The World Factbook

The World Factbook (ISSN 1553-8133; cũng gọi là CIA World Factbook; Sách Dữ kiện Thế giới) là một ấn bản phẩm thường niên của CIA Hoa Kỳ theo kiểu thông tin niên giám về các quốc gia trên thế giới.

Factbook cung cấp thông tin giản lược về nhân khẩu, địa lý, giao thông, chính quyền, kinh tế và quân sự của 266 quốc gia, khu vực và vùng độc lập được Hoa Kỳ công nhận trên thế giới.

The World Factbook
The World Factbook
Bìa The World Factbook 2016-2017 (ấn bản của chính phủ).
Thông tin sách
Tác giảCentral Intelligence Agency
Ngôn ngữtiếng Anh
Thể loạiniên giám về các quốc gia trên thế giới
Nhà xuất bảnDirectorate of Intelligence
Ngày phát hànhxem tần suất cập nhật và khả dụng
ISBNxem danh sách các số ISBN

The World Factbook được CIA biên soạn để cung cấp tài liệu cho quan chức của chính phủ Mỹ sử dụng, và nội dung, cách thức, phạm vi của nó chủ yếu trình bày theo yêu cầu của những người sử dụng chính này. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng được sinh viên, các ấn phẩm phi chính phủ sử dụng làm nguồn dẫn. Là một ấn phẩm của chính phủ Hoa Kỳ, bản quyền của cuốn sách này thuộc dạng phạm vi công cộng (public domain).

Nguồn dữ liệu cho Factbook

Để nghiên cứu cho cuốn Factbook, CIA sử dụng các nguồn dưới đây. Những nguồn công cộng và tư nhân khác cũng được xem xét đến.

Bản quyền The World Factbook

The World Factbook 
Trang web Dữ kiện thế giới vào tháng 1 năm 2008.

Sách dữ kiện thuộc phạm vi công cộng, mọi người được tự phân phối và chỉnh sửa nó theo mọi cách họ mong muốn, mà không cần sự cho phép của CIA. Tuy nhiên, CIA yêu cầu phải được trích dẫn khi sử dụng Sách dữ kiện. Tuy nhiên, con dấu chính thức của CIA không được sao chép mà không có sự cho phép theo đòi hỏi của Đạo luật CIA năm 1949 (50 U.S.C. mục 403m). Việc sử dụng sai trái con dấu chính thức của CIA có thể bị xử lý dân sự hoặc hình sự.

Tần suất cập nhật và sẵn có The World Factbook

Trước tháng 11 năm 2001, trang web Dữ kiện thế giới được cập nhật theo năm. Từ đó trở đi, trang web Dữ kiện được cập nhật hai tuần một lần; ấn bản in vẫn được cập nhật hàng năm. Nói chung, thông tin vào ngày 1 tháng 1 năm hiện tại sẽ được dùng để in cuốn Sách dữ kiện, được phát hành vào khoảng giữa năm.

Bản chính phủ của Sách dữ kiện

Phiên bản được phân loại đầu tiên của Sách dữ kiện được phát hành vào tháng 8 năm 1962 và bản không phân loại đầu tiên vào tháng 6 năm 1971. Dữ kiện thế giới bắt đầu phát hành ở dạng bản in ra công chúng từ năm 1975 và trên World Wide Web từ tháng 10 năm 1994. Phiên bản trang web có khoảng 6 triệu lượt viếng thăm mỗi tháng; nó có thể tải về được. Phiên bản in chính thức được bán với giá do Văn phòng In ấn Chính phủ và Dịch vụ Thông tin Kỹ thuật Quốc gia ấn định. Trong các năm trước, Sách dữ kiện cũng có ở dạng CD-ROM, vi phim, băng từ, và đĩa mềm.

In lại

Nhiều trang Internet sử dụng thông tin và hình ảnh từ Dữ kiện thế giới của CIA. Một số nhà xuất bản, trong đó có Grand River Books, Potomac Books (trước đây là Brassy's Inc.), và Skyhorse Publishing đã xuất bản lại sách dữ liệu trong vài năm gần đây.

