Củ Cải Ngọt: Loài thực vật

Củ cải ngọt (tên khoa học: Beta vulgaris) là một loài thực vật thuộc họ Chenopodiaceae mà ngày nay thuộc họ Dền.

Tùy thuộc vào giống cây trồng mà có thể có các tên khác như củ cải đường, củ dền... Đây là loài có nhiều giống cây trồng khác nhau, dùng để lấy củ để sản xuất đường, lấy củ và lá để làm thức ăn cho người hoặc thức ăn chăn nuôi.

Củ cải ngọt
Củ Cải Ngọt: Khóa phân loại, Sử dụng, Cây củ cải đường
Beta vulgaris subsp. vulgaris
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Thực vật
(không phân hạng)Thực vật có hoa
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Core eudicots
Bộ (ordo)Caryophyllales
Họ (familia)Amaranthaceae
Phân họ (subfamilia)Betoideae
Chi (genus)Beta
Loài (species)B. vulgaris
Danh pháp hai phần
Beta vulgaris
L.

Củ cải ngọt nói chung có củ màu đỏ tía đậm nhưng cũng có một số giống có củ màu vàng hoặc sọc đỏ trắng.

Khóa phân loại Củ Cải Ngọt

Có ba phân loài điển hình đã được công nhận. Tất cả các giống cây trồng đều thuộc phân loài Beta vulgaris subsp. vulgaris. Hai phân loài hoang dại là Beta vulgaris subsp. maritima phân bố ở khu vực Địa Trung Hải, duyên hải Đại Tây Dương thuộc châu Âu, vùng Cận Đông, Ấn Độ và Beta vulgaris subsp. adanensis, phân bố từ Hy Lạp đến Syria.

Củ Cải Ngọt: Khóa phân loại, Sử dụng, Cây củ cải đường 
Rau chard thân vàng (cùng với rau kale lá tía.

Một số thứ và giống được trồng trọt:

  • B. v. ssp. vulgaris convar. cicla (cải ăn lá: rau cải cầu vồng hay cải củ dền tiếng Anh: chard) - Nhóm này được coi là được thuần hóa tại Địa Trung Hải sau đó lan sang Trung Đông, Ấn Độ rồi đến Trung Hoa vào cuối thế kỷ 9. Nhóm này cũng được dùng làm cây thuốc trong thời kì Hy Lạp cổ đại và châu Âu Trung cổ. Nhu cầu sử dụng loại rau này giảm đi khi xuất hiện rau chân vịt.
    • B. v. ssp. v. convar. cicla. var. cicla - Lá của thứ này được nấu giống như với rau chân vịt.
    • B. v. ssp. v. convar. cicla. var. flaviscens - Thứ này có gân lá dày, thường được nấu riêng.
  • B. v. ssp. vulgaris convar. vulgaris (cải lấy củ)
    • B. v. ssp. v. convar. vulgaris var. crassa (mangelwurzel) - Thứ này xuất hiện từ thế kỉ 18, củ làm thức ăn cho gia súc.
    • B. v. ssp. v. convar. vulgaris var. altissima (củ cải đường) - Đây là loại cây trồng thương mại, chứa hàm lượng sacaroza cao, dùng để chế biến đường ăn. Thứ này xuất hiện ở Đức từ cuối thế kỉ 18 sau khi người ta phát hiện củ của chúng chứa đường, vào năm 1747.
    • B. v. ssp. v. convar. vulgaris var. vulgaris (củ dền) - Thứ này củ có màu đỏ đặc trưng, thường dùng ở Đông Âu để nấu súp.

