Chủ Nghĩa Khuyển Nho: Trường phái triết học cổ

Chủ nghĩa khuyển nho (tiếng Hy Lạp cổ: κυνισμός) là học thuyết triết học Hy Lạp cổ, chủ trương sống phải giữ cái đức, thuận hợp tự nhiên.

Con người là sinh vật có lý trí, có thể đạt được sung sướng bằng cách rèn luyện thân tâm, sống theo bản tính sẵn có, và từ bỏ ham muốn của cải, quyền lực, tiếng tăm. Một người Khuyển nho sống đơn giản, không có tài sản gì.

Chủ Nghĩa Khuyển Nho: Nguồn gốc tên gọi, Triết lý, Lịch sử
Tượng nhà triết học khuyển nho vô danh ở Viện bảo tàng Capitoline tại Roma. Là bản sao khắc vào thời đại La Mã phỏng theo pho tượng Hy Lạp vào thế kỷ 3 TCN. Cuộn giấy trong tay phải được phục hồi vào thế kỷ 18.

Antisthenis là nhà triết học đầu tiên đề xướng chủ nghĩa, từng theo học Socrates vào cuối thế kỷ 5 TCN. Diogenes theo sau Antisthenis và thực hiện chủ nghĩa khuyển nho tới cùng: ông sống trong một chiếc bình gốm trên đường phố Athens. Tục xem Diogenes là nhà triết học khuyển nho điển hình. Vị Khuyển nho Kratis cho đi khối tài sản lớn để sống nghèo khổ ở Athens.

Bắt đầu từ thế kỷ 3 TCN, chủ nghĩa khuyển nho từ từ suy, rồi thịnh trở lại vào thế kỷ 1 ở Đế quốc La Mã. Tại các thành phố khắp trong nước, có thể thấy người Khuyển nho ăn xin và rao giảng ý tưởng. Về sau, Kitô giáo mượn dùng tư tưởng khổ hạnh và các thủ pháp tu từ của Phái khuyển nho. Thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu đặt nặng khía cạnh tiêu cực của triết lí khuyển nho, dẫn tới tiếng xấu hiện nay của chủ nghĩa là khuynh hướng nghi ngờ lòng chân thành của người khác.

Nguồn gốc tên gọi Chủ Nghĩa Khuyển Nho

"Khuyển nho" là dịch nghĩa tiếng Hy Lạp cổ kυνικοί, bắt nguồn từ κυνικός 'giống chó' và κύων 'chó'. Vào thời xa xưa, vị Khuyển nho đầu tiên Antisthenis dạy học ở trường Cynosarges tại Athens, nghĩa là "nơi chó trắng", cho nên gọi tên học phái là "chó". Tuy nhiên, chắc chắn chó cũng là cách chửi các người Khuyển nho đầu tiên trơ trẽn phá tục lệ xã hội và sống lang thang trên đường phố. Diogenes được gọi là "Con chó", ông có vẻ rất thích tên gọi, nói rằng "những con chó khác cắn chết kẻ thù, tôi cắn bạn bè để cứu họ." Về sau, những người Khuyển nho tìm cách chiếm đoạt lời lăng mạ làm tên riêng; một nhà bình luận giải thích:

Có bốn lý do gọi học phái là Khuyển nho. Thứ nhất là họ sống chẳng bận lòng công luận, ăn uống, làm tình cho mọi người cùng thấy, đi chân trần, và ngủ trong chậu trên đường, giống như chó vậy. Thứ hai là họ sống trơ tráo, mặc dù biết cách cư xử khiêm tốn, chẳng thèm ngó tới, như chó vậy. Thứ ba là họ canh giữ triết lý, giống như chó là giống canh nhà tốt vậy. Thứ tư là họ nhận ra được ai theo được triết lý và đối xử tốt, ai không theo được họ sủa đuổi đi, giống như chó là giống biết phân biệt bạn thù vậy.