Những thực thể trong Dữ kiện thế giới

Vào tháng 2 năm 2008, Dữ kiện thế giới gồm có 266 thực thể. Những thực thể này có được chia thành nhiều thể loại. Chúng là:

    Các quốc gia độc lập
    Thể loại nay có các quốc gia độc lập, mà CIA định nghĩa là người dân "về chính trị được tổ chức thành một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ có giới hạn". Trong thể loại này, có 194 thực thể.
    Khác
    Thể loại Khác là danh sách các nơi khác không nằm trong danh sách các quốc gia độc lập. Hiện nay chúng có hai thực thể: Đài LoanLiên minh châu Âu.
    Quốc gia phụ thuộc và Khu vực chủ quyền đặc biệt
    Thể loại này là danh sách các nơi phụ thuộc vào quốc gia khác. Chúng có thể được chia nhỏ hơn thành các thể loại theo từng quốc gia mà chúng phụ thuộc:
    Linh tinh
    Thể loại này dành cho Châu Nam cực và những nơi đang tranh chấp. Chúng có sáu thực thể.
    Các thực thể khác
    Thể loại này dành cho Thế giớiđại dương. Có năm đại dương và Thế giới (mục Thế giới được dự định dùng tóm tắt 256 mục khác).

Những điều kỳ quặc và tranh cãi The World Factbook

Về chính trị

    Các lãnh thổ không đề cập

Một số lãnh thổ trong một quốc gia hoặc khu vực đang tranh chấp giữa các quốc gia, như Kashmir, không được đề cập đến, nhưng những khu vực khác của thế giới có tình trạng đang tranh chấp, như Quần đảo Trường Sa, lại có mục từ. Những khu vực tiểu quốc gia trong một nước (như Tiểu bang Hoa Kỳ hay Các tỉnh và lãnh thổ của Canada) không được ghi trong Sách dữ kiện. Thay vào đó, người dùng tìm thông tin về khu vực tiểu quốc gia sẽ được chỉ đến "một bách khoa toàn thư tốt" nếu có nhu cần tham khảo. Tiêu chí này được đề xướng trong phiên bản 2007 với quyết định bỏ những mục viết về Guiana thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, và Reunion. Chúng được bỏ đi vì ngoài việc là tỉnh hải ngoại, giờ đây chúng là vùng hải ngoại, một phần gắn liền vào nước Pháp.

