Cộng Hòa Nhân Dân Belarus

Cộng hoà Nhân dân Belarus (tiếng Belarus: Белару́ская Наро́дная Рэспу́бліка, , chuyển tự Biełarúskaja Naródnaja Respúblika, BNR; tiếng Nga: Белору́сская Наро́дная Респу́блика, chuyển tự Belorusskaja Narodnaja Respublika), trong lịch sử gọi là Cộng hòa Dân chủ Bạch Nga (tiếng Đức: Weißruthenische Volksrepublik) là một nỗ lực thất bại trong việc thành lập nhà nước Belarus trên lãnh thổ do Quân đội Hoàng gia Đức kiểm soát trong Thế chiến I.

Cộng hoà Nhân dân Belarus tồn tại từ 1918 đến 1919.

Cộng hòa Nhân dân Belarus
1918–1919

Quốc caВаяцкі марш
(tiếng Việt: "Cuộc diễu hành của những chiến binh")
Tổng quan
Vị thếCông nhận hạn chế
Chính phủ lưu vong từ năm 1919
Thủ đô1918:  Minsk · Vilna
1918–1919:  Hrodna
Capital-in-exile1919–1923  Kaunas

1923–1945  Prague
1948–1970  Paris
1970–1983  Toronto

1983–nay  Vancouver
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Belarus
Tiếng Nga
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận sử dụng:
Tiếng Ba Lan
Tiếng Yiddish
Chính trị
Chính phủCộng hòa
Chủ tịch Rada 
• 1918–1919
Jan Sierada
• 1919
Piotra Krečeŭski
Chủ tịch lưu vong 
• 1919–1928 (đầu tiên)
Piotra Krečeŭski
• 1997–hiện tại
Ivonka Survilla
Lịch sử
Thời kỳThế chiến I
• Thành lập
9 tháng 3, 1918
1919
Kinh tế
Đơn vị tiền tệRúp
Mã ISO 3166BY
Tiền thân
Kế tục
Cộng Hòa Nhân Dân Belarus Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva - Belorussia Cộng Hòa Nhân Dân Belarus
Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan Cộng Hòa Nhân Dân Belarus
Chính phủ lưu vong Belarus Cộng Hòa Nhân Dân Belarus

CHND Belarus được thành lập vào ngày 9 tháng 3 năm 1918 ở Minsk bởi các thành viên của Ủy ban Điều hành của Đại hội Toàn dân Đầu tiên của Belarus, và hai tuần sau vào ngày 25 tháng 3 năm 1918, Cộng hoà Nhân dân Belarus tuyên bố độc lập. Năm 1919, nhà nước này cùng tồn tại với một chính quyền cộng sản ở Belarus (CHXHCNXV Byelorussia), về sau trở thành một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva - Belorussia và di chuyển trụ sở chính phủ đến VilniusHrodna, nhưng đã không còn tồn tại do sự chiếm giữ toàn bộ lãnh thổ Belarus bởi Ba LanBolshevik trong Chiến tranh Liên Xô-Ba Lan (1919-1921). Hiện tại, chính phủ của họ đang lưu vong và là chính phủ lưu vong lâu đời nhất còn hoạt động.

Biểu tượng Cộng Hòa Nhân Dân Belarus

Một lá cờ quốc gia gồm ba sọc (trắng-đỏ-trắng) đã được thông qua, cũng như một con dấu nhà nước (Pahonia) dựa trên biểu tượng của Đại công quốc Lietuva.

Lưu vong Cộng Hòa Nhân Dân Belarus

Vào tháng 12 năm 1918, quân đội Đức rút lui khỏi lãnh thổ Belarus và Hồng quân đến chiếm đóng nơi này và thành lập Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Byelorussia. Rada (Hội đồng) Cộng hòa Nhân dân Belarus chuyển đến Grodno, trung tâm của một khu vực Belarus bán tự trị trong Cộng hòa Litva. Trong năm 1919–1920, Rada buộc phải lưu vong và tạo điều kiện cho một cuộc đấu tranh chống Cộng sản trong nước trong những năm 1920.

Năm 1925, Rada lưu vong Cộng hòa Dân chủ Belarus (Rada BDR) đã thảo luận về việc từ bỏ quyền lực của mình để ủng hộ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia kiểm soát phần phía đông của Belarus. Mặc dù nhiều thành viên của chính phủ dân chủ ủng hộ ý tưởng này, đề xuất không được chấp thuận.