Triết lý Chủ Nghĩa Khuyển Nho

Chủ nghĩa khuyển nho là một trong những triết lý đáng chú ý nhất trong tất cả các triết lý Hy Lạp, chủ trương con người có thể được sung sướng và tự do trong thời đại đầy động loạn. Mặc dù mọi người trái ý về một học thuyết chung, chủ nghĩa khuyển nho bao gồm các nguyên tắc sau đây:

  • Cái để nhắm tới trong cuộc sống là sự hưng thịnh và óc minh mẫn (ἁτυφια), vượt ra khỏi sự hiểu sai, vô tâm, dại dột, và tự phụ.
  • Đời sống hưng thịnh đạt được bằng cách sống hợp tính vốn có theo lý trí.
  • Kiêu ngạo (τύφος) bắt nguồn từ phán đoán sai giá trị của sự vật, gây ra cảm xúc tiêu cực, ham muốn không tự nhiên, và tính cách xấu xa.
  • Hưng thịnh phụ thuộc vào năng lực tự túc (αὐτάρκεια), óc thanh thản, phát huy tiềm lực, tình yêu thương con người, lời nói chân thật, và làm ngơ sự thay đổi ở đời (ἁδιαφορία).
  • Con người đạt được hưng thịnh và minh mẫn bằng cách khổ hạnh (ἄσκησις) để thoát khỏi mối ràng buộc của của cải, danh vọng, và quyền lực không có nền móng trong tự nhiên. Chủ nghĩa khuyển nho chủ trương sống cực khổ, nhưng không phải sống làm việc mệt nhọc. Ví dụ: Diogenes ăn xin kiếm sống chứ không phải lao động chân tay. Sống cực khổ nghĩa là cố tình chọn lối sống khó khăn, như chỉ mặc một chiếc áo choàng mỏng và đi chân trần vào mùa đông.
  • Một người Khuyển nho sống trơ tráo (Αναιδεια) và làm trái phép tắc xã hội để đánh thức người đời.
Chủ Nghĩa Khuyển Nho: Nguồn gốc tên gọi, Triết lý, Lịch sử 
Phái khuyển nho nhận Heracles làm người hùng bảo hộ. Đây là pho tượng mạ đồng vào thế kỷ 2 CN.

Một người Khuyển nho không có tiền bạc của cải gì và không chịu nhận giá trị phàm tục của tiền bạc, danh vọng, và quyền lực. Cuộc sống sống thuận theo tự nhiên chỉ cần phải có những cái không thể thiếu để sống và đem lại tự do bằng cách cởi bỏ ra mọi nhu cầu trần tục. Phái khuyển nho nhận Heracles làm người hùng, làm người Khuyển nho hoàn hảo, vì Heracles "là người bắt được Cerberus là con chó săn của Hades ở địa ngục, thu hút nhất là người chó Diogenes." Nhà hùng biện Lucian nhận xét, "Cerberus và người Khuyển nho chắc chắn có điểm chung là con chó."

Lối sống khuyển nho đòi hỏi sự rèn luyện suốt đời, không chỉ đầu óc, mà còn thân thể:

[Diogenes] từng nói, có hai loại rèn luyện: rèn luyện đầu óc và rèn luyện thân thể. Lúc tập luyện thân thể thì đầu óc được nhanh và linh hoạt, dễ hàm dưỡng đức tính, nhưng không thể chỉ rèn luyện thân thể mà bỏ bê đầu óc, vì việc thực hiện cái tốt cần phải có cả đầu óc minh mẫn lẫn thân thể khoẻ mạnh.

Sống đơn giản và rèn luyện thân tâm không có nghĩa là ở ẩn, không bận việc đời. Một người Khuyển nho phải sống trong dân chúng và làm ngơ mọi lời lăng mạ về việc làm thoát tục của hắn. Có người cho rằng Phái khuyển nho phát minh ý tưởng mọi người đều thuộc về một cộng đồng: khi được hỏi quê quán, Diogenes trả lời ông là "dân thế giới."

