Chiến Thắng Kiểu Pyrros

Chiến thắng kiểu Pyrros hay Chiến thắng kiểu Pyrrhic là một thành ngữ để chỉ một thắng lợi gây ra những tổn thất khủng khiếp ở phe chiến thắng mà nó tương đương với thất bại.

Một người nào đó nhận chiến thắng kiểu Pyrros cũng đã phải chịu những thiệt hại nặng nề hoặc ảnh hưởng đến sự tiến bộ lâu dài.

Chiến Thắng Kiểu Pyrros
Danh tướng Pyrros của Hy Lạp cổ đại

Thuật ngữ này được đặt tên theo vị vua - chiến binh kiệt xuất xứ Ipiros (Hy Lạp) là Pyrros. Trong cuộc chiến tranh cùng tên, ông đánh tan tác quân La Mã trong trận đánh tại Heraclea vào năm 280 trước Công nguyên, và mất không ít cận tướng trung thành và xuất sắc hơn cả trong trận thắng này. Sau đó, ông lại một lần nữa đánh tan tác quân La Mã trong trận đánh tại Asculum vào năm 279 trước Công nguyên. Bản thân ông cũng bị thương ở tay do trúng lao. Sau chiến thắng tại Asculum, khi có ai đó tôn vinh chiến công của ông, nhà vua - do phải chịu tổn thất cực kỳ nặng nề - nên hồi đáp:

Trong cả hai chiến thắng nêu trên, quân đội La Mã đều chịu thương vong nặng hơn rất nhiều so với quân Ipiros. Tuy nhiên, quân La Mã có nguồn binh lực dồi dào và những tổn thất đó không gây ảnh hưởng lớn đến nỗ lực chiến tranh của họ. Trong khi đó, một phần đáng kể các chiến binh của Pyrros đều hy sinh, mà phần lớn trong số các chiến binh trận vong này lại là các bạn hữu và tướng lĩnh hàng đầu của nhà vua. Nhà vua không thể tuyển mộ tân binh, chưa kể các đồng minh của ông cũng không thực sự đoàn kết. Cứ sau mỗi thất bại, người La Mã lại càng tiến gần hơn đến thắng lợi. Cuối cùng, chỉ bốn năm sau chiến thắng tại Asculum, đội quân kiệt quệ của Pyrros đã chịu một thất bại quyết định tại Beneventum vào năm 275 trước Công nguyên, do đó cuộc chiến tranh Pyrros kết thúc với việc quân La Mã toàn thắng.

Nhiều sử liệu thuật lại câu nói của vua Ipiros sau trận thắng tại Asculum là: "Sau một chiến thắng kiểu này nữa, Ta sẽ đơn thương độc mã quay về xứ Ipiros", hoặc là "Nếu quân ta đánh thắng giặc La Mã thêm một trận nữa, hẳn là quân ta sẽ nhận lấy thất bại."

Một vài ví dụ về "chiến thắng kiểu Pyrros"

Chú thích

Xem thêm

  • Denson, John, The Costs of War: America's Pyrrhic Victories. Transaction Publishers (1997). ISBN 1-560-00319-7.

Tags:

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phong trào Cần VươngBiển xe cơ giới Việt NamĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Trung du và miền núi phía BắcChiến tranh thế giới thứ haiDanh sách thủy điện tại Việt NamCải lươngLạm phátXXXHạ LongBế Văn ĐànChiến dịch Linebacker IIQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpTitanic (phim 1997)Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamKim Bình MaiB-52 trong Chiến tranh Việt NamThomas EdisonHoàng Phủ Ngọc TườngHậu GiangDanh sách quốc gia theo diện tíchNhà máy thủy điện Hòa BìnhNha TrangChiếc thuyền ngoài xaKhởi nghĩa Hai Bà TrưngVụ đắm tàu RMS TitanicNhà HồNghệ AnQuan hệ ngoại giao của Việt NamĐông Nam ÁAnh hùng dân tộc Việt NamThế vận hội Mùa hè 2024Hồng Vân (diễn viên)NgườiMikami YuaNam CaoQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamGiê-suChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Nguyễn Văn TrỗiNguyễn Ngọc NgạnThái NguyênChủ nghĩa Marx–LeninCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátHuếGấu trúc lớnGiờ Trái ĐấtDanh sách biện pháp tu từManchester City F.C.Động lượngTố HữuThegioididong.comDanh sách Chủ tịch nước Việt NamBoeing B-52 StratofortressHọc thuyết DarwinChâu ÂuChóVụ án Lệ Chi viênTập Cận BìnhHarry PotterMona LisaNhà TốngPol PotChí PhèoRunning Man (chương trình truyền hình)Xuân QuỳnhBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamIllit (nhóm nhạc)Apple (công ty)Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcWikipediaKiên GiangTrương Mỹ LanLê DuẩnCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Paris Saint-Germain F.C.Quần đảo Hoàng Sa🡆 More