Sử dụng Củ Cải Ngọt

Thực phẩm

Củ cải ngọt tươi, 100g
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng180 kJ (43 kcal)
9.56 g
Đường6.76 g
Chất xơ2.8 g
0.17 g
1.61 g
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
lutein zeaxanthin
0%
2 μg
0%
20 μg
0 μg
Thiamine (B1)
3%
0.031 mg
Riboflavin (B2)
3%
0.040 mg
Niacin (B3)
2%
0.334 mg
Acid pantothenic (B5)
3%
0.155 mg
Vitamin B6
4%
0.067 mg
Folate (B9)
27%
109 μg
Vitamin C
5%
4.9 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
1%
16 mg
Sắt
4%
0.80 mg
Magnesi
5%
23 mg
Phosphor
3%
40 mg
Kali
11%
325 mg
Kẽm
3%
0.35 mg
Other constituentsQuantity
Nước87.58g
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành, ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.

Thuốc

Củ Cải Ngọt: Khóa phân loại, Sử dụng, Cây củ cải đường 
Củ cải ngọt với các màu khác nhau.
Củ Cải Ngọt: Khóa phân loại, Sử dụng, Cây củ cải đường 
Cải biển (Beta vulgaris subsp. maritima), dạng hoang dại tổ tiên của các giống cây trồng.

Cây củ cải đường Củ Cải Ngọt

Năm 1747, Andreas Marggraf đã tách được đường từ cây củ cải ngọt với hàm lượng khoảng 1,3-1,6%. Ông đã chứng minh được rằng loại đường này giống như đường từ cây mía. Học trò của ông là Franz Karl Achard đã xác định được 23 thứ B. v. ssp. v. convar. vulgaris var. crassa có chứa đường và đã chọn một dòng địa phường từ Saxony-Anhalt, Đức. Một người tên là Koppy và con trai ông đã chọn tiếp được một dòng có củ hình nón, màu trắng. Dòng này chứa hàm lượng đường đến 6%. Dòng được chọn này là tổ tiên của các giống củ cải đường hiện đại.

Năm 1840, khoảng 5% lượng đường trên thế giới được sản xuất từ củ cải đường, đến năm 1880 con số này đã lên đến 50%.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Khóa phân loại Củ Cải NgọtSử dụng Củ Cải NgọtCây củ cải đường Củ Cải NgọtCủ Cải NgọtCủ cải đườngCủ dềnGiống cây trồngHọ Dền

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

KuwaitĐại dươngNhà HồTrùng KhánhNhà máy thủy điện Hòa BìnhBảy mối tội đầuHưng YênChiến tranh Việt NamDanh sách Tổng thống Hoa KỳFQuân lực Việt Nam Cộng hòaCửu Long Trại ThànhNúi lửaTừ mượn trong tiếng ViệtXabi AlonsoHồ Chí MinhVòm SắtĐạo giáoThomas EdisonĐường sắt đô thị Hà NộiXHamsterQuần thể danh thắng Tràng AnSơn LaGia KhánhVăn hóaTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCNguyễn Thị Ánh ViênNhà ThanhTrần Đại QuangĐào Duy TùngCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamHậu GiangLiên QuânThái LanBDSMNhà bà NữPhạm Quý NgọNguyễn Vân ChiLionel MessiTrang ChínhThế hệ ZKinh tế ÚcĐồng (đơn vị tiền tệ)Hiệp định Genève 1954NướcNam CaoNick VujicicSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Xuân QuỳnhLê Long ĐĩnhHuếNhà TốngNhật ký trong tùLuis Enrique (cầu thủ bóng đá)Chủ tịch Quốc hội Việt NamNew ZealandHarry KaneĐà NẵngDế Mèn phiêu lưu kýBộ Công an (Việt Nam)Giải bóng đá Ngoại hạng AnhLê Đại HànhĐạo hàmThánh GióngHọ người Việt NamQuốc kỳ Việt NamDragon Ball – 7 viên ngọc rồngLàoKim ĐồngLưới thức ănAi CậpKhởi nghĩa Hai Bà TrưngDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Văn hóa Việt NamGiải vô địch bóng đá châu ÂuHarry PotterQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt Nam🡆 More