Người Khuyển nho hoàn hảo sẽ truyền bá chủ trương và sủa cho mọi người nhận ra lỗi của họ, dùng lối sống cùng óc châm biếm cay nghiệt để đào sâu và phơi bày những điều giả tạo nằm ở gốc rễ của lề thói có từ lâu đời.

Chủ nghĩa khuyển nho hầu hết tập trung sửa sang đạo đức, song một số người Khuyển nho như Monimos cũng nói tới thuyết nhận thức.

Triết lý Chủ Nghĩa Khuyển Nho khuyển nho ảnh hưởng lớn Hy Lạp, gây ra chủ nghĩa khắc kỷ. Thế kỷ 2 TCN, nhà triết học khắc kỉ Apollodoros viết, "Chủ nghĩa khuyển nho là lối ngắn nhất đến đức hạnh."

Lịch sử Chủ Nghĩa Khuyển Nho

Chủ Nghĩa Khuyển Nho: Nguồn gốc tên gọi, Triết lý, Lịch sử 
Tượng nửa người Antisthenes

Các vị Khuyển nho người Hy Lạp và La Mã thời cổ xem hạnh phúc chỉ cần phải có đức hạnh, bỏ bê mọi thứ không giúp hoàn thiện phẩm hạnh, kể cả xã hội, vệ sinh, gia đình, tiền bạc, v.v., sống như chó, cho nên bị chửi là Khuyển nho, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp κύων ("con chó"). Họ cố gắng thoát khỏi tục lệ, trở nên tự túc, và chỉ sống hợp bản tính. Họ không chịu nhận bất cứ định nghĩa hạnh phúc nào dựa trên tiền bạc, quyền lực, và danh vọng.

Phái khuyển nho coi thường các giá trị xã hội và chỉ trích các thói quen xấu như tính tham lam là gây ra đau khổ. Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, khía cạnh này của triết lí bị nhấn mạnh, làm bẩn chủ nghĩa khuyển nho thành "thái độ tiêu cực khinh bỉ, nhất là ngờ vực lòng ngay thẳng hay động cơ của người khác," hoàn toàn trái ngược với cách hiểu xưa, vốn nhấn mạnh "đức hạnh và tự do luân lý làm phương tiện thoát khỏi lòng ham muốn."

Nền móng

Trước khi Phái khuyển nho hình thành thì nhiều nhà triết học như Phái Pythagoras đã chủ trương sống giản dị. Đầu thế kỷ 6 TCN, Anacharsis là nhà hiền triết người Scythia vừa đề xướng sống bình dị, vừa chỉ trích phong tục Hy Lạp, được Phái khuyển nho mượn dùng. Giới triết học Hy Lạp nghe chuyện truyền lại từ Ấn Độ về các triết gia khổ hạnh nghiêm ngặt, thậm chí không chịu mặc quần áo. Thế kỷ 5 TCN, các giáo sư triết học Hy Lạp bắt đầu nghi vấn nhiều khía cạnh của xã hội như tôn giáo, luật pháp, và đạo đức. Tuy nhiên, người ảnh hưởng triết lý của Phái khuyển nho nhất là Sokratis. Mặc dù không khổ hạnh, ông có tuyên bố yêu đức hạnh, không màng của cải, và chẳng nghĩ tới công luận. Antisthenes là học trò của Sokratis lấy các tư tưởng này làm nguồn cảm hứng chính.

Biểu tượng

Thời cổ, đặc trưng của Phái khuyển nho là trang phục, cụ thể là chiếc áo choàng cũ và cây gậy quyền. Cái áo trỏ Sokratis, cây gậy trỏ gậy tày của Herakles. Trang phục này bất li chủ nghĩa khuyển nho đến nỗi nhiều người bị các nhà văn cổ đại quở trách vì bắt chước cách ăn mặc để ra vẻ khuyển nho.

