Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất

Các nhà khoa học quan tâm đến mức carbon dioxide (CO2) trong khí quyển Trái Đất bởi vì nó có tác động đến hiệu ứng nhà kính.

Mức này đã tăng lên đáng kể trong thế kỷ 21, tăng trung bình 2,0 ppm/năm trong giai đoạn 2000–2009 và có dấu hiệu tăng nhanh hơn kể từ khi đó. Trước thời đại công nghiệp mật độ này bằng 280 ppm, nhưng tăng lên tới 400 ppm (phần triệu) tính đến năm tháng 5 năm 2013, do chủ yếu từ những nguồn hoạt động của con người ảnh hưởng lên môi trường. Khoảng 57% lượng khí thải CO2 làm tăng mật độ của nó trong khí quyển, những phần còn lại đa số làm axít hóa đại dương. Quá trình quang hợp tiêu thụ cacbon dioxide (ở thực vật và sinh vật quang tự dưỡng), và nó cũng là một trong các loại khí nhà kính. Mặc dù mật độ tập trung của CO2 là khá nhỏ so với các khí khác trong khí quyển, CO2 là nhân tố quan trọng của khí quyển Trái Đất bởi vì các phân tử CO2 hấp thụ và phát xạ tia hồng ngoại tại bước sóng 4,26 µm (trong mode dao động giãn bất đối xứng) và 14,99 µm (mode dao động uốn), và vì vậy đóng vai trò quan trọng trong hiệu ứng nhà kính. Mức hiện tại cao hơn bất kỳ thời gian nào trong 800.000 năm trước, thậm chí khả năng cao hơn hẳn trong 20 triệu năm qua.

Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất
Đồ thị Keeling về mức CO2 đo tại Đài quan sát Mauna Loa.

Mật độ hiện tại Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất

Mật độ trung bình hàng tháng CO2 năm 2003. Những nơi màu đỏ có mật độ CO2 ≈ 385 ppm, những nơi có giá trị thấp hơn có màu xanh với mật độ ≈ 360 ppm.
Mức độ CO2 có thể đo được từ vũ trụ sử dụng cảm biến laser.
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất 
Sự tương tự giữa đổ đầy bồn tắm bằng nước với quá trình tăng mật độ CO2 trong khí quyển.

Năm 2009, mật độ trung bình toàn cầu của CO2 trong khí quyển Trái Đất là khoảng 0,0387%, hay 387 ppm. Biên độ tăng giảm của mật độ gần bằng 3–9 ppmv tương ứng với sự thay đổi các mùa tại Bán cầu bắc. Bắc bán cầu chi phối mật độ tập trung CO2 bởi vì đa số các nước công nghiệp phát triển nằm tại đây, và nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng cao nhất trong mùa đông tại các nước này. Mật độ CO2 đạt cực đại vào tháng 5 khi kết thúc mùa lạnh, và bắt đầu mùa xuân tại Bắc bán cầu, giá trị này đạt cực tiểu vào tháng 10 khi năng lượng tái tạo sinh khối từ quang hợp là lớn nhất.

Tháng 5 năm 2013, kỷ lục đầu tiên trong khoa học Trái Đất khi lượng carbon dioxide đo tại trạm ở núi Mauna Loa lên tới 400 ppm. Sir Brian Hoskins thuộc Royal Society đây là một dấu mốc "gây sức ép lên chính phủ các nước phải có những hành động mạnh mẽ hơn". Tạp chí National Geographic đưa tin mức CO2 trong khí quyển là cao nhất "trong 55 năm kể từ khi thu thập dữ liệu—và có lẽ cao hơn kể từ 3 triệu năm trước trong lịch sử Trái Đất". Vào tháng 6 năm 2012 ở Bắc Cực cũng đã đạt tới mức này, và theo như giám đốc cơ quan giám sát khí hậu toàn cầu tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu hệ thống Trái Đất thuộc Cục Quản trị Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA), "điều này nhắc nhở mọi người rằng chúng ta vẫn chưa khắc phục được, và vấn đề vẫn còn đó."