Trong Thế chiến II, chính phủ Belarus lưu vong có trụ sở Prague, từ chối hợp tác với Đức Quốc xã hoặc với Rada Hội đồng trung ương Belarus (chính phủ bù nhìn của Đức) tuyên bố hỗ trợ Đồng Minh phương Tây.

Hồng quân tấn công Đức năm 1945 đã buộc Rada Cộng hòa Nhân dân Belarus phải di dời đến khu vực phía tây của Đức, bị chiếm giữ bởi quân đội AnhMỹ. Vào tháng 2 năm 1948, Rada đã thông qua một bản tuyên ngôn đặc biệt, qua đó tuyên bố trở lại hoạt động. Vào tháng 4 năm 1948, Rada cùng với đại diện của những người tị nạn sau chiến tranh Belarus, đã tổ chức một hội nghị tại Osterhofen, Bavaria.

Sau khi Liên Xô tan rã vào những năm 1990, các chính phủ lưu vong tương tự của các nước láng giềng (Litva, Ba Lan và các nước khác) đã trao lại quyền lực của mình cho các chính phủ độc lập tương ứng.

Sau khi tuyên bố độc lập của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia năm 1990, Rada đã tuyên bố sẵn sàng trao lại vị thế của mình cho một quốc hội dân chủ của Belarus. Quốc hội Belarus thời đó đã được bầu dưới sự kiểm soát của Liên Xô. Tuy nhiên, những kế hoạch này đã bị hủy bỏ sau khi tổng thống Alexander Lukashenko được bầu vào năm 1994 và thành lập chế độ độc tài kèm theo sự trở lại chính sách của Liên Xô đối với ngôn ngữ và văn hóa Belarus.

Rada BNR vẫn tồn tại như một chính phủ lưu vong và cố gắng vận động vì lợi ích của cộng đồng người Belarus ở các quốc gia nơi có đại diện của nó.

Kể từ cuối những năm 1980, ngày 25 tháng 3 (Ngày Độc lập của Cộng hòa Dân chủ Belarus) được tổ chức rộng rãi bởi phe đối lập dân chủ quốc gia Belarus là Ngày Tự do (tiếng Belarus: Дзень волі). Nó thường đi kèm với các cuộc biểu tình của phe đối lập đông đảo trong Minsk và bởi các sự kiện lễ kỷ niệm của các tổ chức cộng đồng người Belarus ủng hộ chính phủ lưu vong.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Biểu tượng Cộng Hòa Nhân Dân BelarusLưu vong Cộng Hòa Nhân Dân BelarusCộng Hòa Nhân Dân BelarusBelarusBạch NgaChiến tranh thế giới thứ nhấtLục quân Đế quốc ĐứcTiếng BelarusTiếng NgaTiếng Đức

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Vladimir Vladimirovich PutinBảo Anh (ca sĩ)Nhà HánTôn giáoQuần đảo Hoàng SaCà MauAC MilanChữ NômNguyễn Nhật ÁnhThegioididong.comLa LigaQuốc hội Việt Nam khóa VITrần Đăng Khoa (nhà thơ)Minh Thái TổMaría ValverdeDanh sách nhân vật trong One PieceHoàng tử béDuyên hải Nam Trung BộNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuManchester City F.C.Liếm dương vậtĐạo giáoLịch sửCanadaSông HồngPhan Đình TrạcAngolaĐiêu khắcChăm PaNhà Hậu LêHồi giáoKhí hậu Việt NamBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamHalogenTrung du và miền núi phía BắcTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCHà LanĐài LoanChính phủ Việt NamBiểu tình Thái Bình 1997Nguyễn Minh Quang (cầu thủ bóng đá)Đạo hàmNorthrop Grumman B-2 SpiritManchester United F.C.Trấn ThànhỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamArsenal F.C.Nguyễn TuânEntropyKhông gia đìnhVũ Thanh ChươngNepalNgày Quốc tế Lao độngĐồng bằng sông Cửu LongLiên QuânPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Quân đội nhân dân Việt NamĐạo Cao ĐàiBình Ngô đại cáoDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủTrương Mỹ HoaTân Hiệp PhátPhan Bội ChâuDanh sách tỷ phú thế giớiBảo ĐạiHòa BìnhBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamSa PaTom và JerryReal Madrid CFHiếp dâmChùa Thiên MụLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳThánh địa Mỹ SơnAcetonNguyễn Văn NênTrần Thái Tông🡆 More