Bấy giờ, đã hơi kiêng kị việc làm mang theo cây gậy. Nguyên là trước đó, người dân thường mang gươm trong thành phố, rồi xã hội tiến bộ, đổi sang mang giáo, rồi sang mang gậy, cuối cùng việc đeo vũ khí trong thành phố trở thành hủ tục. Các nhà nghiên cứu hiện nay phỏng đoán, gậy quyền vừa tỏ ra lối sống nhàn nhã của người dùng, vừa biểu hiện các tính cách năng động và thượng võ, thay vì tượng trưng một người đàn ông yếu đuối, bởi thường dùng trong cuộc săn bắn và quần áo chơi thể thao. Người Khuyển nho mang gậy để phô bày sự tự do và cho thấy sức mạnh là đức tính dồi dào của Phái khuyển nho.

Antisthenis

Tục xem Antisthenis (khoảng 445–365 TCN) là người lập ra chủ nghĩa khuyển nho. Ông sống cùng lúc với Platon và theo học Sokratis. Mặc dù trẻ hơn Sokratis 25 tuổi, Antisthenes là một trong những môn đồ quan trọng nhất của ông. Không có tác giả cổ điển nào phủ nhận ông lập ra trước tiên chủ nghĩa khuyển nho, song có người cho rằng ông nghiên cứu nhiều chủ đề bên ngoài chỉ chủ nghĩa khuyển nho. Ví dụ: người viết tiểu sử Diogenes Laertios chép Antisthenis trứ tác trong phạm vi ngôn ngữ học, đối thoại, và văn học nhiều hơn hẳn trong phạm vi đạo đức hay chính trị học. Tuy nhiên, đây có thể phản ánh hứng thú triết học của ông thay đổi theo năm tháng. Antisthenis có rao giảng chủ trương sống nghèo khó:

Tôi ăn đủ để đỡ đói, uống đủ để đỡ khát, mặc đủ để đỡ lạnh; ngoài cửa, ngay cả Callias cũng run, của cải tiền bạc của hắn có mặc được không? Trong nhà, tôi chẳng cần phải có gì để giữ ấm ngoài các bức tường ra.

Diogenes

Chủ Nghĩa Khuyển Nho: Nguồn gốc tên gọi, Triết lý, Lịch sử 
Diogenes đi tìm người thật thà (k. 1780), cho là của J. H. W. Tischbein

Nói tới chủ nghĩa khuyển nho là nói tới Diogenes (khoảng 412–323 TCN). Ở quê nhà Sinope, cha ông quản lí xưởng đúc tiền. Ông cùng cha bỏ trốn đến Athens sau khi bị bắt làm giả tiền. Tục cho rằng Diogenes theo học Antisthenis, nhưng không hề có bằng cớ chắc chắn là hai người gặp nhau. Có gặp hay không gặp, Diogenes nghe theo lời dạy của Antisthenis và bắt đầu khổ hạnh, cố gắng sống tự túc, khắc khổ, và trơ tráo. Ví dụ: ông ngủ trong chậu, ăn thịt sống, và ví quan hệ giữa con người, tình dục với đầy tớ, chủ. Mặc dù không thể phân biệt thực hư của các giai thoại về ông, có thể thấy Diogenes sống đúng đạo ông rao giảng.

Kratis

Kratis (khoảng năm 365 - khoảng năm 285 TCN) là nhân vật quan trọng thứ ba của Phái khuyển nho. Ông nổi tiếng vì từ bỏ món của cải lớn để sống nghèo khổ ở Athens. Có người nói ông theo học Diogenes, nhưng cũng khó chứng thực được. Kratis cưới nhà triết học Hipparchia và họ cùng nhau sống ăn xin trên đường phố Athens. Lối sống của Kratis được nhiều người tôn trọng. Ngoài ra, ông dạy học Zeno là người lập ra chủ nghĩa khắc kỷ. Ảnh hưởng khuyển nho trong chủ nghĩa khắc kỷ sơ khai có thể truy ngược đến Kratis.