Nguồn phát sinh

Khí nhà kính phát ra từ các nhà máy điện.
Công nghệ Miêu tả Phần trăm thứ 50
(g CO2/kWhe)
Thủy điện Hồ chứa 4
Gió Cánh đồng điện gió 12
Hạt nhân các lò phản ứng thế hệ II 16
Sinh khối nhiều nguồn 18
Nhiệt điện Mặt Trời Gương parabol 22
Địa nhiệt Đá khô nóng 45
Solar PV Silic đa tinh thể 46
Khí tự nhiên khí chưa qua xử lý 469
Than than chưa qua xử lý 1001
    Các nước thải ra nhiều CO2 nhất (2008)
Các quốc gia có lượng khí thải CO2 lớn nhất
Quốc gia Lượng CO2 trên
một năm (106 tấn) (2008)
So với toàn cầu Chú giải
 Toàn cầu 29.888.121 100% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Trung Quốc 7.031.916 23.5% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Hoa Kỳ 5.461.014 18.27% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Liên minh châu Âu (27) 4.177.817 13.98% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Ấn Độ 1.742.698 5.83% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Nga 1.708.653 5.72% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Nhật Bản 1.208.163 4.04% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Đức 786.660 2.63% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Canada 544.091 1.82% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Iran 538.404 1.8% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Anh 522.856 1.75% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Hàn Quốc 509.170 1.7% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  México 475.834 1.59% UN
Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất  Ý (cả San Marino) 445.119 1.49% UN
các quốc gia khác 4.735.726 15.84% UN

Quan hệ với nồng độ trong đại dương Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất

Các đại dương trên Trái Đất chứa một lượng rất lớn carbon dioxide ở dạng các ion bicacbonat và cacbonat — lớn hơn nhiều so với lượng carbon dioxide trong khí quyển. Bicacbonat được sinh ra từ các phản ứng giữa đá, nước, và carbon dioxide. Ví dụ về sự hòa tan của calci cacbonat:

    CaCO
    3
    + CO
    2
    + H
    2
    O
    Ca2+
    + 2 HCO
    3

Tính không thể đảo ngược và độc đáo của carbon dioxide Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái Đất

carbon dioxide có những tác động lâu dài đặc trưng đối với biến đổi khí hậu mà theo đó phần lớn "không thể hồi phục" trong khoảng thời gian hàng ngàn năm sau khi chấm dứt việc phát thải thậm chí carbon dioxide có khuynh hướng cân bằng với đại dương trong khoảng thời gian tính theo 100 năm. Các khí nhà kính khác như metan và đinitơ oxit không tồn tại theo thời gian giống như carbon dioxide. Thậm chí nếu lượng phát thải khí carbon dioxide ngưng hoàn toàn, nhiệt độ khí quyển sẽ không giảm đáng kể trong khoảng thời gian ngắn.

Tham khảo

Tags:

Mật độ hiện tại Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái ĐấtQuan hệ với nồng độ trong đại dương Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái ĐấtTính không thể đảo ngược và độc đáo của carbon dioxide Carbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái ĐấtCarbon Dioxide Trong Khí Quyển Trái ĐấtAxit hóa đại dươngBước sóngCarbon dioxideHiệu ứng nhà kínhKhí nhà kínhKhí quyển Trái ĐấtMicrômétMôi trườngPhổ hồng ngoạiPpm (mật độ)Quang hợpSinh vật quang tự dưỡngThực vậtTia hồng ngoại

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bùi Công Chức (thiếu tướng)GallonNguyễn Đình BắcKim Bình Mai (phim 2008)Lê Thái TổMôi trườngDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhPhong trào Đồng khởiCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhTập đoàn FPTNguyễn Quang NgọcNguyễn DuSân vận động Thành phố ManchesterSingaporeCách mạng Công nghiệp lần thứ tưNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcCristiano RonaldoTrương Tấn SangKhuất Văn KhangTrần Cẩm TúTrận Bạch Đằng (938)Tokuda ShigeoTriệu Lộ TưQuang TrungNhà NguyễnBộ đội Biên phòng Việt NamẤn ĐộHà NộiDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)MaldivesJennifer PanNguyễn Thái Sơn (cầu thủ bóng đá)Thành nhà HồHọc viện Kỹ thuật Quân sựTrần Quốc ToảnTắt đènQuốc gia Việt NamChân Hoàn truyệnChiến tranh thế giới thứ nhấtHàn QuốcBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamGia Cát LượngGia KhánhCầu Hiền LươngNguyễn Thị Kim NgânThời bao cấpDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁDonald TrumpPeanut (game thủ)Chiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaLê Đức AnhV (ca sĩ)Khởi nghĩa Lam SơnChelsea F.C.Văn LangAdolf HitlerĐồng (đơn vị tiền tệ)Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhXuân QuỳnhVụ án Lê Văn LuyệnChí PhèoVườn quốc gia Cúc PhươngNhà máy thủy điện Hòa BìnhNacho FernándezTừ Hán-ViệtLê Thanh Hải (chính khách)Dấu chấmLandmark 81Thượng HảiTrường Đại học Tôn Đức ThắngHiệp định Genève 1954Jérémy DokuSóng thầnHà TĩnhSteve Jobs🡆 More