Quân Chủ Lập Hiến: Một hình thức tổ chức nhà nước

Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò nguyên thủ quốc gia của vua hay nữ hoàng từ thời phong kiến, nhưng nhà vua không có quyền lực tuyệt đối như chế độ quân chủ chuyên chế, mà quyền lực của vua được giới hạn bởi hiến pháp.

Tuỳ theo hiến pháp từng nước mà nhà vua sẽ có quyền lực lớn hay nhỏ. Tại một số nước như Nhật Bản, nhà vua chỉ là biểu tượng, thực quyền chủ yếu thuộc quốc hội do đảng phái chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ. Thủ tướng thường là thuộc đảng chiếm đa số. Tại một số nước quân chủ lập hiến khác như Thái Lan thì nhà vua vẫn có thực quyền khá mạnh (nắm quyền chỉ huy quân đội, phê duyệt nhân sự chính phủ...)

Quân Chủ Lập Hiến: Một hình thức tổ chức nhà nước
Các chế độ quân chủ lập hiến với hệ thống nghị viện đại diện được tô màu lục thẫm. Các chế độ quân chủ lập hiến khác (màu lục nhạt) có vua/nữ hoàng vẫn còn một ảnh hưởng chính trị nhất định nào đó.

Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của quốc gia phần thuộc vị quân vương, được coi là quốc trưởng, phần thuộc một cơ quan khác, khi là nghị viện hay hội đồng đại biểu. Cuộc bầu cử có thể là đầu phiếu phổ thông hay hạn chế cho một vài giai cấp quý tộc.

Trong chính thể quân chủ lập hiến, vua hay nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì không tuyệt đối như quân chủ chuyên chế, họ đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia. Tiếng Anh có câu là "nhà vua trị vì nhưng không cai trị". Chế độ quân chủ lập hiến là sự thích ứng của các vương triều đối với làn sóng dân chủ lan rộng trên thế giới sau Cách mạng Pháp. Các vương triều chấp nhận từ bỏ các quyền lực chính trị và tuân thủ hiến pháp để bảo toàn sự tồn tại; giữ lại các tước hiệu, tài sản, lợi ích kinh tế và danh dự hoàng gia.

Hiện nay, chính thể quân chủ lập hiến theo mô hình đại nghị còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Anh Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Úc, Campuchia, Thái Lan, Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Malaysia, Bhutan... phần nhiều do nguyên nhân lịch sử.

Chế độ khác

Tham khảo

Đọc thêm

Tags:

Chính phủHiến phápNữ vươngQuân chủ chuyên chếQuốc hộiThái LanVua

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Minh Thái TổNguyễn Duy NgọcNNguyên tố hóa họcTrịnh Công SơnNông Đức MạnhNhật BảnHồn Trương Ba, da hàng thịtTokugawa IeyasuDương vật ngườiWilliam ShakespeareCậu bé mất tíchMinh Thành TổTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamTế HanhQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamVịnh Hạ LongBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Chiến cục Đông Xuân 1953–1954Châu ÁQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamPhi nhị nguyên giớiYaoiPhạm Ngọc ThảoDanh sách loại tiền tệ đang lưu hànhNguyễn Nhật ÁnhCác vị trí trong bóng đáRobert OppenheimerBánh mì Việt NamDanh sách di sản thế giới tại Việt NamPhù NamĐại học Bách khoa Hà NộiPhan Đình GiótĐờn ca tài tử Nam BộTưởng Giới ThạchBộ Công an (Việt Nam)H'MôngHồ Xuân HươngNguyễn Xuân ThắngIsraelVăn hóa Việt NamCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamLưu Quang VũDanh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí MinhVụ án Lệ Chi viênKim Bình Mai (phim 2008)Trần Thái TôngDinh Độc LậpLục bộ (Việt Nam)Trần Đăng Khoa (nhà thơ)Ý thức (triết học)Cleopatra VIIKim Ji-won (diễn viên)Số nguyên tốTôn giáoTiếng AnhPhong trào Cần VươngInternetQuần thể danh thắng Tràng AnChiến tranh Hoa Kỳ – MéxicoPhan Châu TrinhLong AnNguyễn Minh Châu (nhà văn)Trường Đại học Văn LangBa LanTrung QuốcHà LanTiệc trăng máuLâm ĐồngLê Trọng TấnTruyện KiềuP25 tháng 3Hoàng tử béCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Thủ dâmHuy CậnChâu Phi🡆 More