Những vị Khuyển nho khác

Có nhiều người Khuyển nho khác vào thế kỷ 4 và 3 TCN, bao gồm Onisikritos, Monimos, Vion, Telis, và Menippos. Thế kỷ 3 TCN, chủ nghĩa khắc kỷ nổi lên, chiếm chỗ của chủ nghĩa khuyển nho. Phải đến thời La Mã thì chủ nghĩa khuyển nho mới thịnh trở lại.

Chủ nghĩa khuyển nho ở Đế quốc La Mã Chủ Nghĩa Khuyển Nho

Chủ Nghĩa Khuyển Nho: Nguồn gốc tên gọi, Triết lý, Lịch sử 
Diogenes ngồi trong chậu (1860) của Jean-Léon Gérôme

Từ thế kỷ 2 đến 1 TCN, có rất ít ghi chép về hoạt động của Phái khuyển nho; khoảng năm 50 TCN, nhà chính trị La Mã Cicero nói "phải tránh chủ nghĩa khuyển nho, vì nó chống lại tính khiêm tốn, một người mà chẳng khiêm tốn thì không thể có quyền lực hay danh dự." Tuy nhiên, chủ nghĩa khuyển nho toàn thịnh trở lại vào thế kỷ 1 CN. Các nhà nghiên cứu nhận xét, chứng kiến chế độ cộng hoà sụp đổ, đế chế trỗi dậy có thể đã khiến cho nhiều người cảm thấy bất lực và nản lòng, tạo ra dịp cho triết lý nhấn mạnh sự tự túc và tìm hạnh phúc trong lòng được phổ biến lại. Trên khắp đế quốc, những người Khuyển nho đứng ở góc phố rao giảng về đức hạnh. Lucian phàn nàn rằng "thành phố nào cũng tràn ngập những kẻ Khuyển nho, nhất là những thằng nhận Diogenes, Antisthenis, và Kratis làm thánh bảo hộ và tham gia Đội quân chó." Nhà hùng biện Aelius Aristides nhận xét "họ hay đi lại trước cửa, nói chuyện với người giữ cửa hơn là với chủ nhà, lấy sự trơ trẽn bù đắp cho địa vị thấp kém của họ." Thế kỷ 1 CN, Demetrius là nhân vật khuyển nho nổi tiếng nhất, Seneca khen ngợi là "người thông thái tột bậc, mặc dù ông luôn miệng chối bỏ, giữ chắc các nguyên tắc ông nhận theo, và có tài hùng biện để đối phó các vấn đề to lớn nhất." Chủ nghĩa khuyển nho vừa là mục tiêu châm biếm, vừa là tư tưởng cao cả. Ví dụ: thế kỷ 2 CN, Lucian một mặt miệt thị nhà triết học khuyển nho Peregrinus Proteus, một mặt khen ngợi người thầy khuyển nho của chính minh Demonax.

Tục thừa nhận chủ nghĩa khuyển nho là hình thức hoàn hảo của chủ nghĩa khắc kỷ. Trong bài diễn văn dài, Epictetus khen ngợi người Khuyển nho hoàn hảo, cho rằng hắn "phải biết là được Zeus sai đi sứ trên đời để phân biệt tốt xấu, để chỉ cho người đời thấy rõ họ đã lạc lối." Tuy nhiên, nhiều người Khuyển nho bấy giờ kém xa lý tưởng: "những người Khuyển nho hiện nay chỉ là những con chó đợi ăn, chỉ giống những vị Khuyển nho ngày xưa ở điểm giỏi đánh rắm."

