý tham gia vào việc trao đổi dân cư.

Bối cảnh 1919–22 Chiến Tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ Kỳ

Bối cảnh 1919–22 Chiến Tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ Kỳ địa chính trị

1919–22 Chiến Tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ Kỳ 
Bản đồ Tư tưởng Megali

Hoàn cảnh địa chính trị của cuộc xung đột này bắt nguồn từ sự phân chia đế quốc Ottoman, một hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự liên quan của người Ottoman tại mặt trận Trung Đông. Người Hy Lạp được yêu cầu vào Smyrna bởi Bộ ba Entente theo thỏa thuận phân chia. Trong thời gian này, chính phủ Ottoman sụp đổ hoàn toàn và đế quốc Ottoman bị chia cho các nước Entente thắng cuộc với Hiệp ước Sèvres ngày 10 tháng 8 năm 1920. Có một số hiệp ước bí mật về việc phân chia Đế quốc Ottoman cuối thế chiến thứ nhất. Bộ ba Entente đã có những lời hứa trái ngược nhau về hy vọng của Hy Lạp ở Tiểu Á.

Đồng minh phương Tây, cụ thể là Thủ tướng Anh David Lloyd George, đã hứa cho đất của đế quốc Ottoman cho Hy Lạp nếu Hy Lạp tham chiến bên phe của quân Đồng minh. Những vùng đất này bao gồm Đông Thrace, quần đảo Imbros (İmroz) và Tenedos (Bozcaada), và một phần của phía tây Tiểu Á xung quanh thành phố Smyrna, với một dân số Hy Lạp đáng kể.

Hiệp ước St.-Jean-de-Maurienne, ký ngày 26 tháng 4 năm 1917, giải quyết "vấn đề Trung Đông" cho Ý, bị bác bỏ bởi Anh và Pháp, khi hai nước này cho Hy Lạp đổ bộ vào Smyrna (İzmir), vốn là phần lãnh thổ được trao cho Ý. Trước đó, phái đoàn Ý đã rời Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919 trước khả năng một cuộc xâm lược của Hy Lạp vào Tây Tiểu Á, và chỉ trở về Paris ngày 5 tháng 5. Sự vắng mặt của phái đoàn Ý tại hội nghị cuối cùng giúp nỗ lực của Lloyd George để thuyết phục Pháp và Hoa Kỳ ủng hộ Hy Lạp và ngăn chặn quân Ý ở Tây Tiểu Á.

Theo một số nhà sử học, chính sự xâm lăng Smyrna của Hy Lạp đã tạo nên Phong trào Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Arnold J. Toynbee cho rằng: "Chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp vào lúc này là trận chiến phòng ngự để bảo vệ vùng đất quê hương Thổ ở Tiểu Á. Đó chính là kết quả của chính sách chủ nghĩa đế quốc Đồng minh ở một quốc gia khác, với khí tài và năng lực quân sự bị xem nhẹ; nó bắt nguồn từ cuộc xâm lăng vô cớ của quân đội Hy Lạp". Theo những người khác, cuộc đổ bộ của Hy Lạp vào Smyrna là một phần trong kế hoạch của Eleftherios Venizelos, ảnh hưởng từ Tư tưởng Megali, nhằm giải phóng cộng đồng Hy Lạp ở Tiểu Á. Trước cuộc đại hỏa hoạn, Smyrna có dân số Hy Lạp lớn hơn cả thủ đô của Hy Lạp, Athens. Trước cuộc trao đổi dân cư, Athens có 473.000 người, còn Smyrna, theo nguồn Ottoman, có hơn 629.000 người Hy Lạp năm 1910.

Cộng đồng Hy Lạp ở Tiểu Á

Dân số theo Quốc tịch ở Đế quốc Ottoman (Tiểu Á)
Thống kê chính thức của Ottoman, 1910
Tỉnh Thổ Hy Lạp Armenia Do Thái Khác Tổng cộng
İstanbul 135.681 70.906 30.465 5.120 16.812 258.984
İzmit 184.960 78.564 50.935 2.180 1.435 318.074
Aydın (Izmir) 974.225 629.002 17.247 24.361 58.076 1.702.911
Bursa 1.346.387 274.530 87.932 2.788 6.125 1.717.762
Konya 1.143.335 85.320 9.426 720 15.356 1.254.157
Ankara 991.666 54.280 101.388 901 12.329 1.160.564
Trabzon 1.047.889 351.104 45.094 1.444.087
Sivas 933.572 98.270 165.741 1.197.583
Kastamonu 1.086.420 18.160 3.061 1.980 1.109.621
Adana 212.454 88.010 81.250 107.240 488.954
Biga 136.000 29.000 2.000 3.300 98 170.398
Tổng cộng
%
8.192.589
75,7%
1.777.146
16,42%
594.539
5,5%
39.370
0,36%
219.451
2,03%
10.823.095
100%
Thống kê của Tòa thượng phụ Đại kết, 1912
Tổng cộng
%
7.048.662
72,7%
1.788.582
18,45%
608.707
6,28%
37.523
0,39%
218.102
2,25%
9.695.506
100%

