Charles Tristan, Hầu Tước Montholon

Charles Tristan, hầu tước de Montholon (21 tháng Bảy 1782 - 21 tháng 8 năm 1853) là một viên tướng người Pháp tham gia vào Chiến tranh Napoléon.

Ông là một sĩ quan tham mưu của Napoléon, gần gũi với hoàng đế và chịu lưu đày cùng Napoléon ở đảo Saint Helena.

Hầu tước Montholon (1783-1853), tranh của Édouard Pingret, Bảo tàng Quân đội Paris.
Hầu tước Montholon (1783-1853), tranh của Édouard Pingret, Bảo tàng Quân đội Paris.

Charles Tristan sinh ở Paris năm 1782, từ nhỏ đã được giáo dục để trở thành sĩ quan. Ông gia nhập quân đội vào năm 1797, bắt đầu phục vụ cho Napoléon trong vụ đảo chính 18 tháng Sương mù cho tới trận Waterloo. Ông công tác lâu năm trong Bộ Tổng tham mưu, thăng nhanh tới hàm Đại tá nhưng cũng từng chỉ huy một số đơn vị chiến đấu. Ông được phong tước bá tước Montholon năm 1811, sau đó là hầu tước. Sau trận Fontainebleau mà quân Pháp thất bại trong việc cản Liên minh thứ sáu tiến vào Paris, ông là một trong số ít các sĩ quan ủng hộ tiếp tục những nỗ lực chiến đấu. Sau khi Napoléon thoái vị ông ở lại quân đội và được vua Louis XVIII phong hàm chuẩn tướng; tuy nhiên ông tỏ ra bất mãn và tham gia quân đội Napoléon trong thời kì Một trăm ngày. Sau khi Napoléon thua trận Waterloo, ông đem vợ theo cựu hoàng đế đi đày ở đảo Saint Helena cùng một số tùy tùng khác. Napoléon đã đọc cho Montholon ghi chép những bình luận về cuộc đời và sự nghiệp của mình. Sau cái chết của Napoléon ông trở về Pháp, xuất bản hồi ký về những năm đi đày, nhưng bị phá sản và phải vào tù. Nền Quân chủ tháng Bảy về sau phục hồi quân hàm của ông nhưng không cho cầm quân. Ông rời sang Bỉ, sau đó đi theo Louis-Napoléon Bonaparte lưu lạc khắp châu Âu. Cách mạng năm 1848 bùng nổ, ông trở về Pháp và được bầu làm nghị sĩ của Hội đồng Lập pháp. Ông được Napoléon III ban thưởng hậu hĩnh, phục hồi tước hiệu và quân hàm, nhưng sớm qua đời sau đó vào năm 1853 cũng ở Paris.

Một trong các biệt danh của Montholon thời kì ở Saint Helena là Bugiardo, tiếng Ý có nghĩa là "kẻ nói dối". Điều này dẫn đến một số phỏng đoán thiếu cơ sở rằng ông đã đầu độc Napoléon. Cũng có nhiều tranh cãi xoay quanh con người ông, chẳng hạn có những nghi ngờ rằng ông nhận tiền những người Bảo hoàng để cho đơn vị mình đầu hàng, hay có chứng cớ cho thấy ông đã bịa đặt về binh nghiệp của mình trong các hồi ký.

Tham khảo

Tags:

Các cuộc chiến tranh của NapoléonSaint Helena

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Ai là triệu phúMặt TrăngNam CaoBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)Từ Hi Thái hậuĐinh La ThăngSao MộcToán họcMin Hee-jinLàng nghề Việt NamHarry LuBà TriệuNguyễn Đình ThiLê Đức AnhChủ tịch Quốc hội Việt NamLão HạcVụ án cầu Chương DươngVụ đắm tàu RMS TitanicNgũ hànhĐạo Cao ĐàiTrần Tuấn AnhCanadaTrần Thủ ĐộBảo tồn động vật hoang dãVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)ShopeeVinamilkXVideosĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamViệt Nam Cộng hòaHữu ThỉnhLa Văn CầuDanh sách vườn quốc gia tại Việt NamTháp EiffelMinh Thái TổBoeing B-52 StratofortressĐiện Biên PhủBạch LộcBộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung QuốcChí PhèoLê Minh HưngChợ Bến ThànhLục bộ (Việt Nam)Bộ Công an (Việt Nam)Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtLa LigaMỹ TâmGia KhánhHình thoiTạ Đình ĐềThích Nhất HạnhYouTubeNhư Ý truyệnYên BáiCầu vồngThánh địa Mỹ SơnĐêm đầy saoGia LongAnh trai Say HiNhật ký trong tùNam BộĐứcChăm PaBig Hit MusicChu Vĩnh KhangNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamTôn Đức ThắngNhật Kim AnhSơn LaTrang ChínhThạch LamĐô la MỹChiến dịch Mùa Xuân 1975Vụ án Hồ Duy HảiUzbekistanTwitterNguyễn Hòa BìnhBình Dương🡆 More