Chủ nghĩa khắc kỷ suy tàn sau thế kỷ 2 CN, nhưng chủ nghĩa khuyển nho dường như vẫn còn cho đến thế kỷ 4. Giống như Epiktetos, Hoàng đế La Mã Julian (trị vì 361–363) vừa ca ngợi lý tưởng khuyển nho, vừa chỉ trích những người Khuyển nho trên đời. Sử sách thời xưa chép vị Khuyển nho cuối cùng là Sallustius, sống vào cuối thế kỷ 5, theo học nhà triết học Isidoros.

Ảnh hưởng với Kitô giáo Chủ Nghĩa Khuyển Nho

Chủ Nghĩa Khuyển Nho: Nguồn gốc tên gọi, Triết lý, Lịch sử 
Hình tượng Thánh Antôn sa mạc, một thầy tu khổ hạnh Kitô giáo lúc đầu. Khổ hạnh Kitô giáo có thể đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa khuyển nho.

Giê-su là vị Khuyển nho Do Thái?

Một số nhà sử học cho rằng những lời dạy của Giê-su và những người Khuyển nho có điểm giống nhau. Một số nhà nghiên cứu chủ trương hai sách Phúc âm Ma-thi-ơ và Lu-ca khá giống với học thuyết của Phái khuyển nho. Những nhà nghiên cứu thân phận lịch sử của Giê-su như Burton L. Mack và John Dominic Crossan cho rằng Galilee vào thế kỷ 1 CN là giao điểm của văn hoá Hy Lạp và tư tưởng, truyền thống của người Do Thái; thành phố Gadara bấy giờ có tiếng là trung tâm triết học khuyển nho, chỉ cách Nazareth một ngày đi bộ là quê quán của Giê-su. Mack tả Giê-su là "nhân vật kiểu khuyển nho khá bình thường." Crossan nhận xét, Giê-su giống như nhà hiền triết khuyển nho chịu ảnh hưởng của Do Thái giáo hơn là Chúa cứu thế chết thay loài người hay vị cứu tinh muốn dựng nước độc lập để cứu người Do Thái. Những nhà nghiên cứu khác phản đối, đặt nặng ảnh hưởng của truyền thống tiên tri trong Do Thái giáo hơn.

Ảnh hưởng với Kitô giáo Chủ Nghĩa Khuyển Nho lúc đầu

Thời kỳ đầu, các Kitô hữu có thể đã khổ hạnh giống như người Khuyển nho và thường mượn dùng các thủ pháp tu từ của Phái khuyển nho. Một số vị Khuyển nho tử đạo vì lên tiếng chống lại chính quyền. Vị Khuyển nho Peregrinus Proteus từng theo Kitô giáo, Maximus of Alexandria là Kitô hữu, cũng được gọi là người Khuyển nho vì lối sống khổ hạnh. Các tác giả Kitô giáo thường ca ngợi lối sống nghèo khó của người Khuyển nho. Tuy nhiên, họ khinh miệt sự trơ tráo của hắn. Ví dụ: Augustinô nói rằng người Khuyển nho "lấy làm kiêu hãnh ý kiến ​​ô uế và trơ tráo của họ, trái bản năng khiêm tốn của loài người, quả thực đáng là chó". Các dòng tu khổ hạnh của Kitô giáo cũng có thể truy ngược đến thẳng Phái khuyển nho, các thầy tu sĩ hành khất có bề ngoài và nhiều cách thực hành chẳng khác gì với người Khuyển nho. Nhà nghiên cứu Leif E. Vaage so sánh Phúc âm Ma-thi-ơ và Lu-ca với các văn bản khuyển nho như thư từ, trỏ ra các điểm chung về đạo đức và khổ hạnh.

Thế kỷ 2, vị Khuyển nho Crescens công kích người biện hộ Kitô giáo Justin Martyr, chỉ trích các Kitô hữu là "những người vô thần nhất" vì không chịu theo các vị thần ngoại giao, xây đền thờ, tượng, và cúng tế. Kitô hữu tiếp tục bị chỉ trích như vậy đến thế kỷ 4.

