Chế Độ Quyền Lực Tập Trung: Quyền lực nằm trong tay một nhóm nhỏ số lượng người

Chế độ quyền lực tập trung hay chế độ đầu sỏ, chế độ quả đầu (từ tiếng Hy Lạp: ὀλιγαρχία (oligarkhía); ghép từ ὀλίγος (olígos), nghĩa là một vài, và ἄρχω (arkho), nghĩa là cai trị hay điều khiển) là một dạng thể chế quyền lực trong đó đa số quyền lực nằm trong tay thiểu số.

Những người này có thể được nhìn nhận qua dòng dõi hoàng gia, tài sản, quan hệ gia đình, kiến thức, đoàn hội cơ quan hay cầm quyền quân sự. Những nước quyền lực tập trung thường được cai trị bởi một vài gia đình lớn mạnh và thường truyền lại quyền lực cho nhiều thế hệ trong gia đình, nhưng việc thừa kế không phải là một điều kiện cần trên thực tế của chế độ này.

Xuyên suốt lịch sử, các thể chế quyền lực tập trung mang tính chất độc tài (dựa trên sự tuân thủ của công chúng và/hay sự đàn áp để tồn tại) hay mang tính chất tương đối ôn hòa. Aristotle là người tiên phong trong việc sử dụng thuật ngữ này tương đương với sự cai trị của những kẻ giàu, thuật ngữ chính xác là chế độ tư hữu, tư quyền (plutocracy). Tuy nhiên, chế độ quyền lực tập trung không phải lúc nào cũng là chế độ tư quyền, do thiểu số cầm quyền có thể đơn giản là một nhóm đặc quyền, và không cần phải có quan hệ huyết thống như ở chế độ quân chủ.

Tổng quan

Trong lịch sử, nhiều chế độ chính quyền đầu sỏ đã trao quyền lực chính trị cho một nhóm thiểu số, có những tranh luận cho rằng đây là một dạng chế độ chính quyền quý tộc (aristocracy - được tổ chức bởi những người có năng lực nhất và thông thái nhất). Những dạng chính quyền như vậy thường được kiểm soát bởi những gia đình có thế lực, con của những gia đình này được nuôi dưỡng, giáo dục để trở thành người kế thừa quyền lực trong chính quyền.

Tuy nhiên quyền lực này không được thi hành một cách công khai, những đứng đầu duy trì cái gọi là "quyền lực đằng sau vương miện", áp đặt sự kiểm soát thông qua các phương tiện kinh tế. Mặc dù những người theo trường phái Aristotle cho rằng thuật ngữ này tương đương với việc cai trị bởi những người giàu, mà với trường hợp này dùng thuật ngữ "plutocracy" thì chính xác hơn, còn với chế độ oligarchy không luôn nhất thiết là cai trị bởi người giàu, mà có thể những người đứng đầu có thể đơn giản là một nhóm người có đặc quyền.[cần dẫn nguồn]

Tài phiệt Nga

  • Boris Berezovsky - LogoVaz
  • Mikhail Khodokovsky - Rosprom Group (Menatep)
  • Mikhail Fridman - Alfa Group
  • Vladimir Gusinsky - Most Group
  • Vladimir Potanin - Oneximbank
  • Alexandr Smolensky — SBS-Agro (Ngân hàng Thủ đô)
  • Vladimir Vinogradov — Inkombank

Tham khảo

Tags:

Tiếng Hy Lạp

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lê Quý ĐônXử Nữ (chiêm tinh)Lương CườngDương Văn MinhTô Vĩnh DiệnHắc Quản GiaKim Ngưu (chiêm tinh)Hàn QuốcDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangVụ án cầu Chương DươngLưu huỳnh dioxideLê Khánh HảiPhan ThiếtChiến tranh Đông DươngBiển xe cơ giới Việt NamLưới thức ănTây NinhCarlo AncelottiTaylor SwiftBình ĐịnhA.S. RomaHọc viện Kỹ thuật Quân sựKim Bình MaiLê Trọng TấnQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamQuan hệ tình dụcNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamHuy CậnNguyễn Đình ThiQuan hệ ngoại giao của Việt NamNguyễn Xuân ThắngThe SympathizerNguyễn Hạnh PhúcNho giáoNúi Bà ĐenMắt biếc (tiểu thuyết)MiduĐại dươngThanh tra Bộ Công an (Việt Nam)Hưng YênBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamDấu chấmQuân đội nhân dân Việt NamHồng KôngHoa hậu Sinh thái Quốc tếTiếng AnhAn Dương VươngPeanut (game thủ)Nguyễn Phú TrọngDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtLeonardo da VinciBánh mì Việt NamLê Khả PhiêuHà TĩnhPhong trào Cần VươngTrần Đại NghĩaĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtNguyễn Bỉnh KhiêmTập Cận BìnhÚcThủ dâmPhạm Minh ChínhChu Văn AnAdolf HitlerLịch sử Việt NamTỉnh ủy Bắc GiangNgày Quốc tế Lao độngNinh BìnhĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Hàn QuốcPiKim Soo-hyunBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Đảng Cộng sản Việt NamVũng TàuHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁChuyện người con gái Nam XươngTrương Tấn SangĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh🡆 More