Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu cơ quan lập pháp Quốc hội Việt Nam và Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là "cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Chủ tịch Quốc hội Việt Nam được bầu bởi các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp đầu tiên của một nhiệm kỳ quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm chủ tịch, đây là cơ quan thường trực kiểm soát hoạt động của Quốc hội khi Quốc hội không thực hiện việc họp. Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ bị miễn nhiệm khi Quốc hội kết thúc nhiệm kỳ, thường là mỗi 5 năm một lần. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Chủ tịch Quốc hội là người chủ tọa các phiên họp của Quốc hội bao gồm việc ký chứng thực Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội và giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội nuớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam
Biểu trưng Quốc hội Việt Nam
Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam
Đương nhiệm
Vương Đình Huệ

từ 31 tháng 3 năm 2021
Chức vụChủ tịch Quốc hội
Thành viên củaỦy ban Thường vụ, Quốc hội
Hội đồng bầu cử Quốc gia
Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Báo cáo tớiQuốc hội
Trụ sởTòa nhà Quốc hội Việt Nam
Quảng trường Ba Đình, Hà Nội
Đề cử bởiỦy ban Thường vụ Quốc hội
Bổ nhiệm bởiQuốc hội
Nhiệm kỳ5 năm, theo nhiệm kỳ Quốc hội
(Không giới hạn số lần tái cử)
Người đầu tiên nhậm chứcNguyễn Văn Tố
Thành lập2 tháng 3 năm 1946; 78 năm trước (1946-03-02)
Lương bổng22.500.000 VNĐ/tháng
Websitehttp://quochoi.vn/

Quyền hạn và uy tín của Chủ tịch Quốc hội thay đổi trong suốt những năm qua. Điển hình hai Chủ tịch Quốc hội đầu tiên là Nguyễn Văn TốBùi Bằng Đoàn không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội thứ 4 là Trường Chinh lại được cho là người quyền lực thứ hai trong Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 3 năm 2021, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là ông Vương Đình Huệ.

Trong lịch sử, chức vụ này còn gọi là Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1945–1960) hoặc Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960–1976).

Lịch sử Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam có tên ban đầu là Trưởng ban Thường trực Quốc hội với người kiêm nhiệm đầu tiên là Nguyễn Văn Tố, một người không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào ngày 3 tháng 3 năm 1946, dưới sự chủ trì của Nguyễn Văn Tố, Quốc hội – cơ quan chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ra đời. Bùi Bằng Đoàn sau đó kế nhiệm chức vụ của ông Tố kể từ ngày 9 tháng 11 năm 1946, ông là một nhà thơ và cũng không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, ông được báo chí Việt Nam ca ngợi là một nhà cách mạng tận tụy. Đến năm 1955, Tôn Đức Thắng kế nhiệm Bùi Bằng Đoàn và thành Chủ tịch Quốc hội đầu tiên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn này, dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, Trương Vĩnh Lễ đã trở thành Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước này. Tuy nhiên đến năm 1963, chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ khối tài sản của ông đã bị chính phủ Dương Văn Minh thu giữ, đồng thời bãi bỏ chức vụ này cho đến năm 1975.

Trường Chinh sau đó trở thành Chủ tịch Quốc hội thứ tư và là người tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử Việt Nam khi giữ chức vụ này từ năm 1960 đến năm 1981. Đồng thời, lúc bấy giờ ông còn kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước vừa mới được thành lập. Lúc này, tên gọi Trưởng ban Thường trực Quốc hội được thay đổi thành Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nguyễn Hữu Thọ sau đó kế nhiệm Trường Chinh vào năm 1981 làm Chủ tịch Quốc hội. Ông là người miền Nam đầu tiên giữ chức vụ này, tuy nhiên, ông không phải là thành viên của Bộ Chính trị. Tên gọi chính thức Chủ tịch Quốc hội cũng được gọi từ giai đoạn này. Đến năm 1987, Nguyễn Hữu Thọ thôi giữ chức và được kế nhiệm bởi Lê Quang Đạo, một người cũng không thuộc Bộ Chính trị. Tương tự như Nguyễn Hữu Thọ, thời gian giữ chức của ông Đạo cũng chỉ kéo dài một nhiệm kỳ. Năm 1992, Nông Đức Mạnh được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho đến năm 2001. Ông là Chủ tịch Quốc hội đầu tiên xuất thân từ một dân tộc thiểu số ở Việt Nam – người Tày. Đồng thời, ông cũng là người đầu tiên sau Trường Chinh giữ vị trí Ủy viên Bộ Chính trị. Kế nhiệm của ông Mạnh là Nguyễn Văn An, người giữ chức Chủ tịch Quốc hội từ năm 2001 đến năm 2006. Đến năm 2006, Nguyễn Phú Trọng được bầu trở thành Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm 2011, ông từ chức sau khi được bầu vào chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Sinh Hùng kế nhiệm sau đó. Cho đến cuối tháng 3 năm 2016, với 92,5% số phiếu tán thành, Nguyễn Thị Kim Ngân trở thành Chủ tịch Quốc hội thứ 11 của Việt Nam, đồng thời bà cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị này. Đến ngày 31 tháng 3 năm 2021, Vương Đình Huệ được bầu lên nhậm chức Chủ tịch Quốc hội thay thế cho bà Ngân.