    Kashmir
    Bản đồ mô tả Kashmir với biên giới Ấn ĐộPakistan được vẽ tại Đường quản lý, nhưng khu vực Kashmir do Trung Quốc quản lý được vẽ bằng nét đứt.
    Bắc Síp
    Bắc Síp không được cho một mục tách biệt cũng như liệt kê như một phần của Thổ Nhĩ Kỳ vì "những khu dân cư/sáp nhập lãnh thổ không được Chính phủ Hoa Kỳ công nhận sẽ không được vẽ trên bản đồ của Chính phủ Hoa Kỳ".
    Đài Loan/Trung Hoa Dân quốc
    Đài Loan có một mục riêng không liệt kê theo vần T, mà lại ở cuối danh sách. Tên "Trung Hoa Dân quốc" không được ghi như "tên chính thức" của Đài Loan tại đề mục "Chính quyền", do sự ghi nhận của Hoa Kỳ đối với Chính sách Một Trung Quốc theo đó chỉ có một nước Trung Quốc - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - và Đài Loan là một phần của nó. Tên "Trung Hoa Dân quốc" (Republic of China) được thêm vào ngày 27 tháng 1 năm 2005 nhưng ngay sau đó quay lại "none" (không). (Xem thêm: Vị thế chính trị của Đài Loan, Vị thế pháp lý của Đài Loan)
    Miến Điện/Myanmar
    Hoa Kỳ không thừa nhận việc đổi tên Miến Điện do phe quân sự lãnh đạo thực hiện thành Myanmar và do đó vẫn giữ mục từ dành cho quốc gia này dưới tên "Burma" (Miến Điện). Điều này là do sự thay đổi tên "không được chứng nhận bởi cơ quan lập pháp thực sự nào ở Miến Điện". Do đó, chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ dùng cái tên Myanmar.
    Macedonia
    Cộng hòa Macedonia được ghi dưới tên Macedonia. Mặc dù sự thật là không có tổ chức quốc tế nào như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, NATO, Liên minh truyền thông châu Âu, và Ủy ban Olympic Quốc tế sử dụng dạng viết ngắn này (tất cả họ đều dùng cụm từ Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ). Lịch sử cái tên được dùng cho mục từ này khá phức tạp. Trong phiên bản 1992 của Dữ kiện thế giới, mục từ dành cho quốc gia này được liệt ở dạng quốc gia cũ (vào cùng thời điểm đó, những mục từ mới được thêm vào cho 20 quốc gia khi đó tách ra từ Liên Xô và Nam Tư; hai quốc gia này bị bỏ ra). Trong phiên bản 1994, tên của mục từ đổi thành Former Yugoslav Republic of Macedonia (Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ). Trong thập niên tiếp theo, nó vẫn là tên quốc gia này khi liệt kê tại đó. Cuối cùng, trong phiên bản 2004 của Sách dữ kiện, tên của mục từ này quay trở về Macedonia. Điều này xảy ra sau một quyết định của Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2004 rằng sẽ gọi Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ là Cộng hòa Macedonia. (Xem thêm Tranh cãi tên gọi Macedonia.)
The World Factbook 
Bản đồ Nam Tư trong phiên bản 2000 của Dữ kiện thế giới. Chú ý cách lời phủ nhận được in ở góc trên tay phải. Có thể thấy cách cả hai thủ đô của hai nước cộng hòa được ghi độc lập trên bản đồ.
    Liên minh châu Âu
    Vào ngày 16 tháng 12 năm 2004, CIA đã thêm một mục từ cho Liên minh châu Âu (EU). (Trước ngày này, EU nằm ngoài cuốn Sách dữ kiện). Theo CIA, Liên minh châu Âu được thêm vào vì EU "tiếp tục hướng về những tính chất ngày càng giống quốc gia".
    Khu vực bảo tồn hoang dã Đảo Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Iles Eparses
    Trong phiên bản 2006 của Dữ kiện Thế giới, các mục từ dành cho Đảo Baker, Đảo Howland, Đảo Jarvis, Đá ngầm Kingman, Đảo san hô vòng Johnston, Đảo san hô vòng Palmyra, và Quần đảo Midway được nhập vào mục từ mới Khu vực bảo tồn hoang dã Đảo Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Những mục từ cũ cho mỗi khu vực đảo được biến thành chuyển hướng tại trang web Sách dữ kiện website. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2006, CIA cũng nhập các mục của Bassas da India, Đảo Europa, Quần đảo Glorioso, Đảo Juan de Nova, và Đảo Tromelin vào một mục từ mới Iles Eparses. Cùng với mục từ mới Khu vực bảo tồn hoang dã Đảo Thái Bình Dương Hoa Kỳ, năm mục từ cũ cho năm đảo vẫn tiếp tục làm chuyển hướng trên trang web. Vào ngày 19 tháng 7 năm 2007 mục Iles Eparses và những chuyển hướng cho mỗi đảo bị bỏ ra do nhóm này trở thành một quận của Vùng đất phía Nam và châu Nam cực thuộc Pháp vào tháng 2.
    Nam Tư/Serbia và Montenegro
    Nam Tư có một lịch sử đầy tranh cãi trên Sách dữ kiện. Trước năm 1992, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư trong Sách dữ kiện. Vào năm 1992, mục từ này bị loại bỏ và các mục từ khác dành cho tất cả các nước cộng hòa cũ được thêm vào. Khi làm việc này, CIA đã liệt kê Liên bang Cộng hòa Nam Tư là Serbia và Montenegro. Điều này là do quyết định ngày 21 tháng 5 năm 1992 của Chính phủ Hoa Kỳ không công nhận Liên bang này (hoặc bất kỳ các nước cộng hòa khác) như quốc gia kế thừa của Nam Tư xã hội chủ nghĩa vừa giải thể. Chính phủ Mỹ cũng quyết định không công nhận bản thân Liên bang Nam Tư là một quốc gia.
    Những quan điểm này được ghi rõ trong lời phủ nhận được in trong cuốn Sách dữ kiện:
    Ngoài lời phủ nhận, những nước cộng hòa Serbia và Montenegro được đối xử độc lập nhau trong dữ liệu, có thể nhìn thấy trong bản đồ bên phải. Trong tháng 10 năm 2000, Slobodan Milošević đã từ chức sau một cuộc bầu cử đầy tranh cãi tổ chức vào tháng trước. Sự kiện này khiến tạo ra thay đổi trong phiên bản năm 2001 của Sách dữ kiện, với việc thực thể Serbia và Montenegro lại được đổi thành Nam Tư. Vào ngày 14 tháng 3 năm 2002, một thỏa thuận được ký để biến Liên bang Nam Tư thành một liên minh quốc gia có tên Serbia và Montenegro; nó có hiệu lực vào ngày 14 tháng 2 năm 2003. Cái tên thực thể Nam Tư được thay đổi trong Sách dữ kiện một tháng sau sự thay đổi.
    Đông Timor/Timor-Leste
    Vào ngày 19 tháng 7 năm 2007 mục từ dành cho Đông Timor (East Timor) được đổi tên thành Timor-Leste theo một quyết định của Ủy ban Địa danh Hoa Kỳ.
    Kosovo
    Vào ngày 28 tháng 2 năm 2008 CIA đã thêm một mục cho Kosovo; trước đó, Kosovo không được ghi trong Sách dữ kiện. Sự bổ sung này được thực hiện bất chấp Nga và Serbia cùng một số nước khác kịch liệt phản đối sự độc lập này, và nhiều quốc gia không công nhận nền độc lập của nó. (Xem Phản ứng của thế giới về tuyên bố độc lập của Kosovo năm 2008.)