Một trong những nguyên nhân mà chính phủ Hy Lạp đưa ra cho việc đi vào Tiểu Á đó là có nhiều người Chính thống giáo nói tiếng Hy Lạp ở Tiểu Á cần sự bảo vệ. Người Hy Lạp đã đến Tiểu Á từ thời xa xưa, và trước Thế chiến thứ nhất, có đến 2,5 triệu người Hy Lạp sống trong đế quốc Ottoman. Tuy nhiên, khẳng định rằng người Hy Lạp chiếm đa số dân cư trong vùng đất này đã bị một số nhà sử học nghi ngờ. Thành phần dân số càng không rõ ràng do chính sách của Ottoman, chia dân cư theo tôn giáo thay vì nguồn gốc, ngôn ngữ, hoặc tự nhận dạng. Mặt khác, thống kê của Anh và Mỹ vào thời đó (1919) ủng hộ khẳng định người Hy Lạp chiếm phần lớn dân số vùng Smyrna, khoảng 375.000, còn đạo Hồi có khoảng 325.000 người.

Thủ tướng Hy Lạp Venizelos nói với một tờ báo Anh rằng "Hy Lạp không gây chiến với đạo Hồi, mà là với chính phủ Ottoman lỗi thời, và chính quyền thối nát, xấu xa, tàn bạo của nó, với mục đích đánh đuổi nó khỏi những vùng lãnh thổ nơi phần lớn dân số là người Hy Lạp".

Ở một mức độ nào đó, mối nguy hiểm trên nhiều khả năng đã bị phóng đại bởi Venizelos khi đàm phán Sèvres, nhằm nhận được sự ủng hộ của chính quyền Đồng minh. Hầu hết lãnh đạo của chế độ này đã chạy trốn ra nước ngoài vào cuối Thế chiến I và chính phủ Ottoman tại Constantinople đã bị Anh kiểm soát. Ngoài ra, Venizelos cũng đã có ý định thôn tính lãnh thổ của đế quốc Ottoman từ đầu Thế chiến thứ nhất, trước khi những vụ thảm sát diễn ra. Trong một lá thư gửi Vua Constantine I của Hy Lạp tháng 1 năm 1915, ông viết rằng: "Tôi nghĩ rằng phần đất nhượng cho Hy Lạp ở Tiểu Á sẽ lớn đến mức một Hy Lạp lớn và giàu mạnh sẽ được thêm vào nước ta sau khi chiến thắng các cuộc chiến tranh Balkan".

Ghi chú

Tham khảo

Tags:

Bối cảnh 1919–22 Chiến Tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ Kỳ1919–22 Chiến Tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ KỳDịch nguyên vănPhân chia đế quốc OttomanThế chiến thứ nhấtTiếng Hy LạpTiếng Thổ Nhĩ KỳVương quốc Hy Lạp

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bộ Quốc phòng (Việt Nam)Chuyện người con gái Nam XươngMai vàngTrang ChínhRadio France InternationaleTôn giáo tại Việt NamThời bao cấpChất bán dẫnGiỗ Tổ Hùng VươngHồng BàngĐất rừng phương Nam (phim)Phim khiêu dâmBảy hoàng tử của Địa ngụcTrần Lưu QuangVương Đình HuệĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Nhật BảnCác vị trí trong bóng đáThế hệ ZKinh tế Việt NamThánh địa Mỹ SơnChuột lang nướcLiếm âm hộLGBTDương Tử (diễn viên)Danh sách số nguyên tốMassage kích dụcHoàng Phủ Ngọc TườngNhà LýNgười Hoa (Việt Nam)BlackpinkHoàng ĐanPhan Văn MãiCàn LongThanh gươm diệt quỷSơn Tùng M-TPSố nguyênRomeo và JulietVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Dầu mỏPavel NedvědHải PhòngĐặng Thùy TrâmNgười ViệtVăn miếu Trấn BiênZaloPhan Văn GiangKylian MbappéTần Thủy HoàngTrần Nhân TôngĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhAlcoholOrange (ca sĩ)Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975XXX (phim 2002)Nhà HánKim Bình MaiArya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaCầu Hiền LươngNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamQuốc gia Việt NamGia Cát LượngVĩnh LongTrần Hưng ĐạoLý Hiển LongChính phủ Việt NamBình ThuậnNgười ChămHọc viện Kỹ thuật Quân sựXabi AlonsoMáy tínhNarutoĐại học Quốc gia Hà NộiNguyễn Tân CươngỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamKinh Dương vươngBộ Công an (Việt Nam)Thiếu nữ bên hoa huệHôn lễ của emVirus🡆 More