Chùa Chuông

Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự (金鍾寺) nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên.

Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích Phố Hiến và được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh thắng".

Chùa Chuông
金鍾寺 (Kim Chung Tự)
Vị trí
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Địa chỉphường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên (thành phố), tỉnh Hưng Yên
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Chùa Chuông Cổng thông tin Phật giáo

Lịch sử Chùa Chuông

Chùa Chuông được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XV) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên chùa hoàn chỉnh như ngày nay.

Năm 1992, chùa Chuông đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Tên gọi Chùa Chuông

Theo như được nghe kể lại từ những người cao tuổi địa phương thì xưa kia chùa chuông được người tàu làm ăn ở phố hiến xưa xây dựng nên và lấy tên là kim trung tự (vàng trong chùa)lí do là trong chùa trước kia các hoành phi câu đối,tượng phật ..được sơn son thiếp vàng.Nhưng vào một năm nọ phương bắc gặp một trận đại hồng thủy chưa từng có trong lịch sử làm cho nhiều ngôi chùa ở phương bắc bị phá hủy do mưa lũ năm đó.Và có nhiều hiện vật bị mất và trôi nổi trên sông Hồng Hà (sông hồng)trong đó có một quả chuông ở chùa chuông.Điều kỳ lạ là dù quả chuông rất nặng nhưng nó lại nổi và trôi đến khu vực bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên).thì cứ trôi loanh quanh tại đây rồi được người làm nghề chài lưới ở thôn Nhân Dục phát hiện.Sau đó về hô hào dân làng và mời nhà chùa ra làm lễ ..Dù trước đó các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho đó là điềm lành trời phật phù hộ và chuông vốn là của chùa nên sau đó đã đưa về chùa chuông rồi góp công,của..xây dựng thêm..Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang rất xa,và tiếng chuông rất hay khác biệt hẳn những chuông khác. Do vậy chùa có tên gọi là Kim Chung Tự nhưng từ khi có chiếc chuông đặc biệt này thì người dân nơi đây rất tự hào, hạnh phúc,và muốn cho mọi người biết về chiếc chuông quí,lạ, âm hay vang xa .. khi được trời phật ban tặng. Nên từ đó người ta gọi ngắn gọn lại là chùa chuông cho đến ngày nay.

Kiến trúc Chùa Chuông

Chùa Chuông có kết cấu kiểu "Nội công ngoại quốc", bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của "Bát Nhã" và "Trí Tuệ". Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao (mắt rồng), cây cầu được xây dựng năm 1702. Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ.

Tiền đường

Nhà Tiền đường có quy mô năm gian hai chái, kết cấu kiến trúc kiểu con chồng đấu sen. Nối giữa tiền đường và Thượng điện là khoảng sân, giữa sân có cây hương đá còn gọi là "Thạch trụ", bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa.

Thượng điện

Thượng điện cũng gồm năm gian hai chái, kết cấu giống nhà Tiền đường, mang đậm nét kiến trúc thời Hậu Lê. Hệ thống tượng ở thượng điện được bài trí theo thứ tự: trên cùng là 3 pho Tam Thế; tiếp đến là A-di-đà và tứ Bồ-tát; lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền; tiếp theo là Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là Địa Tạng Vương và Phạm Thiên, Đế Thích; sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh.

Nhà Mẫu

Ở hai đầu phía Đông và phía Tây nối nhà Tiền đường và nhà Mẫu là hai dãy hành lang, kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Hai dãy hành lang được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau. Đầu tiên là động "Thập điện Diêm Vương", diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Đây là triết lý nhân quả của nhà Phật, người ta tin rằng con người sống trên dương thế, khi từ giã cõi đời phải trải qua 10 cửa điện để Diêm Vương xét hỏi công và tội. Ứng với mỗi tội đồ là một hình phạt tương ứng. Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau đó là 18 pho "Thập Bát La Hán", 18 vị được tạo tác trong tư thế ngồi rất sinh động, rất đời thường. Nét độc đáo của tượng "Thập Bát La Hán" không phải chỉ ở sự khéo léo trong cách tạo tác mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện qua từng khuôn mặt buồn, vui, trầm tư... mỗi người một vẻ. Cuối dãy hành lang là tượng Đức Ông đứng cạnh có Già Lam - Chân Tể và tượng Đức Thánh Hiền, đứng cạnh có Diệm Nhiên - Đại Sĩ.

Hiện vật Chùa Chuông

Một trong những hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ lại chùa là tấm bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), bia ghi tên những người công đức tu sửa chùa. Phần đặc biệt của bia ghi lại cảnh đẹp của Phố Hiến và một số phường, như: Phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng Thịt... mà nay chỉ còn trong dĩ vãng.

Lễ hội Chùa Chuông

Hằng năm, vào dịp đại lễ Phật Đản, dịp xuân về, Chùa Chuông lại tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương. Chùa Chuông cùng các danh thắng khác trong quần thể di tích Phố Hiến là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách đến Hưng Yên.

Điện ảnh Chùa Chuông

Chùa Chuông đã hiện diện khá nhiều trong phim Mê Thảo thời vang bóng của đạo diễn Việt Linh.

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Chùa ChuôngTên gọi Chùa ChuôngKiến trúc Chùa ChuôngHiện vật Chùa ChuôngLễ hội Chùa ChuôngĐiện ảnh Chùa ChuôngChùa ChuôngHưng Yên (thành phố)Phố Hiến

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách đảo Việt NamTừ Hán-ViệtPhan Văn GiangFC BarcelonaNhư Ý truyệnThanh tra Bộ Công an (Việt Nam)Thích-ca Mâu-niDấu chấm phẩyChiến cục Đông Xuân 1953–1954Thủ dâmKim Soo-hyunHàn Mặc TửVụ án Lệ Chi viênAnimeNgô Sĩ LiênTiếng ViệtSinh sản hữu tínhNam CaoManchester City F.C.Việt Nam Cộng hòaTừ mượn trong tiếng ViệtTrần Thanh MẫnPhó Chủ tịch Quốc hội Việt NamChiến tranh LạnhAtlético MadridCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Cho tôi xin một vé đi tuổi thơLý Nam ĐếĐài Truyền hình Việt NamViễn PhươngĐinh Tiến DũngĐiện Biên PhủChính phủ Việt NamChí PhèoBộ bài TâyVịnh Hạ LongTrung QuốcBà TriệuSuni Hạ LinhVĩnh PhúcQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách tỷ phú thế giớiPhan ThiếtBộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung QuốcTriệu Lộ TưIllit (nhóm nhạc)Quốc gia Việt NamHồ Quý LyTruyện KiềuNhà Hậu LêCleopatra VIIKinh tế Trung QuốcLiên XôVụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận AnXung đột Israel–PalestineNguyễn Thị ĐịnhKim ĐồngNho giáoGallonChuột lang nướcCúp bóng đá châu Á 2023Hữu ThỉnhThanh gươm diệt quỷBến TrePhong trào Đồng khởiNguyễn Vân ChiQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn Văn LinhMalaysiaLịch sử Chăm PaBiểu tình Thái Bình 1997Phạm TháiTháp EiffelTô LâmDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiTrịnh Nãi HinhCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ🡆 More