Châu Ấn Thuyền

Châu Ấn Thuyền (朱印船 Shuinsen) là loại thuyền buồm thương mại của Nhật Bản có trang bị vũ trang, được cấp châu ấn trạng (shuinjô) của Mạc phủ Tokugawa cho phép họ xuất ngoại sang các thương cảng Đông Nam Á vào đầu thế kỷ 17 khi Nhật Bản chủ trương kiểm soát ngoại thương chặt chẽ hơn.

Khoảng từ năm 1600 đến 1635 Mạc phủ cấp cho hơn 350 Châu Ấn Thuyền ra khơi buôn bán với các nước lân bang.

Châu Ấn Thuyền
Mô hình Chu Ấn Thuyền được phục chế tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nhật Bản

Khởi phát

Châu Ấn Thuyền 
Giấy phép thông hành đóng triện đỏ. 11/01/1608.
Châu Ấn Thuyền 
Tuyến đường thương mại hàng hải Châu Ấn Thuyền đầu thế kỷ 17.
Châu Ấn Thuyền 
Tranh vẽ một chiếc Châu Ấn Thuyền (朱印船 Shuinsen). Dòng lạc khoản bên phải ghi "Tự Trường Kỳ đáo An Nam quốc thuyền đồ" tức tranh vẽ thuyền từ Nagasaki đi An Nam.

Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, hải thuyền Nhật Bản dưới dạng Oa khấu hoạt động khá tích cực tại vùng biển Đông Á và Đông Nam Á, chủ trương cướp phá các thương thuyền dọc ven biển Trung HoaTriều Tiên. Trong số đó cũng có cũng có vài phái đoàn giao thương của triều đình Nhật gửi đi như Tenryūji-bune được phái sang Trung Hoa năm 1341. Sang cuối thế kỷ 16 sau thời Chiến quốc thì chính trường Nhật Bản dần ổn định. Quyền bính về tay lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi. Để kiểm soát ngoại thương Nhật triều xuống lệnh ngăn cấm thần dân Nhật xuất ngoại.

Ngả giao thương chính bấy giờ của Nhật Bản là qua Vương quốc Lưu Cầu. Okinawa với vị trí thuận lợi trở thành nơi trao đổi hàng hóa Nhật (kim thuộc), Hoa (lụa) và các nước Đông Nam Á (lâm sản). Sổ sách trong cổ tịch Lưu Cầu ghi lại rằng trong số 150 chuyến thuyền buôn ra khơi từ Lưu Cầu thì 61 trực chỉ Đại Việt, 10 đến Malacca, 10 đến Pattani, 8 đến Java... Tuy nhiên thương trường phần lớn do người Hoa chiếm lĩnh. Đến năm 1570 thì thương thuyền Tây phương của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng xuất hiện và cạnh tranh trong ngành buôn. Bước ngoặt chính là năm 1609 khi Vương quốc Lưu Cầu bị Nhật Bản thôn tính; sự việc làm gián đoạn ngôi vị mấu chốt trong chuỗi hải hành của các tàu buôn ở Á Đông.

Trước đó khoảng năm 1593, Tướng quân Tokugawa Ieyasu đã có ý định thông sứ với các nước lân cận, một phần để thông thương, một phần để ra oai bá cáo cho các lân bang biết rằng ông đã thống nhất nước Nhật. Tokugawa Ieyasu cho ban hành giấy Goshuinjo (Ngự châu ấn trạng) tức giấy phép thông hành đặc biệt của Mạc phủ cho phép các tàu thuyền ra ngoại quốc đi buôn. Nhật triều cũng đòi các tàu thuyền đến Nhật cũng phải có giấy phép của Mạc phủ. Tàu thuyền nào không có giấy thì triệt để cấm ngặt. Về mặt hình thức Goshuinjo rất dễ nhận diện vì dấu son đỏ đóng trên giấy; còn con tàu có cấp giấy đó thì gọi là Shuinsen (Châu ấn thuyền). Sự kiện đó đánh dấu "Thời đại Châu ấn thuyền." Dưới sự kiểm soát của chính quyền, nạn hải tặc vốn hoành hành ở Đông Á giảm nhiều. Theo đó lưu thương nhân Nhật xuất hiện trên thương trường khắp Đông Á kể cả Việt Nam.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Mạc phủ TokugawaNhật BảnĐông Nam Á

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bùi Thị Minh HoàiCục Cảnh sát giao thông (Việt Nam)Nguyễn DuChu vi hình trònVũ Cát TườngPhần LanBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamCan ChiVõ Thị SáuUEFA Champions LeagueĐại dịch COVID-19 tại Việt NamDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiKinh tế Nhật BảnVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026Thừa Thiên HuếChiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3Phạm Văn ĐồngAnh túcSự kiện Thiên An MônSân bay quốc tế Long ThànhMười ba thuộc địaÝ thức (triết học)Nguyễn Bỉnh KhiêmT1 (thể thao điện tử)Gia LaiLê Trọng TấnManchester City F.C.AnimeShopeeVõ Minh TrọngDanh sách Chủ tịch nước Việt NamTứ đại mỹ nhân Trung HoaCộng hòa ArtsakhKhởi nghĩa Lam SơnPhú QuốcLandmark 81Việt Nam Dân chủ Cộng hòaTử thần sống mãiAi đã đặt tên cho dòng sông?Nguyễn Quang Hải (sinh 1997)Nhà TốngĐịch Nhân KiệtVăn hóa Việt NamTrần Bình TrọngChúa Nhật Lễ LáBình PhướcXử Nữ (chiêm tinh)Nguyễn TuânMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamCua lại vợ bầuPhú ThọTrận Bạch Đằng (938)Cục An ninh điều tra (Việt Nam)Danh sách cầu thủ bóng đá Việt Nam sinh ra ở nước ngoàiTrương Mỹ LanChữ NômHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁSố nguyên tốNguyễn Thanh NghịLịch sử Trung QuốcNhà NgôNgườiBảy mối tội đầuTrần Thái TôngNguyễn TrãiElon MuskMai Hắc ĐếQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí MinhBộ đội Biên phòng Việt NamChùa Một CộtThái LanDanh sách quốc gia Đông Nam Á theo GDP danh nghĩaCố đô HuếHọ người Việt Nam🡆 More