Quy trình bầu cử Chủ tịch Quốc hội Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội được bầu cử trong kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội mới. Theo Nghị quyết Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc khóa trước trình danh sách đề cử để Quốc hội tiến hành bầu cử Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, đại biểu Quốc hội cũng có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các vị trí cần bầu cử. Sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội cho đến khi Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu; trình Quốc hội danh sách ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự đề cử. Tại đây, Quốc hội tiếp tục thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách và thành lập Ban kiểm phiếu để tiến hành bầu cử thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi hoàn tất quá trình bầu cử, ban kiểm phiếu kiểm phiếu và công bố kết quả; Quốc hội đồng thời thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu cử. Cuối cùng, Chủ tịch Quốc hội tiến hành tuyên thệ trước toàn thể nhân dân.

Khi làm lễ nhậm chức, tân Chủ tịch Quốc hội thường phải thực hiện tuyên thệ:

"Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".

Để được vào danh sách ứng cử, một đại biểu cần phải đảm bảo tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng thời, đại biểu phải hiểu biết sâu sắc về pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; có kinh nghiệm và hoàn thành xuất sắc chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành ở Trung ương. Ngoài ra, đại biểu đó còn phải tham gia Bộ Chính trị đúng một nhiệm kỳ trở lên.

Danh sách Chủ tịch Quốc hội Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam

Số thứ tự Chân dung Chủ tịch Quốc hội Nhiệm kỳ Thời gian tại nhiệm Đảng Khoá Ghi chú
Bắt đầu Kết thúc
Trưởng ban Thường trực Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945–1960)
1 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Nguyễn Văn Tố
(1889–1947)
2 tháng 3 năm 1946 8 tháng 11 năm 1946 252 ngày Không đảng phái Khóa I

(1946–1960)

2 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Bùi Bằng Đoàn
(1889–1955)
9 tháng 11 năm 1946 13 tháng 4 năm 1955 8 năm, 155 ngày

Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Tôn Đức Thắng
(1888–1980)
1 tháng 8 năm 1948 20 tháng 9 năm 1955 7 năm, 50 ngày Đông Dương Cộng sản Đảng

(đến 1951)

Đảng Lao động Việt Nam (từ 1951)

3 20 tháng 9 năm 1955 6 tháng 7 năm 1960 4 năm, 290 ngày
Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945–1976)
4 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Trường Chinh
(1907–1988)
6 tháng 7 năm 1960 2 tháng 7 năm 1976 15 năm, 362 ngày Đảng Lao động Việt Nam Khóa II

(1960–1964)

Khóa III

(1964–1971)

Khóa IV

(1971–1975)

Khóa V

(1975–1976)

Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976–nay)
1 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Trường Chinh
(1907–1988)
2 tháng 7 năm 1976 4 tháng 7 năm 1981 5 năm, 2 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VI

(1976–1981)

2 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Nguyễn Hữu Thọ
(1910–1996)
4 tháng 7 năm 1981 17 tháng 6 năm 1987 5 năm, 348 ngày Khóa VII

(1981–1987)

3 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Trung tướng

Lê Quang Đạo

(1921–1999)

17 tháng 6 năm 1987 23 tháng 9 năm 1992 5 năm, 98 ngày Khóa VIII

(1987–1992)