Sự thật

Trước năm 1998, hồ sơ của Liên minh Vương quốc Anh và Bắc Ireland chứa một câu nói rằng UK giành được độc lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1801. Dòng viết ngắn ngủi này, một sự mô tả gây bối rối do tham khảo Đạo luật Liên minh 1801 từ đó đã được mở rộng rất nhiều.

Số ISBN The World Factbook

Đây là danh sách Số hiệu sách chuẩn quốc tế (ISBN) dành cho phiên bản Chính phủ của Dữ kiện Thế giới. ISBN dành cho bản in lại của Potomac Books và Skyhorse Publishing của Sách dữ kiện cũng được ghi chú. Đối với phiên bản in lại, năm dữ liệu được ghi trong ngoặc.

    Phiên bản chính phủ
    Bản in lại Potomac Books
    Bản in lại Skyhorse Publishing

Xem thêm

  • Ngoài Dữ kiện thế giới, CIA cũng xuất bản một thư mục có tên Các nhà lãnh đạo thế giới thường xuyên.
  • Viết tắt được dùng trong Dữ kiện thế giới của CIA

Tham khảo

Bài viết này có chứa những dữ liệu từ Dữ kiện thế giới của CIA, và vì nó là ấn bản chính phủ Hoa Kỳ, nó thuộc phạm vi công cộng.

Liên kết ngoài

Tags:

Nguồn dữ liệu cho Factbook The World FactbookBản quyền The World FactbookTần suất cập nhật và sẵn có The World FactbookNhững thực thể trong Dữ kiện thế giới The World FactbookNhững điều kỳ quặc và tranh cãi The World FactbookSố ISBN The World FactbookThe World FactbookCơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)Danh sách quốc giaHoa KỳInternational Standard Serial NumberTiếng Việt

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Sở Kiều truyện (phim)Quan hệ tình dụcDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ)Hoàng Văn TháiQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamToán họcQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách biện pháp tu từÝ thức (triết học)Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhLý Tự TrọngLiên QuânTrịnh Tố TâmBóng đáTranh Đông HồVăn Miếu – Quốc Tử GiámĐắk NôngAndroid (hệ điều hành)Bộ Quốc phòng (Việt Nam)Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamRừng mưa AmazonĐại học Bách khoa Hà NộiHoàng tử béMười hai con giápFIFANguyễn Duy NgọcDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânKhang HiMao Trạch ĐôngCửa khẩu Mộc BàiChủ nghĩa cộng sảnThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamGallonPhan Văn KhảiKlemens von MetternichKinh tế Hoa KỳVladimir Vladimirovich PutinTần Chiêu Tương vươngSố phứcBitcoinĐiện Biên PhủSamuraiElizabeth IIChiến tranh Đông DươngCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuĐông TimorBảo ĐạiTsar BombaCông thức 1SécGoogle DịchQuân đội nhân dân Việt NamHoa hồngDế Mèn phiêu lưu kýKinh tế Nhật BảnLê Hồng PhongMặt TrăngTài xỉuLGBTH'MôngKhánh HòaTrần Quốc ToảnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCVinamilkMai (phim)Kim Soo-hyunTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamRét nàng BânThích Nhất HạnhThái BìnhNguyễn Văn NênGia Cát LượngRobert OppenheimerNguyễn Ngọc Tư🡆 More