Xem thêm

Tham khảo

Thư mục Chủ Nghĩa Khuyển Nho

Đọc thêm

Nguồn chính

Nguồn thứ

  • Ian Cutler, (2005), Cynicism from Diogenes to Dilbert. McFarland & Co. ISBN 0-7864-2093-6
  • William D. Desmond, (2006), The Greek Praise of Poverty: Origins of Ancient Cynicism. University of Notre Dame Press. ISBN 0-268-02582-7ISBN 0-268-02582-7
  • ————, (2008), Cynics. Ancient Philosophies Series. Acumen Publishing. ISBN 1-84465-129-0ISBN 1-84465-129-0
  • F. Gerald Downing, (1992), Cynics and Christian Origins. T. & T. Clark. ISBN 0-567-09613-0ISBN 0-567-09613-0
  • Luis E. Navia, (1996), Classical Cynicism: A Critical Study. Greenwood Press. ISBN 0-313-30015-1ISBN 0-313-30015-1
  • Lousa Shea (2009), The Cynic Enlightenment: Diogenes in the Salon Johns Hopkins University Press.
  • H. C. Baldry, "Zeno's Ideal State". Published in The Journal of Hellenic Studies, Vol. 79 (1959), pp. 3–15. DOI: 10.2307/627917
  • Kathy L. Gaca, "Early Stoic Eros: The Sexual Ethics of Zeno and Chrysippus and their Evaluation of the Greek Erotic Tradition". Published in Apeiron: A Journal for Ancient Philosophy and Science, Vol. 33, No. 3 (September 2000), pp. 207–238.

Liên kết ngoài

Tags:

Nguồn gốc tên gọi Chủ Nghĩa Khuyển NhoTriết lý Chủ Nghĩa Khuyển NhoLịch sử Chủ Nghĩa Khuyển NhoChủ nghĩa khuyển nho ở Đế quốc La Mã Chủ Nghĩa Khuyển NhoẢnh hưởng với Kitô giáo Chủ Nghĩa Khuyển NhoThư mục Chủ Nghĩa Khuyển NhoChủ Nghĩa Khuyển Nho

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Các vị trí trong bóng đáHuếCarles PuigdemontBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAHứa Quang HánPhân cấp hành chính Việt NamLương Thế VinhNguyễn Xuân ThắngTây NguyênHoàng ĐanCho tôi xin một vé đi tuổi thơPhạm Ngọc ThảoViệt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòaEl NiñoJennifer PanQuốc gia Việt NamPol PotTom và JerryBoeing B-52 StratofortressHồ Mẫu NgoạtHậu GiangCanadaDanh sách thủy điện tại Việt NamPhạm Nhật VượngLiên QuânHải DươngĐiện Biên PhủQuảng ĐôngNgười một nhàPhú ThọNguyễn Xuân PhúcAlbert EinsteinTriết họcVincent van GoghThe SympathizerNgô Sĩ LiênÝ thức (triết học)Lạm phátTiếng ViệtKhổng TửMặt trận Tổ quốc Việt NamTrần Nhân TôngH'Mông16 tháng 4Trận Thành cổ Quảng TrịNhà MinhNguyễn Hòa BìnhNgười Do TháiHắc Quản GiaBitcoinChu vi hình trònĐinh Tiên HoàngTrường ChinhXung đột Israel–PalestineHoa tiêuLeague of Legends Champions KoreaHoa hồngInter MilanCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamTrung QuốcPBế Văn ĐànChuyến đi cuối cùng của chị PhụngÔ ăn quanHang Sơn ĐoòngGia LaiNgày Thống nhấtIraqNướcBình PhướcYTỉnh ủy Bắc GiangHà GiangTháp RùaHàn Mặc TửRMS TitanicVụ phát tán video Vàng AnhPhan Văn Mãi🡆 More