4 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Nông Đức Mạnh
(1940–)
23 tháng 9 năm 1992 27 tháng 6 năm 2001 8 năm, 277 ngày Khóa IX

(1992–1997)

Khóa X

(1997–2002)

5 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Nguyễn Văn An
(1937–)
27 tháng 6 năm 2001 26 tháng 6 năm 2006 4 năm, 364 ngày Khóa XI

(2002–2007)

6 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Nguyễn Phú Trọng
(1944–)
26 tháng 6 năm 2006 23 tháng 7 năm 2011 5 năm, 27 ngày
Khóa XI

(2002–2007)

Khóa XII

(2007–2011)

7 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Nguyễn Sinh Hùng
(1946–)
23 tháng 7 năm 2011 31 tháng 3 năm 2016 4 năm, 252 ngày Khóa XIII

(2011–2016)

8 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Nguyễn Thị Kim Ngân
(1954–)
31 tháng 3 năm 2016 31 tháng 3 năm 2021 5 năm, 0 ngày
Khóa XIII

(2011–2016)

Khóa XIV

(2016–2021)

9 Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam  Vương Đình Huệ
(1957–)
31 tháng 3 năm 2021 Đương nhiệm 3 năm, 3 ngày Khóa XIV

(2016–2021)

Khóa XV

(2021–2026)

Ghi chú:

Danh sách nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sống Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2023, có 5 nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sống. Nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sống cao tuổi nhất là ông Nguyễn Văn An và trẻ nhất là Nguyễn Thị Kim Ngân. Chủ tịch Quốc hội qua đời gần đây nhất là ông Lê Quang Đạo khi ông qua đời vào ngày 24 tháng 7 năm 1999. Dưới đây là danh sách các Chủ tịch Quốc hội theo nhiệm kỳ:

Xem thêm

Tham khảo

Thư mục

  • Văn Đào Hoàng (2008). Việt Nam Quốc Dân Đảng: lịch sử tranh đấu cận đại (1927-1954). Dorrance Publishing. ISBN 978-1-4349-9136-2.

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Chủ Tịch Quốc Hội Việt NamQuy trình bầu cử Chủ tịch Quốc hội Chủ Tịch Quốc Hội Việt NamDanh sách Chủ tịch Quốc hội Chủ Tịch Quốc Hội Việt NamDanh sách nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sống Chủ Tịch Quốc Hội Việt NamChủ Tịch Quốc Hội Việt NamHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013Lập phápQuốc hội Việt NamĐại biểu Quốc hội Việt NamỦy ban Thường vụ Quốc hội

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Khánh HòaĐông Nam ÁTrần Cẩm TúBlackpinkDương Thiến NghiêuNgân HàSúng trường tự động KalashnikovGia LaiChiến dịch Điện Biên PhủSơn LaMùi cỏ cháyNinh ThuậnThomas EdisonUkrainaMonsterVerseQuỳnh búp bêCác dân tộc tại Việt NamTrần Nhân TôngTrạm cứu hộ trái timBiểu tình Thái Bình 1997Hà LanPhan Châu TrinhNgười TàyChủ nghĩa cộng sảnTết LàoKim Ji-won (diễn viên)Nguyễn Bỉnh KhiêmB-52 trong Chiến tranh Việt NamBố già (phim 2021)Danh sách quốc gia theo diện tíchThánh địa Mỹ SơnViệt Nam Dân chủ Cộng hòaMonacoLa bànVõ Văn KiệtTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpTần Thủy HoàngMạch nối tiếp và song songHiệp định Paris 1973Quan hệ tình dụcĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhCảnh sát biển Việt NamThụy SĩVườn quốc gia Cúc PhươngBài Tiến lênNguyễn Ngọc TưTân CươngBạch LộcTập đoàn K8ĐứcRừng mưa AmazonTrưng TrắcNguyễn Đình ChiểuHiệp định Genève 1954Lý Tiểu LongTrần Hưng ĐạoChính phủ Việt NamHồng KôngBến Nhà RồngDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiHồ Chí MinhĐiện Biên PhủTuyến số 1 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)Mid-Season InvitationalKhởi nghĩa Hai Bà TrưngDanh sách phim điện ảnh DoraemonLạc Long QuânThích Nhất HạnhAn GiangLiếm dương vậtELiên minh châu ÂuDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiPhan Đình TrạcMặt TrăngSố nguyên tốKim Soo-hyun🡆 More